Các tổ hợp thi tốt nghiệp THPT đã được bổ sung thêm nhiều khối thi mới nhằm đáp ứng nguyện vọng xét tuyển Đại học của học sinh. Chắc hẳn có nhiều người còn đang thắc mắc khối M có những môn học nào? Các ngành học và cơ hội việc làm sau khi ra trường dành cho sinh viên thi khối M? Bài viết này sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của các bạn, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khối thi này.
Tổng quan về khối M
Khối M là tổ hợp khối thi năng khiếu, dành cho những ai đăng ký xét tuyển vào các ngành thuộc Sư phạm. Do đặc thù đào tạo nên khối M bao gồm 3 môn thi bắt buộc là: Toán, Ngữ văn và Năng khiếu. Ở bài thi Năng khiếu, thí sinh sẽ phải thực hiện một trong các phần thi gồm: Đọc diễn cảm, kể chuyện, hát.
Riêng ngành Giáo dục mầm non đào tạo bằng tiếng Anh, điều kiện xét tuyển còn bao gồm điểm thi tiếng Anh THPT. Đối với các bài thi năng khiếu, điểm được tính theo nhân hệ số 2.
Dựa theo chuyên ngành và đặc thù chương trình đào tạo mà mỗi trường có thể đưa ra yêu cầu xét tuyển bằng nhiều khối thi khác nhau thuộc khối M. Trong đó, khối M00 cũng là khối thi được nhiều học sinh lựa chọn.
Vậy khối M00 gồm những môn nào?
Đây là khối thi đã được điều chỉnh bao gồm các môn thi: Toán, Ngữ văn, Hát và Đọc diễn cảm. Với tổ hợp thi này, các bạn có thể đăng ký vào các chuyên ngành như Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non và Giáo dục đặc biệt. Ta có thể liệt kê nhiều khối thi khác thuộc khối M như:
- Khối M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
- Khối M02: Toán, Năng khiếu 1 (kể chuyện, đọc diễn cảm), Năng khiếu 2 (hát)
- Khối M03: Ngữ văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- Khối M04: Toán, Đọc diễn cảm, Hát
- Khối M09: Toán, Năng khiếu mầm non 1, Năng khiếu mầm non 2
- Khối M10: Toán, Tiếng anh, Năng khiếu 1
- Khối M11: Ngữ văn, Tiếng anh, Năng khiếu báo chí
- Khối M13: Toán, Sinh học, Năng khiếu
- Khối M14: Toán, Ngữ văn, Năng khiếu báo chí
- Khối M15: Ngữ văn, Tiếng anh, Năng khiếu báo chí
- Khối M16: Ngữ văn, Vật lý, Năng khiếu báo chí
- Khối M17: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí
- Khối M18: Toán, Ngữ văn, Năng khiếu ảnh báo chí
- Khối M19: Ngữ văn, Tiếng anh, Năng khiếu ảnh báo chí
- Khối M20: Ngữ văn, Vật lý, Năng khiếu ảnh báo chí
- Khối M21: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu ảnh báo chí
- Khối M22: Toán, Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình
- Khối M23: Ngữ văn, Tiếng anh, Năng khiếu quay phim truyền hình
- Khối M24: Ngữ văn, Vật lý, Năng khiếu quay phim truyền hình
- Khối M25: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu quay phim truyền hình
Nên xét tuyển vào các trường nào?
Do đặc thù của khối M tập trung vào các môn năng khiếu như hát, đọc diễn cảm, kể chuyện nên đa số các bạn học sinh đều lựa chọn khối M để xét tuyển vào các chuyên ngành Sư phạm. Sau đây là tổng hợp danh sách các trường Đại học, Cao đẳng tại Việt Nam có chương trình đào tạo và tuyển sinh các ngành học bằng khối M mà các bạn học sinh có thể tham khảo, từ đó lựa chọn được ngôi trường phù hợp.
>>> Xem thêm: Khối M00 gồm những môn nào? Các trường đại học xét tuyển khối M00
Các trường xét tuyển khối M ở khu vực miền Bắc
Tại khu vực miền Bắc, cơ hội lựa chọn các ngành học và các trường Đại học tuyển sinh khối M là vô cùng đa dạng. Có rất nhiều khối thi thuộc khối M mà bạn có thể đăng ký như khối M01, M03, M05, M07, M09, M10, M11,…
Các trường có ngành học xét tuyển bằng khối M có thể kể đến là:
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (cơ sở 1 và 2)
- Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Trường Đại học Hạ Long
- Trường Đại học Hải Phòng
- Trường Đại học Tân Trào
- Trường Đại học Tây Bắc
- Trường Đại học Hoa Lư
- Trường Đại học Hùng Vương
- Trường Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
- Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh
- Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc
- Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái
- Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn
- Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên
Các trường xét tuyển khối M ở khu vực miền Trung
Tại miền Trung, các trường tuyển sinh khối M đa số đều là các trường Sư phạm hoặc có đào tạo những chuyên ngành liên quan đến Sư phạm. Bạn có thể tìm hiểu về tiêu chí xét tuyển, chương trình giảng dạy và lĩnh vực đào tạo của các trường dưới đây:
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Hồng Đức
- Trường Đại học Sư phạm Huế
- Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
- Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
- Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
- Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Các trường xét tuyển khối M ở khu vực miền Nam
Các ngành và các trường tuyển sinh, đào tạo khối M ở khu vực miền Nam khá đa dạng và phong phú, không thua kém khu vực phía Bắc. Tại đây, bạn có thể đăng ký xét tuyển vào các trường như:
- Trường Đại học Cần Thơ
- Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Trường Đại học Bạc Liêu
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Đồng Nai
- Trường Đại học Trà Vinh
- Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM
- Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước
- Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh
- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
- …
Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Với tổ hợp môn thi đa dạng, giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn khi đăng ký xét tuyển vào các khối, ngành Đại học/Cao đẳng, không có gì khó hiểu khi khối M luôn thu hút được nhiều thí sinh đăng ký. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp là vô cùng rộng mở. Khi theo học khối M, bạn sẽ được nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực về giáo dục, sư phạm và có cơ hội đảm nhận các vị trí như sau:
- Giảng dạy tại các trường Tiểu học, trường Mầm non công lập và tư thục, hoặc các trường chuyên đào tạo bằng ngoại ngữ
- Làm việc tại các phòng ban chuyên biệt, công tác tại trung tâm nghiên cứu, Sở Giáo dục, Viện Giáo dục,…
- Làm quản lý giáo dục
- Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên cả nước
- Nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục
- …
Bất cứ ngành nghề, khối thi nào cũng sẽ mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị và bổ ích khi bạn thực sự đam mê và mong muốn theo đuổi nó. Bạn có thể tìm hiểu, cân nhắc và lựa chọn khối M làm khối thi xét tuyển vào ngôi trường Đại học mà mình yêu thích.
