Trẻ trong giai đoạn 5 – 10 tuổi cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sự phát triển hoàn thiện về trí tuệ, thể chất và sức khỏe, khả năng tiếp thu để học tập tốt. Thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học hỗ trợ chăm sóc và giúp các bé phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm như béo phì, tiểu đường, bệnh lý về hô hấp…
Vậy thực đơn như thế nào là chuẩn và cần đáp ứng nguyên tắc nào, cùng Dewey Schools tìm hiểu ngay sau đây cha mẹ nhé.
Theo nhiều nghiên cứu, bộ thực đơn chuẩn cho học sinh tiểu học đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng yêu cầu đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, dưỡng chất thiết yếu, cân bằng giúp trẻ khỏe mạnh, nâng cao khả năng phòng ngừa bệnh tật.
Tầm quan trọng của thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học đạt chuẩn
Khác với giai đoạn mầm non, khi bước vào tiểu học tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ có thể chậm lại, nhưng đây là thời điểm vàng cho sự phát triển trí não của trẻ, yêu cầu chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nhu cầu năng lượng hàng ngày của học sinh tiểu học phụ thuộc vào từng lứa tuổi, giới tính và hoạt động, dao động từ 1.400 – 2.400 calo bao gồm 3 bữa chính (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối) và 2 bữa phụ (bữa xế chiều và bữa trước khi đi ngủ).
Một thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học đạt chuẩn sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ:
- Về thể chất: Trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn để đáp ứng nhu cầu phát triển trí não giúp quá trình học tập tốt hơn.
- Về chiều cao: Nguồn năng lượng được nạp vào cơ thể trẻ giai đoạn tiểu học không tập trung cho sự phát triển thần mạnh về chiều cao như tuổi mầm non, mà tích trữ chuẩn bị cho sự phát triển nhanh vào thời điểm dậy thì. Do đó cần chú ý nguồn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ ở tiểu học.
- Về tâm lý: Trẻ bắt đầu có những biến đổi tâm lý phức tạp hơn so với giai đoạn trước, dễ nổi loạn trong việc ăn uống. Thực đơn bữa trưa cần chú ý đến sở thích để tránh hành vi phản kháng, từ chối những món ăn không hợp.
Hiện nay, phụ thuộc vào tác động của tình hình kinh tế làm hình thành nên 2 thực trạng dinh dưỡng khác nhau nhưng đều có sự nguy hại. Trường hợp trẻ dư thừa chất đặc biệt ở nhóm chất béo, đạm nhưng thiếu khoáng chất, vitamin làm xuất hiện trẻ em béo phì ngày càng nhiều. Người lại là nhiều tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi do thiếu năng lượng, chất béo, protein và các vi chất.
Như vậy, việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối và đầy đủ trên thực tế không đơn giản. Đòi hỏi chúng ta phải có sự quan tâm đúng mực và hiểu biết đầy đủ về kiến thức và kỹ năng. Bộ phận cung cấp bữa ăn học đường cần cung cấp bữa ăn không chỉ đảm bảo dinh dưỡng, mà cần thay đổi món ăn hàng ngày, đa dạng thực phẩm để tạo sự ngon miệng cho trẻ.
Thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học hỗ trợ chăm sóc trẻ khỏe mạnh
>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của dinh dưỡng học đường cho học sinh
Thực trạng bữa trưa cho học sinh tiểu học tại Việt Nam hiện nay
Việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ đặc biệt là lứa tuổi từ 5 -10 có vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển tối ưu các tiềm năng di truyền liên quan đến thể lực, tầm vóc và trí tuệ. Chính vì vậy vấn đề dinh dưỡng học đường, thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học tại Việt Nam hiện nay đang là vấn đề được toàn xã hội, nhất là phụ huynh vô cùng quan tâm. Tuy nhiên công tác dinh dưỡng, tổ chức bữa ăn học đường hiện tại còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc lên thực đơn, tính toán thành phần dinh dưỡng, cách tổ chức thực hiện…
Tại nhiều trường học trường học và cơ sở giáo dục học sinh ăn bán trú tại trường đáp ứng nhu cầu của các gia đình, thuận tiện cho cha mẹ làm việc. Các đơn vị thường tổ chức nấu ăn cho trẻ tại bếp ăn hoặc sử dụng suất ăn từ các công ty đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định cung cấp. Bữa ăn bán trú cho học sinh được cung cấp tối thiểu 3 món chính là món xào, món mặn và canh với thực đơn đổi mới mỗi ngày. Trong khẩu phần ăn có thể có thêm phần tráng miệng là trái cây theo mùa như dưa hấu, chuối, táo, lê…
Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh thường có thói quen ăn uống chưa phù hợp, thích đồ ăn nhanh, không thích ăn rau, ăn hải sản… Những người thực hiện công tác chế biến, phục vụ bữa ăn chưa có nhận thức đúng đắn về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của nhà trường chưa đầy đủ theo quy định, nên 1 số nơi chưa đảm bảo chất lượng phục vụ bữa ăn cho học sinh.
