“Mẹ có biết không, con rất yêu mẹ, dù có thể đánh đổi bằng cả tính mạng con cũng sẽ đánh đổi.”
– Trích lời thoại vở “Tình mẫu tử” trong Buổi Hồi báo “Đời”
Năm nay là năm đầu tiên của đội tuyển Kịch nghệ The Dewey Schools hoạt động nên cô Diệu Anh lựa chọn chủ đề của Buổi Hồi báo thật gần gũi với cuộc sống của các bạn Học sinh, để các bạn có thể nhìn thấy, có thể cảm nhận được.
Khởi nguồn của “Đời” trong buổi Hồi báo
Cô Diệu Anh đã chia sẻ rằng: “Tôi nghĩ “đời” là những thứ hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta, cũng có thể nói “đời” là cuộc sống hàng ngày. Vậy đời bao gồm những gì? Tôi nghĩ là đời sẽ trải nghiệm của 3 cung bậc cảm xúc chính: buồn, vui, tức giận
Một đời người, “cái bình thường” chiếm đến hai phần ba hoặc ba phần tư, nên “không bình thường” mới là hiếm, là quý. Nó có khả năng gieo mầm vào tương lai bởi vì sự sống trong nó luôn luôn rất mãnh liệt, rất triệt để. Sau những mặt không bình thường ấy, tôi rất thích cái bình thường, cái quen thuộc, mỗi lứa tuổi sẽ có cái sợ không bình thường khác nhau. Đó là lý chủ đề của buổi Hồi báo lần này có tên gọi là “ĐỜI”.
Buổi Hồi báo “Đời” tại The Dewey Schools có gì đặc biệt?
Tất cả những vở kịch trong hồi báo lần này đều là do Học sinh tự chọn, tự viết, tự đạo diễn và cùng nhau tập luyện suốt thời gian qua. Mỗi tác phẩm trên sân khấu là một tác phẩm chứa đựng tâm tư, tình cảm, mồ hôi, công sức của mỗi thành viên đội tuyển. Ở đây, các bạn được đóng nhiều vai cùng một lúc: khi là đạo diễn, là biên kịch, là diễn viên khi lại là người phụ trách đạo cụ, âm thanh ánh sáng, khi lại là khán giả quan sát và cho các bạn khác ý kiến theo góc nhìn của chính bản thân mình.
Những trăn trở của một cô giáo tâm huyết
Gần tháng cô và trò luyện tập từ xây dựng kịch bản cho tới lúc biểu diễn gặp khá nhiều khó khăn. Trong đó, điều cô Diệu Anh lăn tăn nhất là kịch bản có khi nào không phù hợp với lứa tuổi của các bạn hay không. Nhưng cô Diệu Anh cũng mong các bạn Học sinh có cơ hội được thể thể hiện thế giới quan của chính mình – những gì các em nhìn thấy, gặp được và suy nghĩ.
Các em cố gắng thấu hiểu thế giới quan của những người trưởng thành. Cô Diệu Anh cũng mong rằng, các bậc cha mẹ cũng sẽ cố gắng thấu hiểu những lời các em muốn nói với góc nhìn của một người mới đang chỉ có 7-15 năm kinh nghiệm sống!
Vì vậy, cô Diệu Anh mong rằng, các khán giả – các Quý Phụ huynh không chỉ nhìn các em là những diễn viên, nghệ sĩ mà hãy nhìn các em là chính các em, nhìn thấy sự thay đổi và trưởng thành của từng bạn trên sân khấu, để các em được “sai” khi quên lời thoại, hay có những nét diễn vẫn còn ngây ngô, hay vụng về trong việc bài trí bố cục sân khấu, âm thanh, ánh sáng và luống cuống khi bưng bê đạo cụ trên sân khấu.
Từ cảm nhận đến thấu hiểu tại Buổi Hồi báo “Đời”
Các em cố gắng thấu hiểu thế giới quan của những người trưởng thành. Các bậc cha mẹ cũng sẽ cố gắng thấu hiểu những lời các em muốn nói với góc nhìn của một người mới đang chỉ có 7-15 năm kinh nghiệm sống.
Bằng tất cả nỗ lực, giáo viên hướng dẫn hy vọng khán giả – các Quý Phụ huynh không chỉ nhìn các em là những diễn viên, nghệ sĩ mà hãy nhìn các em là chính các em, nhìn thấy sự thay đổi và trưởng thành của từng bạn trên sân khấu, để các em được “sai” khi quên lời thoại, hay có những nét diễn vẫn còn ngây ngô, hay vụng về trong việc bài trí bố cục sân khấu, âm thanh, ánh sáng và luống cuống khi bưng bê đạo cụ trên sân khấu.
Buổi biểu diễn kết thúc với thật nhiều cung bậc cảm xúc, trước hết là sự vui mừng và hãnh diện vì các bạn Học sinh của mình đã biểu diễn tốt hơn rất nhiều mức cô kỳ vọng. Rồi cảm xúc thật tự hào vì thế giới quan của các bạn Học sinh đã được đón nhận một cách nhiệt thành từ các Quý vị Khán giả và chính gia đình của các em. Giúp các em thêm phần tự tin vào khả năng của bản thân.
Những chia sẻ rất đỗi chân thành từ Buổi Hồi báo “Đời”
Bạn Gia Hân lớp 5Miami chia sẻ rằng: “Con thấy vở kịch của chúng con nhiều chỗ con vẫn chưa theo được kịch bản đã viết nhưng đây là lần biểu diễn tốt nhất của cả nhóm. Về mẹ con cũng khen ạ, mẹ con thích nhất vở “Tình mẫu tử” và “Mẹ không hiểu con” vì nó lắng đọng và nhiều cảm xúc”.
Mẹ học sinh Nguyên Phương lớp 1Seoul chia sẻ rằng: “Buổi hồi báo ngày hôm qua rất hay, ý nghĩa và xúc động em à. Nguyên Phương vẫn cứ đòi tập mãi!”
“Ba mẹ ơi, ba mẹ biết không, con đã có những tư duy bằng số tuổi của con, con có thể nhìn nhận mọi chuyện trong cuộc sống thông qua góc nhìn của con rồi ạ.”
“Mẹ ơi con đang lớn lên từng ngày qua góc nhìn của con, việc bạo lực học đường là thứ gì đó rất nguy hiểm nên con mới nói lên dòng suy nghĩ đưa ra tình huống với câu nói “Không ai đáng bị bạo lực” trích vở “Bạo lực học đường”.”
“Mẹ ơi giờ con đã biết tại sao Chị Dậu lại nghèo khổ tới nỗi phải bán con rồi mẹ ạ!”
“Mẹ có biết không, con rất yêu mẹ, dù có thế đánh đổi bằng cả tính mạng con cũng sẽ đánh đổi.”
“Mẹ ơi con muốn theo đuổi ước mơ của mình, con hi vọng mẹ sẽ luôn luôn ủng hộ con.”
“Mẹ ơi con người có rất nhiều nhân cách khác nhau, đôi khi mình sẽ không biết nó đáng sợ như thế nào.”
“Mẹ ơi thời sinh viên của mẹ như thế này đúng không? Nó thật tuyệt mẹ nhỉ!”