Khối D là một trong những khối ngành được đông đảo học sinh lựa chọn trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPTQG. Vậy liệu bạn đã biết khối D gồm những ngành nào và kinh nghiệm chọn ngành, chọn trường khối D hay chưa? Trong bài viết này, hãy cùng The Dewey Schools tìm hiểu một cách chi tiết và cụ thể nhé!
Tổng quan về khối D
Trước khi tìm hiểu khối D gồm những ngành nào, chúng ta sẽ tìm hiểu tổ hợp khối D bao gồm những môn nào. Khối D01 cơ bản gồm có 3 môn học chính: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Tuy nhiên, từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định mở rộng tổ hợp khối thi này. Theo đó, khối D bao gồm 99 khối thi khác nhau. Ngoài 3 môn học chính, danh sách khối D còn bổ sung thêm các môn học sau đây:
- Tổ hợp khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân
- Tổ hợp khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học và Sinh học
- Tiếng Nga
- Tiếng Nhật
- Tiếng Đức
- Tiếng Pháp
- Tiếng Trung
Như vậy, ta có thể thấy, các khối thi thuộc khối D rất đa dạng và bao gồm nhiều môn học khác nhau, trải dài từ lĩnh vực khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội. Điều này giúp các bạn học sinh có thêm nhiều sự lựa chọn về khối thi Đại học, từ đó tìm được khối thi phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân.
>>> Xem thêm:
Khối D gồm những ngành nào?
Với 99 khối thi khác nhau, bổ sung thêm nhiều môn học mới thì các ngành nghề thuộc khối D cũng rất phong phú, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh cũng như các bậc phụ huynh. Vậy cụ thể thì khối D gồm những ngành nào?
Cơ hội tìm ngành nghề, việc làm thuộc khối D là vô cùng đa dạng. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi phải sử dụng đến ngoại ngữ, hoặc cần áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội vào đời sống thực tiễn. Nhìn chung, khối D gồm có 8 nhóm ngành phổ biến nhất. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Khối D gồm những ngành nào – Nhóm ngành ngoại ngữ, văn hóa
Đây là nhóm ngành đầu tiên không thể bỏ qua khi nhắc đến những nhóm ngành thuộc khối D. Đặc trưng của nhóm ngành này là cần sử dụng thông thạo, giao tiếp bằng nhiều ngoại ngữ khác nhau, như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Pháp,…
Trong nhóm ngành này, ta có thể liệt kê một số ngành phổ biến nhất, bao gồm:
- Du lịch
- Đông phương học
- Quản trị kinh doanh
- Ngôn ngữ
- Văn hóa đối ngoại
- Nghiên cứu văn hóa, lịch sử
Các trường xét tuyển khối thi thuộc nhóm ngành ngoại ngữ, văn hóa gồm có: Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Huế, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, Đại học Văn hóa TP.HCM, Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM.
Nhóm ngành sư phạm và sư phạm kỹ thuật
Nhóm ngành sư phạm và sư phạm kỹ thuật rất đa dạng, bởi nó được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm ngoại ngữ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nhóm ngành này có những ngành nổi bật như:
- Sư phạm
- Tâm lý học
- Quốc tế học
- Kỹ thuật cơ khí
- Giáo dục chính trị
- Ngôn ngữ
- Chế tạo máy
Các trường Đại học đào nhóm ngành liên quan đến sư phạm – sư phạm kỹ thuật trên cả nước gồm có: Đại học Sư phạm Hà Nội (cơ sở 1 và 2), Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM,…
>>> Xem thêm:
- D66 gồm những môn nào? Chọn ngành nào để dễ xin việc?
- D03 gồm những môn nào? Nên học ngành gì có lương cao
- Khối D08 gồm những môn nào? Những lưu ý khi chọn ngành khối D08
Khối D gồm những ngành nào – Nhóm ngành báo chí và truyền thông
Nhóm ngành báo chí – truyền thông là nhóm ngành đa số xét tuyển các khối thi thuộc khối C và D, như: C01, D01, D03, D14, D15,… Tùy theo đặc thù đào tạo của từng ngành mà chương trình giảng dạy của các trường Đại học có thể tập trung vào việc đào tạo ngoại ngữ, kiến thức về khoa học xã hội.