>>> Xem thêm:
- Khối M01 gồm những ngành nào? Các trường Đại học tuyển sinh khối M01
- Khối D78 và những thông tin cần nắm trong kỳ thi ĐH 2023
- Khối C gồm những môn nào? Kinh nghiệm học khối C hiệu quả
Một vài lưu ý khi đăng ký xét tuyển bằng khối M
Các ngành nghề thuộc khối M luôn thu hút nguồn nhân lực cao. Để xét tuyển khối M thực sự có hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Tìm hiểu kỹ về ngành học, môi trường học tập, chương trình đào tạo
Trước khi đăng ký khối M hay bất kỳ khối thi nào khác, bạn cần tìm hiểu kỹ về ngành học mà mình muốn theo đuổi. Bạn có thể tham khảo những thông tin về chương trình giảng dạy, khung kiến thức, tiêu chí tuyển sinh, chất lượng đào tạo,… của các ngành thuộc khối M ở nhiều trường Đại học khác nhau, sau đó chọn ra ngôi trường phù hợp nhất với sở thích, đam mê và khả năng của mình.
Một môi trường học tập lý tưởng là nơi không chỉ dạy cho bạn những kiến thức và kỹ năng nền tảng, mà còn có thể giúp bạn phát triển tư duy và năng lực của bản thân, đem đến cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy, đừng ngần ngại tìm hiểu tất tần tật những thông tin cần thiết về các ngành, các trường trước khi lựa chọn xét tuyển khối M nhé!
Luôn cập nhật thông tin về hồ sơ dự thi, xét tuyển khối M
Theo quy chế tuyển sinh từ năm 2015, những ai đăng ký xét tuyển bằng khối M cần phải hoàn thành đúng mẫu đơn đăng ký dự thi môn năng khiếu và hồ sơ dự thi do các trường tuyển sinh yêu cầu. Mỗi trường Đại học sẽ có những tiêu chí riêng. Do đó, bạn nên thường xuyên theo dõi thông báo tuyển sinh được đăng trên website của các trường để cập nhật kịp thời những thông tin mới nhất.
Phần thi năng khiếu có thể diễn ra trước hoặc sau kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Trước khi nộp hồ sơ dự thi, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ thông tin cá nhân. Điều này sẽ giúp bạn kịp thời bổ sung, điều chỉnh những sai sót không đáng có. Sau khi nhận được giấy báo dự thi từ các trường, bạn cần lưu ý thời gian thi, những yêu cầu, thủ tục cần có trong buổi thi để thực hiện đầy đủ.
Ôn thi khối M một cách có hiệu quả
Đây là một điều quan trọng mà các sĩ tử không nên bỏ qua khi đăng ký xét tuyển Đại học. Vì đặc thù của khối M là khối thi năng khiếu nên ngoài điểm thi 2 môn văn hóa, bài thi năng khiếu cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng.
Ở phần thi hát/đọc diễn cảm/kể chuyện, thí sinh sẽ bốc thăm câu hỏi hoặc được tự chọn đề bài (tùy thuộc vào yêu cầu của từng ngành hoặc trường tuyển sinh). Việc chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin, bình tĩnh và tập luyện trước ở nhà sẽ giúp bạn hoàn thành bài thi của mình một cách tốt nhất.
Một số cách ôn thi hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng là:
- Dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về hình thức thi năng khiếu của trường mà mình xét tuyển
- Nếu có điều kiện, bạn có thể tham gia các lớp luyện thi năng khiếu để được hướng dẫn ôn tập theo chương trình cụ thể. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đăng ký học thêm theo số đông mà chưa tìm hiểu về chất lượng giảng dạy, môi trường học tập, đội ngũ giáo viên,…
- Đối với phần thi hát, bạn nên luyện tập một cách có điều độ, tập hát và thẩm âm theo đúng tiết tấu và giai điệu, đồng thời cần chú ý giữ gìn sức khỏe của mình
- Đối với phần thi đọc diễn cảm hoặc kể chuyện, bạn có thể luyện giọng đọc, ngôn ngữ cơ thể bằng cách đọc các mẫu truyện ngắn, những bài thơ được đăng trên Internet, sách giáo khoa,…
- Luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái và tự tin, tránh những áp lực không đáng có, phân bổ thời gian hợp lý giữa luyện tập và nghỉ ngơi, thư giãn
Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về ngành học và cơ hội việc làm đối với khối M. Nếu là một người mong muốn theo đuổi các chuyên ngành Sư phạm và có năng khiếu về nghệ thuật thì bạn hoàn toàn có thể thử sức với khối thi này.
>>> Xem thêm: