Chắc chắn khi mới nghe đến thuật ngữ Tư duy thiết kế nhiều phụ huynh sẽ cho rằng đây là một kỹ năng dành riêng cho những người học ngành thiết kế. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển tư duy này hiện hữu trong mọi lĩnh vực.
Vậy tư duy thiết kế là gì? Tại sao đây lại là một trong những môn học đang được áp dụng rộng rãi tại các trường học hiện nay? Cùng xem thông tin nội dung này cùng Dewey Schools tại đây nhé.
Bạn có biết, tại Việt Nam The Dewey Schools là ngôi trường quốc tế song ngữ tiên phong đưa Tư duy thiết kế (design thinking) trở thành một trong những phương pháp giảng dạy nền tảng trong hệ thống các chương trình đào tạo giúp học sinh được học tập và phát triển toàn diện.
Để tìm hiểu thêm về phương pháp dạy học cũng như cơ sở đào tạo của Dewey, cha mẹ vui lòng click Xem Thêm
Tư duy thiết kế là gì?
Tư duy thiết kế (Design thinking) bản chất là một quá trình liên tục nghiên cứu, thách thức giả định và xác định vấn đề nhằm mục đích tìm kiếm các giải pháp, chiến lược tối ưu hơn. Đây là một phương pháp học tập giúp học sinh có thể phát triển khả năng tìm hiểu, tư duy và khả năng phản xạ nhanh chóng.
Học sinh sẽ dần tích lũy được kiến thức và kỹ năng bằng cách xác định các vấn đề trong thực tiễn một cách đa chiều, khả năng làm việc nhóm hiệu quả cũng như nghiên cứu các phương pháp, kiểm tra, phân tích để đưa ra cách tháo gỡ vấn đề hiệu quả.
Tư duy thiết kế là gì?
Lợi ích của tư duy thiết kế trong giáo dục hiện nay
Việc đưa phương pháp tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng vào chương trình giáo dục sẽ mang đến nhiều lợi ích có lợi như:
Giúp học sinh tập trung vào các vấn đề cốt lõi
Học sinh được học tư duy thiết kế không chỉ tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới, nó còn tập trung vào việc thiết lập giá trị và giải quyết vấn đề hiệu quả. Nhờ đó, học sinh có thể nhìn nhận được vấn đề một cách đa chiều, xác định cốt lõi của vấn đề thay vì các “triệu chứng” bên ngoài của chúng.
Tận dụng và phát triển tối đa tư duy làm việc nhóm
Với cách giải quyết vấn đề bằng tư duy thiết kế, học sinh sẽ được thực hiện nhiều theo nhóm, làm việc tập thể. Điều này sẽ giúp thúc đẩy trí thông minh, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao khả năng chuyên môn của tập thể, mang đến nhiều góc nhìn đa dạng và có nhiều giải pháp sáng tạo hơn.
Thúc đẩy tinh thần sáng tạo của người học
Không có bất kỳ ranh giới nào giữa giáo viên và người học trong quá trình áp dụng phương pháp tư duy thiết kế. Không có sự phán xét, phê bình nào trong quá trình tìm kiếm ý tưởng để giải quyết vấn đề. Nhờ vậy, học sinh trở nên tự tin, thúc đẩy tinh thần sáng tạo tập thể giúp tìm ra giải pháp mang tính thực tiễn cao nhất.
Phương pháp tư duy thiết kế mang lại nhiều giá trị cho học sinh
Ngoài ra, khóa học tư duy thiết kế còn mang đến nhiều lợi ích khác như:
- Phát huy tối đa khả năng quan sát, trí tưởng tượng, hình thành tư duy giải quyết vấn đề.
- Học tập chủ động, nhìn nhận được điểm mạnh và hạn chế khi áp dụng vào thực tế
- Tăng khả năng kết nối, phát triển mối quan hệ cộng đồng và tự tin hơn trong quá trình chia sẻ ý kiến, giải pháp cá nhân.
