Trong học tập, làm việc, cuộc sống chúng ta có thể gặp phải những vấn đề khó để tìm ra giải pháp rõ ràng nên cần phải tìm kiếm phương án xử lý thích hợp. Trong trường hợp này, suy nghĩ đa chiều mang tính sáng tạo sẽ trở thành giải pháp hữu ích để giải quyết tình huống. Mọi người đều có thể sử dụng tư duy nào để luyện sự thay đổi, cập nhật bản thân và không ngừng sáng tạo.
Trong bài viết hôm nay, The Dewey Schools sẽ giải đáp cho mọi người hiểu thế nào là tư duy đa chiều cũng như cách để có thể rèn luyện tư duy đa chiều này một cách hiệu quả. Mời phụ huynh cùng tham khảo!
Tư duy đa chiều là gì?
Tư duy đa chiều đóng vai trò quan trọng trong học tập, rèn luyện, làm việc và cuộc sống của mỗi người. Hiểu rõ về tư duy theo cách này sẽ giúp bạn chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh, là chìa khóa để mở ra thành công cho chúng ta. Ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về kỹ năng về khái niệm và đặc điểm cụ thể của tư duy này.
Khái niệm tư duy đa chiều
Tư duy đa chiều (Lateral thinking) còn được gọi là tư duy đột phá hay tư duy theo chiều ngang (horizontal thinking) hoặc tư duy khác biệt (divergent thinking). Đây là tư duy trong thế giới đa chiều, có cách tiếp cận giải quyết vấn đề bằng các giải pháp sáng tạo hơn. Theo cách tư duy này phá vỡ logic của các kiểu tư duy truyền thống, tôn vinh các ý tưởng sáng tạo đa dạng.
Tư duy theo nhiều chiều hướng được hiểu đơn giản là cách đánh giá, suy nghĩ về sự vật, hiện tượng bất kỳ theo nhiều góc độ, nhiều hưởng, nhiều luồng tư duy một cách bình tĩnh. Từ đó chúng ta có thể thấy được tất cả những tác động của sự vật, hiện tượng trong lý luận và trên thực tiễn cụ thể về sự đúng, sai, tốt, xấu… như thế nào. Tiếp theo bạn có thể sử dụng khả năng của bản thân để đánh giá, nhận định một cách khách quan và thấu đáo nhất.
Tư duy đa chiều hay còn gọi là tư duy đột phá hay tư duy theo chiều ngang
Ban đầu, tư duy khác biệt chỉ là quá trình sao chép sự sáng tạo từ người khác, tức là sáng tạo với chính mình, sử dụng lựa chọn và quan điểm của người khác. Bước tiếp theo chuyển biến và trở thành biểu hiện của quá trình thay đổi hệ thống niềm tin cũ, suy nghĩ cũ thay đổi thành các suy nghĩ mới, sự sáng tạo mới. Đây mới là quá trình tự sáng tạo hay còn gọi là tư duy của sáng tạo thực sự.
Tư duy đa chiều, não bộ sẽ tìm kiếm những giải pháp vượt qua những thành kiến trong nhận thức, để giúp chúng ta sáng tạo hơn. Tư duy đột phá mô tả về quá trình tư duy mới mẻ, thay vì suy luận logic hay tư duy theo chiều dọc sẽ đưa ra giải pháp theo nhiều cách khác nhau.
Xem thêm: Tư duy logic là gì? 12 cách rèn luyện tư duy logic cho trẻ từ sớm
Đặc điểm của tư duy đa chiều
Phát triển và thực hành tư duy đột phá đa chiều làm tăng khả năng đổi mới, sáng tạo cũng như tăng khả năng thích ứng. Lối tư duy này mang nhiều đặc điểm riêng:
- Tư duy đột phá có 2 khía cạnh song song là loại đi những tư tưởng, ý tưởng cũ, kích thích hình thành và phát triển ý tưởng mới
- Tư duy ngang không thay thế mà bổ sung cho tư duy học thuật
- Trong tư duy phân kỳ sử dụng các kỹ thuật cơ bản bao gồm: tạo ra các lựa chọn thay thế, tạo ra các giả định thách thức, đánh giá trì hoãn. thiết kế các mô hình và xây dựng lại các mô hình thông qua cách sử dụng đảo ngược, phân tích.. suy luận, lựa chọn vùng, điểm thâm nhập, vùng chú ý…
- Tư duy đa chiều nâng cao hiệu quả của tư duy dọc thông qua việc tư duy dọc phát triển những ý tưởng nảy sinh từ từ duy này
- Mặc dù có vẻ trừu tượng nhưng tư duy đột phá đã xuất hiện trong các hệ thống sử dụng các tài liệu ngôn ngữ, hình ảnh trực quan, các dạng bài tập… nên nó dần trở nên phổ biến trong học tập, làm việc và cuộc sống
- Tư duy ngang có thể sử dụng bởi mọi người, những người muốn rèn luyện sự thay đổi, cập nhật bản thân và sáng tạo ý tưởng mới
- Tư duy ngang liên quan mật thiết đến việc phát triển các ý tưởng mới mẻ, độc đáo, sáng tạo. Những ý tưởng mới có liên quan đến các phát minh công nghệ, là những thay đổi hay tiến bộ liên quan đến mọi mặt của cuộc sống như khoa học, nghệ thuật, chính trị, hạnh phúc của con người…
- Tư duy này cũng liên quan đến việc thoát khỏi tư duy cũ, tư duy lỗi thời, làm thay đổi thái độ, cách tiếp cận với sự vật, hiện tượng… Từ đó dẫn đến việc nhìn nhận những thứ quen thuộc theo nhiều cách khác nhau, loại bỏ những cái cũ, kích thích ý tưởng mới
Tìm hiểu đặc điểm nổi bật của tư duy đa chiều
Ví dụ về tư duy đa chiều
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về lateral thinking, The Dewey Schools đưa ra một số ví dụ về tư duy đa chiều cụ thể trong nội dung tiếp theo:
Áp dụng tư duy đa chiều trong giải quyết vấn đề thiếu vốn
Tình huống đặt ra là bạn đang làm việc tại đơn vị, tổ chức phi lợi nhuận có ngân sách hoạt động thấp. Theo suy nghĩ logic thường cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm chi phí hoặc liên hệ với nhà tài trợ để có thêm một khoản quyên góp.
Tuy nhiên khi áp dụng tư duy đột phá, bạn sẽ tìm ra nhiều cách để tiếp cận với nhiều nguồn vốn như: tổ chức chương trình gây quỹ, tổ chức các sự kiện cộng đồng hữu ích và tính phí vào cửa, tổ chức các gian hàng, trò chơi thu phí… Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể chủ động tìm kiếm sự hợp tác với các tổ chức, công ty kinh doanh dịch vụ, cung cấp sản phẩm cho sự kiện để cắt giảm chi phí mà vẫn mang đến hiệu quả cao.
Áp dụng tư duy đa chiều trong bán hàng
Ở vị trí nhân viên bán hàng hay chăm sóc khách hàng, chúng ta có thể gặp nhiều đối tượng khách hàng từ dễ tính đến khó tính, hay những người có những yêu cầu khắt khe. Với khách hàng khó tính, các đơn vị bán hàng thường đưa ra những hướng dẫn chung giúp bạn giải quyết một số tình huống cụ thể.
Tuy nhiên trên thực tế, không ai có thể dự đoán được phản ứng của khách hàng, nhất là những người có những đòi hỏi vô lý. Trong trường hợp này đòi hỏi người nhân viên phải tư duy đa chiều để tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp nhất khi các tiêu chuẩn đã đưa ra đều không hiệu quả.
Ví dụ: Khách hàng muốn trả lại sản phẩm lỗi, thì thông thường chúng ra sẽ tư duy logic theo hướng xử lý, hoàn tiền. Tuy nhiên nếu bạn linh hoạt bạn có thể xử lý bằng cách tìm kiếm một sản phẩm tương tự nhưng đáp ứng yêu cầu của khách hàng để hướng họ đến việc hoán đổi. Với cách làm này, chúng ta không chỉ bán được sản phẩm khác, mà còn tạo sợi dây liên kết với khách hàng, để họ có trải nghiệm mua sắm thoải mái, vui vẻ. Như vậy khả năng khách quay lại mua hàng sẽ cao hơn.
Xem thêm: Tư duy thiết kế là gì? 5 bước của quy trình tư duy thiết kế
Tư duy đa chiều hay tư duy dọc tốt hơn?
Tư duy dọc hay suy nghĩ theo chiều dọc là gì? Theo nhà tâm lý học Edward de Bono, bộ não con người đã được huấn luyện và suy nghĩ tìm kiếm các giải pháp điển hình có thể dự đoán được, mặc dù nó có thể không phải là tốt nhất. Những gì não bộ thực hiện một cách tự nhiên, dựa vào lý trí và dữ liệu sẵn có, sau đó thực hiện thứ tự từng bước đến khi đạt được kết luận hợp lý gọi là suy nghĩ dọc “inside the box”.
Tư duy đa chiều (lateral thinking) lại là sự kết hợp giữa trực giác và tưởng tượng, từ đó tạo ra các ý tưởng, kịch bản mới mẻ dựa vào các thông tin đã có. Quá trình suy nghĩ không tập trung vào kết quả mà coi trọng các ý tưởng hơn và áp dụng được hầu hết các tình huống trong cuộc sống.
- Lập kế hoạch dự phòng: Suy nghĩ đã chiều giúp bạn lập kế hoạch dự phòng trong mọi vấn đề để chủ động giải quyết chúng. Phương án dự phòng nên được đưa ra ngay từ ban đầu thông qua tư duy ngang để khi kế hoạch A gặp vấn đề, lập tự khởi động kế hoạch B dự phòng để thay thế.
- Cân nhắc lựa chọn phương án tối ưu nhất: Trước khi đưa ra phương án cuối cùng trong giải quyết vấn để, tư duy đa chiều giúp bạn đưa ra nhiều phương án. Sau đó bình tĩnh phân tích kỹ ưu và nhược điểm, tối ưu hóa các nguồn lực nhất là với những việc quan trọng.
- Sáng tạo: Suy nghĩ đa chiều giúp bạn xóa bỏ những kết luận cứng nhắc, linh hoạt trong suy nghĩ và hành động. Từ đó giúp bạn phát huy sự sáng tạo mọi lúc, mọi nơi hướng đến kết quả tốt đẹp nhất.
Tư duy theo chiều dọc và tư duy theo chiều ngang có sự khác biệt về bản chất và cách tiếp cận. Tuy nhiên chúng ta không đánh giá sự tốt hơn của 2 tư duy này, bởi hoàn toàn có thể kết hợp và bổ sung để tạo nên ý tưởng, giải pháp tốt nhất. Tư duy ngang kích thích sự sáng tạo trong tư duy dọc, trong khi tư duy logic tinh chỉnh và uốn nắn các ý tưởng của tư duy đột phá.
Kết hợp tư duy đa chiều và tư duy dọc tạo nên ý tưởng, giải pháp tốt nhất
Các cách rèn luyện tư duy đa chiều hiệu quả
Bất kỳ ai đều có thể sở hữu tư duy đa chiều và phát triển kỹ năng này để ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Để rèn luyện suy nghĩ đa chiều bạn có thể áp dụng nhiều cách và dưới đây là một số phương pháp điển hình nhất.
Suy nghĩ ngược (reverse thinking)
Cách rèn luyện tư duy đa chiều hiệu quả là bạn hãy suy nghĩ ngược (reverse thinking). Đối với kỹ thuật tư duy ngược đòi hỏi phải có những giả thuyết được đưa ra sẵn như đảo ngược bất kỳ mối quan hệ nào giữa các yếu tố của một vấn đề. Hiểu đơn giản thì suy nghĩ ngược là việc chúng ta bắt đầu từ điểm cuối của quá trình và tiến hành ngược lại.
Áp dụng suy nghĩ ngược sẽ hữu ích khi bạn gặp khó khăn khi tìm một ý tưởng mới, giải pháp mới và có góc nhìn khác. Hãy thử làm ngược, tư duy ngược để bắt đầu với vấn đề từ đó tìm ra nguyên nhân và bắt đầu tìm giải pháp.
Trong tư duy ngược bao gồm các việc từ chối những luận điểm, đặc điểm đã được đưa ra từ trước đó. Hay chuyển một kết nối có sẵn thành phép loại trừ, chia nhỏ các mẫu lớn thành nhiều mẫu nhỏ, sau đó quay lại để kiểm tra những gì đã thay đổi. Bạn sẽ tạo ra những ý tưởng với bằng cách tùy ý chuyển hướng các giả thuyết của vấn đề để xây dựng giải pháp tốt nhất.
Xem ngay: 12 cách rèn luyện tư duy phản biện có thể bạn chưa biết
Sử dụng giác quan
Một cách rèn luyện tư duy đa chiều khác không thể bỏ qua là bạn hãy sử dụng các giác quan để có góc nhìn mới mẻ. Các giác quan khác nhau như thính giác, thị giác, xúc giác sẽ giúp chúng ta nhìn nhận về 1 tình huống theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Ví dụ: Nhiều nhà văn sau khi viết xong bản thảo thường đọc to bản thảo khi chỉnh sửa. Việc đọc to thay vì đọc trong đầu khiến họ nghe được lời nói của mình để có góc nhìn khác. Tiếp cận bài văn, câu chuyện theo hướng khác sẽ tạo nên những cảm hứng mới để đưa ra nhiều ý tưởng mới hơn.