Theo khảo sát, 1 số trường chưa áp dụng thực đơn theo khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi của học sinh. Tỷ lệ trẻ được hướng dẫn trước và trong khi ăn ở các trường, cơ sở giáo dục chưa đồng đều, khu vực nông thôn, ngoại thành thấp hơn vùng trung tâm. Ngoài ra, còn thiếu các hoạt động ngoại khóa về giáo dục dinh dưỡng, chưa có quy trình hướng dẫn tổ chức bữa ăn thống nhất, đồng bộ.
Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn tại trường tiểu học nói riêng và học đường nói chung. Cần cải thiện thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học hợp lý, tổ chức bữa ăn ngon miệng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện kiến thức thực hành dinh dưỡng của trẻ, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý của đơn vị.
Thực đơn học đường cho học sinh tiểu học là vấn đề được phụ huynh quan tâm
Tiêu chuẩn thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học
Tùy điều kiện kinh tế, đặc điểm về văn hóa ẩm thực… mà mỗi trường học tại Việt Nam sẽ có thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học khác nhau. Trên thực tế nhiều đơn vị đầu tư nhiều thời gian, công sức phối hợp cùng các chuyên gia dinh dưỡng để lên thực đơn cho trẻ. Nhưng tiêu chuẩn chung về chế độ dinh dưỡng cho học sinh tiểu học phải đảm bảo như sau:
- Thực đơn bữa trưa không lặp lại trong từ 4 – 8 tuần
- Cấu trúc bữa ăn trưa và bữa phụ của trường tiểu học là:
- Bữa trưa: Bữa trưa gồm món mặn, món xào, cơm, canh và quả tráng miệng
- Bữa phụ: Bữa phụ gồm sữa và chế phẩm từ sữa (không đường hoặc ít đường)
- Thực đơn đảm bảo có trên 10 lợi thực phẩm, cụ thể:
- Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột: Đây là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng, chất xơ cho cơ thể như gạo, ngô, bún, bánh phở…
- Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm: Nhóm thực phẩm cung cấp đạm động vật từ thịt, cá, cua, tôm, trứng, sữa, hải sản… Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm thực vật từ lạc, đậu đỗ, vừng…
- Nhóm cung cấp chất béo: Chọn thực phẩm cung cấp chất béo từ động vật hoặc thực vật như thịt mỡ, bơ, mỡ cá, lòng đỏ trứng gà, bơ, dầu lạc, dầu oliu…
- Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất: Thực phẩm là loại rau củ an toàn, tươi ngon và quả chín từ 3 – 5 loại, khuyến cáo định lượng là 80 – 120g với học sinh tiểu học. Các loại rau xanh và quả chín còn là nguồn cung cấp chất xơ có tác dụng phòng xơ vữa động mạch, chống táo bón.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói như giò, xúc xích, chả lụa, lạp sườn
- Hạn chế sử dụng muối, đường
Tiêu chuẩn thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học không lặp lại trong 4 – 8 tuần
>>> Xem thêm: Quy định về an toàn thực phẩm trong trường học
Nguyên tắc thiết kế thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học
Ngoài tiêu chuẩn thực đơn, chúng ta cần quan tâm đến nguyên tắc thiết kế thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học như sau:
Thực đơn học đường phối hợp nhiều loại thực phẩm
Không có loại thực phẩm nào chứa đầy đủ và toàn diện các chất, trong khi cơ thể chúng ta cần nhiều loại dinh dưỡng với tỉ lệ khác nhau. Do đó trong bữa trưa cho học sinh tiểu học cần đa dạng thực phẩm, giúp tăng cường giá trị sử dụng thức ăn, kích thích vị giác, tránh nhàm chán và tạo hứng thú ăn uống. Bữa ăn trưa của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm với tỷ lệ thích hợp là nhóm thực phẩm cung cấp chất bột (đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, các loại thực phẩm có thể phân loại thành 8 nhóm:
- Nhóm 1 – nhóm lương thực (cung cấp tinh bột): Gạo, ngô, khoai, sắn…
