“Quá trình hô hấp hiếu khí, lên men axit lactic và lên men rượu có những điểm giống và khác nhau. Nghiên cứu dự án này đã giúp mình hiểu những câu hỏi như: “tại sao lại có bánh mì?” và “tại sao sữa chua lại chua như vậy?” Nó cũng khiến mình nhận ra rằng khoa học không chỉ có trong phòng thí nghiệm mà còn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.”
Đó là kết luận của nhóm Hiền Anh và Gia Huy – Học sinh Khối 8 Dewey khi thực hiện dự án tìm hiểu về men và hô hấp hiếu khí trong môn Khoa học Tiếng Anh của cô Rayshel Bulanon.
Trong dự án này, các em tập trung đi sâu tìm hiểu về cơ sở khoa học của sự lên men. Nếu như nhóm Hiền Anh, Gia Huy khám phá sự giống và khác nhau giữa quá trình lên men và hô hấp hiếu khí, các bạn khác lại mang tới thành quả nghiên cứu về sự hình thành men, tại sao nó cần thiết trong cuộc sống con người và đưa ra một số ví dụ cụ thể trong lĩnh vực thực phẩm. Phần trình bày của một nhóm khác, các em tập trung vào giải thích quá trình lên men và tìm hiểu cách thức mà quá trình này liên quan đến hô hấp hiếu khí.
Sản phẩm nghiên cứu dự án được các bạn Học sinh tự thiết kế và trình bày chỉn chu trên phần mềm Canva, sau đó thuyết trình trước cả lớp. Phương pháp học qua dự án trong môn Khoa học Tiếng Anh không chỉ giúp các em tiếp nhận kiến thức mới, trau dồi ngôn ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực Khoa học, mà còn khám phá và tìm kiếm năng lực bản thân trong nhiều lĩnh vực khác.
Môn Khoa học Tiếng Anh (English Science) là một trong các môn học đổi mới tại The Dewey Schools được chuyển giao và tích hợp chương trình từ trường Mount Vernon – Top 10 trường đổi mới sáng tạo nhất Hoa Kỳ.
- Cung cấp hệ thống kiến thức giáo dục khoa học toàn diện dựa trên tiêu chuẩn khoa học Mỹ (Next Generation Science Standards) với tất cả các cấp lớp. Học sinh được thử thách để khám phá ra các hiện tượng khoa học (không chỉ tìm hiểu về nó) và phát triển giải pháp cho các vấn đề liên quan ở cả địa phương và toàn cầu.
- Xây dựng khả năng hiểu biết về khái niệm và khả năng Anh ngữ của Học sinh trong tất cả các lĩnh vực nội dung: Khoa học vật chất; Sự sống; Trái đất/không gian và Kỹ thuật. Mỗi đơn vị học tập được thiết kế để dẫn dắt Học sinh đi sâu vào khám phá và hiểu biết khoa học. Trọng tâm là hiểu biết khái niệm (chất lượng), không phải số lượng kiến thức, nhằm chuyển đổi trọng tâm giáo dục khoa học của Học sinh Việt Nam từ học về kiến thức khoa học sang tìm hiểu, khám phá khoa học.
- Cung cấp nhiều cơ hội thực hành khoa học kỹ thuật, nơi Học sinh có cơ hội thể hiện tiếng nói và sự lựa chọn trong các dự án khoa học, kỹ thuật của mình.
- Sử dụng phương pháp Học qua dự án, Học tập truy vấn để Học sinh hình thành và tinh chỉnh các kiến thức của riêng mình. Bên cạnh đó, Học sinh thực hành mô hình tư duy Compass: Khám phá, xác định, thiết kế, triển khai để sau đó tìm ra câu trả lời và chia sẻ chúng tới cộng đồng.