- Khuyến khích thay đổi tư duy mới và giải quyết vấn đề sáng tạo
- Mang đến nhiều trải nghiệm thú vị và đáng nhớ cho người học
- Đảm bảo rằng kết quả cuối cùng sẽ đáp ứng được mục tiêu cũng như mong muốn của bản thân
- Luôn tạo điều kiện để học hỏi và mở rộng kiến thức.
>> Xem thêm: Đổi mới phương pháp dạy học theo năng lực học sinh
5 bước của quy trình tư duy thiết kế
Có rất nhiều biến thể khác nhau khi áp dụng phương pháp tư duy thiết kế. Tuy nhiên về nguyên tắc chung vẫn đảm bảo được các bước quan trọng nhất. Dưới đây là mô hình 5 bước của quy trình tư duy thiết kế hiệu quả được áp dụng tại The Dewey Schools:
Bước 1: Thấu cảm (Empathize)
Ở giai đoạn đầu tiên của quy trình Tư duy thiết kế này, học sinh sẽ được tiếp cận với 1 chủ thể, vấn đề cần giải quyết. Đây là bước vô cùng quan trọng, giúp các em gạt bỏ được toàn bộ giả định chủ quan của bản thân về vấn đề hiện tại.
Để có cái nhìn sâu sắc về vấn đề và tìm ra giải pháp hiệu quả, học sinh cần đặt mình vào bối cảnh, đối diện trực tiếp vấn đề, hoặc thực hiện các khảo sát nhỏ để có được hiểu biết, đồng cảm về vấn đề như một người trải nghiệm thực sự.
5 bước của quy trình tư duy thiết kế
Bước 2: Xác định (Define)
Dựa trên các thông tin đã thu thập được từ quá trình thấu cảm, học sinh tiến hành phân tích các quan sát của mình sau đó tổng hợp và tìm ra vấn đề cốt lõi cần giải quyết. Việc xác định và khoanh vùng vấn đề sẽ tạo nền tảng để dễ dàng thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 3: Lên ý tưởng (Ideate)
Khi đã xác định đầy đủ thông tin, đây là lúc học sinh sẵn sàng xây dựng ý tưởng, bắt đầu suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho vấn đề, hay còn gọi là giai đoạn “động não”. Ở giai đoạn này của quy trình tư duy thiết kế, các thầy cô Dewey sẽ cho phép học sinh đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt với mục tiêu giải quyết được vấn đề đã được xác định ở bước trước.
Bước 4: Thử nghiệm (Prototype)
Mục đích của giai đoạn thử nghiệm trong quy trình tư duy thiết kế này là giúp học sinh xác định được giải pháp tốt nhất cho vấn đề thông qua việc thử nghiệm các giải pháp ở Xưởng sáng chế (Makerspace). Các em được hướng dẫn chọn lọc những ý tưởng phù hợp nhất và tạo ra các mô hình (nguyên mẫu) để thử nghiệm, đưa ra giải pháp tối ưu.
Bước 5: Kiểm tra (Test)
Kiểm tra và phản hồi là giai đoạn cuối cùng của quy trình tư duy thiết kế. Giải pháp mà học sinh đưa ra sẽ nhận được sự đánh giá, nhận xét dựa trên tiêu chí cụ thể. Các em sẽ biết ý tưởng của mình hữu ích hay không, nguyên mẫu mà các em tạo ra có hoạt động theo đúng cách và mang lại trải nghiệm đáng mong đợi hay sẽ tiếp tục cải tiến nó.
Quy trình tư duy thiết kế tại Dewey Schools
Việc lặp đi lặp lại 5 bước trên trong chu trình Tư duy thiết kế tại The Dewey Schools sẽ giúp học sinh liên tục tư duy để đặt câu hỏi, tiếp thu kiến thức ngay từ chính trải nghiệm của bản thân trong suốt quá trình học tập.