Các ngành học tiêu biểu của nhóm ngành này bao gồm:
- Báo chí
- Quan hệ công chúng
- Truyền thông
- Quan hệ quốc tế
- Quảng cáo
- Truyền thông số
- …
Với những ngành học nêu trên, các bạn học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường Đại học như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học KHXH&NV Hà Nội, Đại học Khoa học Huế, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học KHXH&NV TP.HCM,…
Khối D gồm những ngành nào – Nhóm ngành khoa học – kỹ thuật
Hiện tại, ngoài các khối A, A01… thì nhóm ngành khoa học – kỹ thuật còn được bổ sung thêm các khối thi thuộc khối D. Đối với nhóm ngành này, các bạn có thể tham khảo một số ngành học phổ biến sau đây:
- Vật lý
- Sinh học
- Hóa học
- Công nghệ dệt may
- Kỹ thuật phần mềm
- Mạng máy tính
- Khoa học máy tính
Các trường Đại học đào tạo nhóm ngành khoa học – kỹ thuật bao gồm: Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM,…
Nhóm ngành xây dựng
Đối với các khối thi thuộc khối D, nhóm ngành xây dựng có những ngành học nổi bật như:
- Vật liệu xây dựng
- Công nghệ kỹ thuật
- Kỹ thuật môi trường
- Kỹ thuật cấp thoát nước
Để xét tuyển khối D vào các ngành học nói trên, bạn có thể tham khảo và tìm hiểu các trường Đại học như: Đại học Sư phạm Hà Nội (cơ sở 1 và 2), Đại học Xây dựng, Đại học Giáo dục, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM,…
Nhóm ngành luật – kinh tế – ngân hàng
Các ngành học trong nhóm ngành này thường xét tuyển nhiều khối thi thuộc khối d như D01, D03, D06, D90,…
Những ngành xét tuyển khối d có thể kể đến là:
- Luật (bao gồm luật dân sự, luật kinh doanh, luật thương mại quốc tế, luật quốc tế,…)
- Kế toán, kiểm toán
- Tài chính ngân hàng
- Kinh doanh quốc tế
- Quản trị kinh doanh
- Kinh tế đối ngoại
- Tài chính quốc tế
- Ngân hàng
- Logistics và chuỗi cung ứng
Các trường Đại học đào tạo nhóm ngành luật – kinh tế – ngân hàng là: Học viện ngoại giao, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Đà Nẵng,…
Khối D gồm những ngành nào – Nhóm ngành nông lâm
Nhóm ngành nông lâm chủ yếu xét tuyển các khối thi gồm D01, D07, D08, D10, D96. Các bạn có thể tham khảo một số ngành xét tuyển khối D như:
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên
- Kinh tế Nông nghiệp
- Lâm nghiệp đô thị
- Công tác xã hội
- Công nghệ sinh học
- Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
- …
Các trường Đại học xét tuyển khối D nhóm ngành nông lâm gồm có Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và Đại học Nông lâm TP.HCM.
Nhóm ngành giao thông
Để xét tuyển khối D vào nhóm ngành giao thông, các bạn học sinh có thể lựa chọn một trong những ngành học dưới đây:
- Kinh tế vận tải
- Kinh tế xây dựng
- Khai thác vận tải
- Kỹ thuật xây dựng
- Kỹ thuật cơ điện lực
- Kỹ thuật cơ khí điện lực
- Logistics
- Vận tải thương mại quốc tế
>>> Xem thêm:
- Các khối xét tuyển đại học hot nhất năm 2023 bạn không nên bỏ qua
- Góc giải đáp: Khối D90 gồm những môn nào? Nên học ngành gì?