- Nhóm 2 – nhóm hạt các loại: đậu,vừng, lạc, đỗ…
- Nhóm 3 – nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa: bơ, phô mai. kem, sữa chua…
- Nhóm 4 – nhóm thịt các loại, cá và hải sản: thịt, cá, cua, tôm, trứng, sữa…
- Nhóm 5 – nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng
- Nhóm 6 – nhóm củ quả màu vàng, màu đỏ, da cam: cà rốt, bí đỏ, bí ngô, gấc, cà chua hoặc rau tươi có màu xanh thẫm
- Nhóm 7 – nhóm rau củ quả khác như su hào, susu, củ cải…
- Nhóm 8 – nhóm dầu ăn, mỡ các loại (cung cấp chất béo): mỡ động vật, dầu thực vật
Phối hợp chất đạm, chất béo
Để đảm bảo nguồn chất đạm cần thiết cho cơ thể cần phối hợp tỷ lệ chất đạm, chất béo cân đối trong thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học. Tỷ lệ đạm động vật tối thiểu là ⅓ hoặc tốt hơn là ½ trên tổng lượng đạm trong bữa ăn hàng ngày. Trong khẩu phần ăn nên có vừng, lạc, thịt, cá, hải sản, trứng, sữa…
Chất béo từ đạm động vật và đạm thực vật là dung môi cho các vitamin tan trong dầu như K, D, A, E. Đây cũng là chất tham gia trong cấu trúc màng tế nào, điều hòa các hoạt động chức phận của cơ thể.
Thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học phải có chất đạm và chất béo
Phân bổ hợp lý giữa các bữa ăn
Các bữa ăn ở nhà và ở trường cần đảm bảo sự phân bố hợp lý. Với trường tiểu học không ăn bán trú hoặc ăn bán trú nhưng không có bữa phụ, trẻ cần được đảm bảo cung cấp tối thiểu 3 bữa chính/ ngày. Đặc biệt, không để trẻ nhịn ăn bữa sáng, bữa sáng và bữa trưa cung cấp đủ 35% nhu cầu năng lượng và bữa tối cung cấp 30% nhu cầu năng lượng của cả ngày.
Đối với trường tiểu học ăn bán trú có bố trí bữa phụ, một ngày có thể phân bố thành 4 bữa bao gồm:
- Bữa sáng cung cấp 25 – 35% nhu cầu năng lượng cả ngày
- Bữa trưa cung cấp từ 30 – 40%nhu cầu năng lượng cả ngày
- Bữa xế chiều cung cấp từ 5 – 10% nhu cầu năng lượng cả ngày
- Bữa tối cung cấp từ 25 – 30%nhu cầu năng lượng cả ngày
Món ăn dễ chế biến, đại trà
Khi thiết kế thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học, nên lựa chọn những món ăn dễ chế biến, đại trà để phù hợp với mọi học sinh như trứng, thịt, cá… Không nên chọn các món ăn cầu kỳ, phải sử dụng nhiều gia vị yêu cầu trình độ nấu nướng cao. Người làm việc trực tiếp chế biến món ăn cần được tập huấn thường xuyên về kiến thức dinh dưỡng để nâng cao chất lượng món ăn, đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Món ăn thường xuyên thay đổi, tạo nên sự mới lạ, hấp dẫn trong khẩu phần ăn của học sinh.
Dùng muối iod trong chế biến thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học
Mặc dù muối ăn là gia vị được sử dụng hàng ngày nhưng cơ thể con người chỉ cần lượng khá ít. Đặc biệt, khuyến cáo không nên ăn mặn để tránh nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh có hại cho sức khỏe như bệnh lý nguy hiểm liên quan đến thận, cao huyết áp… Nên sử dụng muối iod trong chế biến món ăn cho trẻ, kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn đảm bảo khối lượng dưới 150g muối/ người/ tháng, hướng tới khẩu vị nhạt dần.
Chọn món ăn dễ chế biến, đại trà để phù hợp với mọi học sinh
Sử dụng nguồn thực phẩm địa phương tại chỗ
Trong yêu cầu chọn thực phẩm chế biến thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học yêu cầu chọn loại tươi, đảm bảo an toàn, loại bỏ thực phẩm ôi thiu, dập nát. Nên ưu tiên thực phẩm địa phương theo mùa để giảm thiểu chi phí vận chuyển, hạn chế tác động xấu của quá trình vận chuyển từ xa đến. Giá thành thực phẩm có sẵn tại địa phương rẻ hơn, đồng thời sử dụng thực phẩm tại chỗ khuyến khích người sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế.