Tư duy thiết kế được áp dụng một cách có hệ thống tại The Dewey Schools thông qua các môn học và các dự án học tập, thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được trao quyền để nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, khám phá ý tưởng, thử nghiệm và đánh giá mức độ tiềm năng của giải pháp để từ đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và khai phá năng lực của bản thân.
Là đối tác với Mount Vernon School (Top 10 trường học đổi mới sáng tạo nhất Hoa Kỳ), The Dewey Schools chú trọng đem tới chương trình giáo dục chuẩn Mỹ, học sinh Dewey được tiếp xúc với Tư duy thiết kế xuyên suốt từ Tiểu học đến THPT. The Dewey Schools cũng chú trọng đầu tư thiết kế Xưởng sáng chế – Makerspace là nơi cho ra đời những công trình do chính các học sinh làm ra, là nơi biến mọi giấc mơ của học sinh thành hiện thực, với máy cắt Laser, máy in 3D, máy điêu khắc CNC…
Dự án thú vị áp dụng Tư duy thiết kế của học sinh Dewey có thể kể đến như: Dự án My Project của Học sinh khối 10 -11, học sinh tự mình khảo sát nhu cầu của cộng đồng xung quanh, các em Học sinh sử dụng lòng thấu cảm, khả năng sáng tạo và kiến thức được học để tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng trong đời sống. Các sản phẩm mang tính độc đáo và mới lạ đã để lại nhiều ấn tượng mạnh với các thầy cô. Điển hình có thể kể đến những mô hình nhà thông minh tiện lợi và phù hợp cho từng đối tượng sử dụng; các mô hình chạy bằng mô tơ điện hoặc ứng dụng thực tế ảo cung cấp hình ảnh trực quan về các hành tinh trong vũ trụ…
>> Xem ngay: Mãn nhãn với Xưởng sáng chế Makerspace của Học sinh Dewey
Đặc điểm của học sinh khi tiếp cận phương pháp tư duy thiết kế
Học sinh khi tiếp cận được phương pháp Tư duy thiết kế sẽ có một số năng lực cũng như kỹ năng mềm sau đây:
- Khả năng hình dung, liên tưởng vấn đề và trình bày ý tưởng một cách trực quan, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Khuynh hướng đa chức năng: Học sinh có thể tìm kiếm được nhiều giải pháp khác nhau cho một vấn đề. Một bên ghi nhớ bức tranh tổng quát của vấn đề, phần còn lại sẽ tập trung vào các chi tiết cụ thể.
- Khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt: Những học sinh tiếp cận với phương pháp học tập này ngay từ sớm sẽ có khả năng diễn đạt về ý tưởng cũng như giải pháp sáng tạo của mình một cách dễ hiểu nhất.
- Tinh thần tập thể, trách nhiệm xã hội cao: Học sinh có khả năng giao tiếp tốt và làm việc hiệu quả với bất cứ ai và trong đa dạng lĩnh vực.
- Không bao giờ giới hạn bản thân trong mọi lựa chọn: Thay vì giới hạn bản thân trong một ranh giới an toàn, các bạn học sinh vẫn tin rằng còn có nhiều hướng giải quyết tốt hơn chưa được khám phá. Chính vì vậy, các bạn sẽ luôn nỗ lực không ngừng, vượt qua giới hạn của bản thân để đi tìm ra cách tốt nhất.
Những kỹ năng mà học sinh đạt được khi áp dụng phương pháp tư duy thiết kế
Như vậy, toàn bộ các thông tin về phương pháp giảng dạy tư duy thiết kế đã được Dewey Schools chia sẻ với nội dung bên trên. Hy vọng thông qua những kiến thức này, cha mẹ đã phần nào hiểu được tầm quan trọng cũng như hiểu được làm cách nào để áp dụng phương pháp giáo dục này từ đó giúp con có cơ hội phát triển toàn diện. Nếu như phụ huynh có mong muốn con cái được trải nghiệm môi trường học tập phát triển thì đừng quên liên hệ ngay với Dewey Schools ngay nhé.