- Khối D07 gồm những ngành nào? Top các ngành học triển vọng nhất 2023
Kinh nghiệm chọn ngành, chọn trường khối D dành cho học sinh
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong khối D gồm những ngành nào. Chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu và hình dung được những nhóm ngành có liên quan đến khối thi này. Ngoài việc tìm hiểu thông tin về các ngành nghề phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay thì việc chọn ngành, chọn trường khối d sao cho phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Năng lực, sở thích cá nhân, định hướng nghề nghiệp,…
Sau đây là một số kinh nghiệm lựa chọn ngành học, trường Đại học mà học sinh và các bậc phụ huynh có thể tham khảo để định hướng cho con em mình.
Thứ nhất: Xác định được sở trường, điểm mạnh, điểm yếu và đam mê của mình
Đây là yếu tố đầu tiên mà các bạn trẻ cần lưu ý trước khi lựa chọn bất kỳ khối thi hay ngành nghề nào. Việc xác định rõ sở trường và đam mê, sở thích của bản thân là vô cùng quan trọng, nó giúp bạn biết được mình thực sự yêu thích lĩnh vực, ngành học nào và có những kỹ năng nào phù hợp với ngành đó. Khi đã xác định được điều này, bạn sẽ có động lực để tìm hiểu, học hỏi và theo đuổi ngành nghề mà mình muốn hướng đến.
Bạn không cần thiết phải chọn ngành, chọn trường theo số đông hay lựa chọn chỉ vì đó là một ngành “hot”. Nếu không xác định rõ mục tiêu theo đuổi và năng lực, sở trường thực sự của bản thân thì lâu dần, bạn sẽ mất đi động lực và trở nên chán nản với ngành học của mình.
Thứ hai: Tham khảo ý kiến từ gia đình, thầy cô
Nếu như bạn vẫn còn đang loay hoay, chưa biết mình thực sự yêu thích và phù hợp với ngành học nào thì có thể lắng nghe ý kiến từ gia đình, thầy cô. Đó là những người có thể cho bạn những lời chia sẻ, lời khuyên hữu ích, tiếp thêm động lực và định hướng ngành nghề phù hợp với bạn. Bên cạnh đó, việc tâm sự, chia sẻ cùng bố mẹ, người thân, thầy cô cũng sẽ giúp bạn “gỡ rối” những câu hỏi, thắc mắc xoay quanh vấn đề chọn ngành, chọn trường Đại học.
Thứ ba: Chọn ngành trước, chọn trường sau
Chắc hẳn khi đăng ký nguyện vọng vào các trường Đại học, các bạn học sinh thường xuyên nhận được lời khuyên là “chọn ngành trước, chọn trường sau”. Đây là một ý kiến rất đúng đắn, vì chỉ khi xác định rõ ngành học mà bản thân muốn theo đuổi, bạn mới tìm hiểu và biết được mình có thực sự phù hợp với môi trường học tập của ngành đó hay không. Đừng chạy theo số đông hay chỉ tập trung tìm hiểu các trường Đại học top đầu mà quên đi việc xác định ngành học phù hợp với sở thích và năng lực của mình.
Thứ tư: Tham gia các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp
Đây là một cơ hội, trải nghiệm giúp bạn có thể tìm hiểu chi tiết về các ngành học, lĩnh vực mà mình quan tâm và yêu thích. Hiện nay, có nhiều trường Đại học lớn thường xuyên tổ chức ngày hội tư vấn, hướng nghiệp thường niên dành cho học sinh THPT như: Các trường thuộc ĐHQG Hà Nội, Đại Học Fulbright Việt Nam, Đại học RMIT, Đại học Bách khoa Hà Nội,…
Thông qua những chia sẻ hữu ích đến từ đội ngũ giảng viên, các hoạt động Open Day,… các bạn trẻ vừa được trải nghiệm, tìm hiểu về môi trường Đại học, vừa có thêm hành trang quý báu để từ đó xác định nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh đã hiểu được khối D gồm những ngành nào và tích lũy thêm kinh nghiệm khi lựa chọn ngành học khối D. Chúc các bạn trẻ sẽ gặt hái thật nhiều kết quả cao trong học tập!
>>> Xem thêm: