Không chỉ nhận đề bài có sẵn từ giáo viên, trong các tiết học, TDSers có thể tự đề xuất hoặc chọn đề tài và sản phẩm theo gợi ý của giáo viên, sau đó lựa chọn hình thức sản phẩm mà mình yêu thích để hoàn thành. Đó là cách mà Dạy học phân hóa mở ra thế giới học tập nhiều sắc màu, nơi mỗi học sinh có cơ hội phát triển theo cách riêng của mình.
Các phương pháp giảng dạy tại the The Dewey Schools có nền tảng khoa học từ triết lý giáo dục trải nghiệm. Với Dạy học phân hóa, giáo viên lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập bằng các trải nghiệm dựa trên mức độ sẵn sàng, sở thích hoặc phong cách học tập của từng em.
Cá nhân hóa trải nghiệm học tập
Dự án “Dấu lịch sử cận đại” không diễn ra theo cách cả lớp chỉ ngồi một chỗ ghi nhớ những mốc thời gian. Trên thực tế, với Bảng lựa chọn (Choice board) do giáo viên gợi ý, học sinh hào hứng quyết định cách thức và sản phẩm mình thực hiện:
◾ Thiết kế bài báo về cuộc Duy tân Minh Trị
◾ Tạo profile cho các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời cận đại
◾ Thiết kế infographic về cuộc cách mạng tư sản Pháp
Giáo dục trải nghiệm khuyến khích học sinh tham gia và học hỏi từ các hoạt động thực tế, tuy nhiên điều này có thể khó khăn nếu các bạn trong lớp có khả năng tiếp thu và phong cách học tập khác nhau. Dạy học phân hóa đảm bảo mỗi học sinh dù có năng lực khác nhau, đều được trao quyền chủ động trong việc lựa chọn cách học và sản phẩm cuối cùng, từ đó tạo ra sự hứng thú và khơi dậy đam mê với môn học.
Mỗi học sinh tỏa sáng theo cách riêng
5 tuần thực hiện dự án “Ca dao – Tiếng nói trữ tình nơi thôn dã” là khoảng thời gian các TDSers cùng nhau nghiên cứu và thảo luận để tạo ra những sản phẩm độc đáo từ ca dao. Đây cũng là chiến lược Lựa chọn sản phẩm (Product Options) của Dạy học phân hóa, cho phép học sinh thể hiện mức độ hiểu biết ở đa dạng hình thức phù hợp với tốc độ và thế mạnh của từng em:
◾ Trang trí sản phẩm thủ công như tranh vẽ, quạt, nón bằng các câu ca dao
◾ Tiết mục nhảy “Trống cơm” sôi động
◾ Viết kịch bản và trình diễn vở kịch trào phúng “Một đám ma”
Tất cả tạo nên một không gian nghệ thuật đậm chất dân gian mà mỗi học sinh có cơ hội dành thời gian suy ngẫm, khám phá vẻ đẹp và từng tầng nghĩa ẩn chứa trong giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Thay vì phải làm theo một khuôn mẫu, học sinh tự do thể hiện sự sáng tạo của bản thân thông qua các hình thức sản phẩm đa dạng. Đồng thời, các em được rèn luyện các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…
Dạy học phân hóa cũng giúp giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi phản hồi hoặc hướng dẫn phù hợp dựa trên năng lực và nhu cầu học tập với từng học sinh, giúp các em học hỏi một cách linh hoạt và phát triển sâu sắc hơn từ các trải nghiệm. Từ đó, thầy cô xây dựng nên một lớp học mà trong đó mỗi học sinh đều cảm thấy mình được tôn trọng, được hỗ trợ và khuyến khích học hỏi theo cách phù hợp nhất với bản thân. Đây chính là nền tảng giúp các em không chỉ “học” mà tìm được cách để “tự học”, và trưởng thành.
—————————-
“Get Students Moving” là chiến dịch do The Dewey Schools khởi tạo với những tuyến bài đa dạng xoay quanh không gian năng động, sáng tạo của “lớp học chuyển động” – nơi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, được tự do di chuyển, tương tác, kiến tạo trải nghiệm học tập theo cách của riêng mình. Sự dịch chuyển không chỉ hiện hữu qua những bước chân chủ động trên hành trình khám phá tri thức, mà còn được thể hiện qua thế giới tư duy không ngừng vận động của các em.
Tìm hiểu thêm về “lớp học chuyển động”: https://bit.ly/GetStudentsMoving