Khi không còn sợ sai, con được tỏa sáng theo cách riêng

Tác giả bài viết1

 “Mỗi học sinh đều có tài năng riêng. Và khi các em được đặt đúng môi trường, đúng cách tiếp cận, các em sẽ tỏa sáng theo cách riêng – không cần phải giống bất kỳ ai.” Đó không chỉ là tinh thần của chủ đề năm học “Vượt qua khuôn mẫu – Tạo lối đi riêng”, mà còn là niềm tin được thầy Lê Quang Tùng – giáo viên môn MDE cấp Tiểu học, chắt lọc từ hành trình thay đổi đáng quý của Lê Phương Nghi (2Osaka), cô học trò từng rụt rè trước mỗi trải nghiệm mới.

Gia nhập mái nhà Dewey Ocean Park ngay từ năm học đầu tiên, trước môi trường mới, những môn học chưa từng trải qua, Phương Nghi từng khá dè dặt và luôn là “người ngoài cuộc” trước những trải nghiệm mới. Đặc biệt là với môn Sáng chế MDE, nơi học sinh được tự tay thiết kế, chế tạo, trình bày những sản phẩm gắn liền với thực tiễn cuộc sống – mọi thứ với Nghi hoàn toàn xa lạ. Việc sử dụng thiết bị, tư duy kỹ thuật, lập trình hay chỉ đơn giản là trình bày ý tưởng trước bạn bè đều khiến con lo sợ bản thân sẽ không làm được.

Chân-dụng-học-sinh-Phương-Nghi-03

Cho đến một ngày, sự tò mò trong Phương Nghi được đánh thức khi em chứng kiến thầy Quang Tùng tạo ra một chiếc dù từ những vật liệu tái chế đơn giản. Khoảnh khắc nhỏ bé ấy đã thể hiện rõ triết lý giáo dục tại Dewey: không áp đặt, không đi theo khuôn mẫu, và khuyến khích Học sinh dám thử. Từ đó, Phương Nghi bắt đầu tự tay thử nghiệm với từng dụng cụ – không còn sợ làm sai – con thật sự muốn hiểu, muốn làm, và muốn khám phá.

Chân-dụng-học-sinh-Phương-Nghi-01

Mỗi trải nghiệm với môn MDE là nền tảng vững chắc để cô bạn mạnh dạn thử sức trong nhiều hoạt động: từ lần đầu dám lồng tiếng cho đoạn video, đến thiết kế mô hình mê cung, rồi tự tin hơn khi cùng bạn bè tham gia chế tạo thùng rác tái chế để dự thi triển lãm nghệ thuật sáng tạo D-Show 25. Đặc biệt, khi Phương Nghi đứng trên sân khấu ngày hội Science Fair, con đã tự tin trình bày nguyên lý hoạt động của mô hình núi lửa phun trào trước toàn hội trường.

Từ một cô bé từng nghĩ mình “không thể”, giờ đây Phương Nghi đã hiểu rằng con có thể. Trường học và các thầy cô Dewey không chỉ mang đến kiến thức, mà còn dạy Phương Nghi cách đối diện với thất bại, cách kiên trì vượt qua giới hạn của bản thân, và quan trọng nhất – trao cho học sinh niềm tin rằng sự khác biệt không phải là trở ngại, mà là tiềm năng cần được khơi dậy.

Chân-dụng-học-sinh-Phương-Nghi-02

Thầy Quang Tùng luôn tin rằng vai trò của người thầy không phải là “dạy để đúng”, mà là tạo nên những không gian để học sinh được thử, được sai và được phát triển theo cách riêng. Và chính nhờ phương pháp dạy học phân hóa theo tính cách, năng lực học sinh, cùng với sự đồng hành đầy tâm huyết từ thầy cô – một Phương Nghi rụt rè đã dần trở thành người học chủ động, đầy tò mò, sáng tạo và không ngừng khám phá.

Phương Nghi vẫn còn cả một chặng đường dài học tập phía trước, nhưng điều ý nghĩa là con có điểm xuất phát vững chắc – nơi con không bị đánh giá theo khuôn mẫu, mà được thầy cô tôn trọng, tin tưởng.

Tác giả bài viết

Bài viết liên quan