Kỷ luật tích cực: Con cũng là “người thầy” của ba mẹ

Tác giả bài viết

Với mong muốn đồng hành cùng phụ huynh trong hành trình nuôi dạy con bằng sự thấu hiểu và yêu thương, The Dewey Schools đã tổ chức buổi tọa đàm “Kỷ luật không nước mắt” – một cuộc trò chuyện gần gũi nhưng sâu sắc với PGS.TS. Lê Văn Hảo, nguyên Phó viện trưởng viện tâm lý học – Viện hàn lâm KHXH Việt Nam, chị Phạm Thị Thùy Ninh – Phụ huynh The Dewey Schools – học viên khóa học Làm cha mẹ tích cực và cô Nguyễn Thu Hằng – Giáo viên The Dewey Schools với nhiều năm kinh nghiệm thực hành Kỷ luật tích cực trong lớp học. 

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-01

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-02

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-04

Talk show bắt đầu bằng một trích đoạn trong chương trình “Cha mẹ thay đổi” trên VTV7, đặt ra một câu hỏi khiến các bậc Phụ huynh phải suy ngẫm, đó là liệu những lời quát mắng của mình có đang làm tổn thương con trẻ? Trả lời cho câu hỏi đó, chị Phạm Thị Thùy Ninh không ngại chia sẻ câu chuyện của bản thân: “Giống như mọi ba mẹ khác, mình từng quát mắng Trí Dũng rất nhiều. Nhưng một ngày khi thấy con cũng quát mắng các em họ y như vậy, mình mới nhận ra mình đã sai. Và đó là lúc mình thấy mình cần phải thay đổi.”

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-03

Với hơn 30 năm kinh nghiệm, PGS.TS Lê Văn Hảo nhấn mạnh, “kỷ luật” là huấn luyện, không phải trừng phạt. Kỷ luật tích cực là một hình thức trao đổi hai chiều, ba mẹ dạy con, và chính con cũng đang dạy ba mẹ. “Khi ta yêu cầu con tôn trọng mình thì ngược lại, cũng hãy tôn trọng con. Hãy hỏi ý kiến của con, cho con sự lựa chọn. Đứa trẻ cần hiểu lý do tại sao mình không được làm điều này, thay vì “phải” tuân theo mọi chỉ thị của cha mẹ. Ba mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho con. Đừng cảm thấy phiền khi con đặt câu hỏi, bởi đây là lúc con hình thành tư duy độc lập, nền tảng cho quá trình học tập và khám phá thế giới sau này.”

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-05

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-06

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-07

Không chỉ dừng ở lý thuyết, talk show còn tạo cơ hội để phụ huynh thực hành Kỷ luật tích cực với những tình huống quen thuộc trong gia đình, như khi con ăn vạ, con không tự giác học, hay con cãi lại và không hợp tác. Dưới sự dẫn dắt của PGS.TS. Lê Văn Hảo, các nhóm phụ huynh đã cùng nhau tìm ra cách ứng xử nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.

Chị Phạm Thị Thu Hiền – phụ huynh tham dự talk show chia sẻ: “Buổi hôm nay thật sự đã giải quyết được rất nhiều khúc mắc trong tôi. Tôi cảm thấy rất tâm đắc một câu nói của thầy Hảo: ‘Mình đừng cho mình là đúng. Đôi khi cách con phản ứng lại chính là cách con đang dạy mình, là cách để mình hiểu con’.”

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-10

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-13

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-09

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-11

Ở góc độ nhà trường, cô Nguyễn Thu Hằng cũng đã chia sẻ kinh nghiệm áp dụng Kỷ luật tích cực trong môi trường lớp học tại The Dewey Schools. Mỗi giáo viên hiểu rõ tính cách, khả năng của từng em. Khi Học sinh có những hành vi chưa phù hợp, thay vì áp đặt hình phạt, giáo viên cùng học sinh trò chuyện để hiểu nguyên nhân, giúp các em tự đánh giá hậu quả và đề xuất giải pháp điều chỉnh. Sự thay đổi dù nhỏ – như lời xin lỗi, hành động giúp đỡ bạn – đều được ghi nhận, khuyến khích, để học sinh cảm thấy có trách nhiệm và động lực phát triển.

 

tọa-đàm-Kỷ-luật-không-nước-mắt-08

Kỷ luật tích cực không phải là một giải pháp tức thì, mà là một hành trình bền bỉ, cần sự đồng hành giữa gia đình và nhà trường. Khi được lắng nghe, tôn trọng và yêu thương, mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Tác giả bài viết

Bài viết liên quan