Uống đủ nước
Cơ thể cần được cung cấp đủ nước để đảm bảo cho quá trình chuyển hóa các chất, điều hòa thân nhiệt, đào thải độc tố vận chuyển chất dinh dưỡng. Nên khuyến khích trẻ uống đủ khoảng 1,5 lít nước/ ngày (khoảng 40mg/ kg cân nặng), thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Trường học cần đảm bảo cung cấp đủ nước uống cho học sinh trong thời gian học tập, sinh hoạt tại trường.
Cần hạn chế các em uống các loại nước có gas, nước ngọt đóng chai, nước có chứa chất kích thích không có lợi cho sức khỏe. Hãy kiểm soát đồ ngọt để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Một số ví dụ về thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học chuẩn
Giới thiệu một số ví dụ về thực đơn bữa trưa cho học sinh học tập tại trường tiểu học:
Menu tuần 1
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | |
Bữa trưa | Cơm; thịt gà sốt gia vị; canh bí xanh nấu tôm; bắp cải xào | Cơm, tôm rim thịt lợn, canh tôm nấu bầu, cải ngọt xào. | Cơm; thịt bò hầm khoai tây, cà rốt; canh thịt lợn chua và rau giá. | Cơm; trứng gà (vịt) hành lá; canh rau mồng tơi nấu thịt; đậu cove xào | Cơm; thịt lợn rim trộn muối lạc; canh ngao, rau cải; khoai tây, cà rốt xào |
Bữa phụ | Bánh gạo | Xôi thịt băm | Sữa chua | Mì gà | Dưa hấu |
Menu tuần 2
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | |
Bữa trưa | Cơm; thịt kho đậu rán; su hào, cà rốt xào thịt; canh cải nấu thịt | Cơm; thịt bò viên sốt cà chua; su su xào tỏi; canh cải cúc nấu thịt | Cơm; thịt gà rang gừng; cải bắp xào; canh bí nấu xương | Cơm rang; xúc xúc chiên; canh thịt, rau củ nấu chua | Cơm; cá basa tẩm bột chiên giòn; đậu tẩm hành; canh rau ngót nấu tôm |
Bữa phụ | Sữa hộp | Bánh bông lan | Kem Flan | Sữa tươi | Xôi chim |
Menu tuần 3
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | |
Bữa trưa | Cơm; bắp cải xào thịt heo; trứng đúc thịt; canh khoai tây, cà rốt nấu thịt | Cơm; thịt sốt cà chua; đậu cove xào thịt bò; canh rau cải nấu ngao | Cơm; su hào xào thịt heo; thịt rim tôm; canh bầu nấu tôm | Cơm; bí đỏ xào thịt bò; thịt gà rang; canh rau cải, thịt nạc | Cơm; cá sốt cà chua; canh cải cúc thịt heo; bầu xào thịt heo |
Bữa phụ | Mì gà | Cháo trứng thịt | Phở bò | Chuối tiêu | Bánh bao |
Menu tuần 4
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | |
Bữa trưa | Cơm; sườn xào chua ngọt; cải thảo xào thịt heo; canh rau ngót nấu tôm | Cơm; cá basa kho nghệ; cải bẹ xào thịt; canh bí đao thịt heo | Cơm; đậu đúc thịt; đậu đũa xào thịt; canh thơm cà nấu tôm | Cá diêu hồng chiên xù; rau muống xào thịt bò; canh đu đủ nấu xương | Cơm; thịt kho trứng; rau xào thập cẩm; canh bí đỏ nấu xương |
Bữa phụ | Phở gà | Bánh su kem | Rau câu sữa tươi | Bánh mì dăm bông | Mì thịt băm |
Như vậy bữa ăn của trẻ không chỉ là cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động, mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe lâu dài, sự phát triển trí tuệ, thể chất. Do đó chúng ta cần chú trọng tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức về dinh dưỡng và thấu hiểu tâm lý của trẻ để các bé luôn ăn uống vui vẻ, hứng thú.
Qua nội dung bài viết trên đây, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết thông tin thực đơn bữa trưa cho học sinh tiểu học thế nào là chuẩn, với các nguyên tắc theo quy định. The Dewey School hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích về suất ăn trường học mà các bạn đang quan tâm. Đừng quên theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật các thông tin mới mẻ, hữu ích nhé.
Nhiều phụ huynh quan tâm:
- Dinh dưỡng học đường: Tình trạng và cách cải thiện
- 6+ bệnh học đường thường gặp ở trường học có thể bạn không biết