Sử dụng các giác quan là cách rèn luyện tư duy đa chiều mà bạn không nên bỏ qua
Tìm giải pháp thay thế
Nhà tâm lý học Edward de Bono khi đề cập đến khái niệm lateral thinking, đã gợi ý cho những người giải quyết vấn đề nên cố gắng tìm kiếm các giải pháp thay thế. Hay suy nghĩ các giải pháp thay thế ngay cả trong trường hợp vấn đề đó đã có giải pháp sẵn có, hiển nhiên. Gạt bỏ những suy nghĩ cũ, lối tư duy truyền thống sẽ giúp bạn có cơ hội đánh giá lại vấn đề từ góc nhìn mới. Từ đó chúng ta có thể tìm kiếm được giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ví dụ: Nếu trẻ thường xuyên quên đóng cửa mỗi khi vào nhà vệ sinh, trong khi cha mẹ đã nhắc nhở nhiều lần. Bạn nên dán mảnh giấy nhiều màu sắc thu hút trên cửa để nhắc nhở con đừng quên việc đóng cửa.
Rèn luyện tư duy đa chiều bằng cách luôn đặt câu hỏi tại sao với mọi thứ
Nhiều người có xu hướng chấp nhận các quy trình đã khẳng định được tính hiệu quả trong công việc, học tập hay cuộc sống. Bởi khi đã khẳng định được hiệu quả tại sao phải chọn sự rủi ro để thay đổi. Tuy nhiên, việc luôn đặt câu hỏi tại sao với mọi thứ, đồng thời luôn quan niệm rằng luôn có giải pháp tốt hơn sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp tốt hơn cho mọi việc. Ngay cả khi tất cả đều diễn ra một cách hiệu quả thì việc tiếp vận bằng suy nghĩ đa chiều để thách thức các ý tưởng mới, phá vỡ khuôn mẫu nhận thức luôn cần thiết.
Sử dụng kỹ thuật này giúp bạn có thể nghĩ ra những điều mới mẻ, những cách thức khác biệt nhằm làm cho hệ thống tốt hơn. Ví dụ với 1 quy trình đang vận hành, hãy chọn cách phân tích từng bước, kiểm tra từng yếu tố của hệ thống. Bạn có thể tìm ra ý tưởng mới, giải quyết những rào cản mà trước đây chúng ta nghĩ là nó không tồn tại.
Xem ngay: Tư duy phản biện là gì? 6 cấp độ trong tư duy phản biện
Sử dụng bản đồ tư duy
Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) được đánh giá là cách hiệu quả để rèn luyện tư duy đa chiều. Bản đồ tư duy giúp chúng ta thể hiện trực quan các khái niệm, ý tưởng và tạo nên mối liên hệ giữa chúng.
Bạn có thể bắt đầu vẽ bản đồ tư duy bằng việc vẽ hoặc viết các ý tưởng vào giữa trang giấy. Từ ý tưởng trung tâm, chúng ta thêm nhiều ý tưởng mới, tạo thành các chủ đề phụ riêng kết nối với ý tưởng chính. Bản đồ tư duy là cách hiệu quả để khuyến khích tự do khám phá ý tưởng, phát triển tư duy ngang.
Sử dụng bản đồ tư duy (Mind Map)
Quan sát
Trong rèn luyện tư duy đa chiều bạn không nên bỏ quan 1 bước quan trọng là chú ý quan sát xung quanh nhiều hơn. Từ việc quan sát tỉ mỉ sẽ giúp bạn phát hiện ra nhiều chi tiết mới để cải thiện giải pháp cũ, phát triển các giải pháp sáng tạo hơn đối với mỗi vấn đề, tình huống khác nhau.
Chú ý quan sát cũng là cách giúp bạn hiểu cách người khách tiếp cận và đưa ra các hướng xử lý các thử thách đó. Thông qua đó bạn có thể học hỏi, phát triển tư duy của mình nhằm tìm ra các phương pháp xử lý tốt hơn.
Tối ưu nguồn lực trước khi ra quyết định
Trước khi đưa ra quyết định, bạn nên chọn cách tối ưu hóa các nguồn lực thông qua phân tích, đánh ra hiệu quả của nhiều phương án khác nhau. Phân tích kỹ ưu điểm, nhược điểm của từng phương án để tránh việc đưa ra quyết định nhanh chóng, vội vàng nhất là với những vấn đề quan trọng. Đây cũng chính là cách rèn luyện tư duy đa chiều được nhiều người áp dụng thành công.
Sáng tạo
Dù chắc chắn đến đâu với giải pháp đã đưa ra, bạn cũng nên áp dụng tư duy đa chiều để phát triển vấn đề theo hướng mới. Bởi có những điều bạn nghĩ nó hoàn toàn đúng thì hoàn đúng đắn nhưng trong tương lai bạn sẽ có đánh giá hoàn toàn khác. Ngày hôm nay bạn tin chắc như vậy nhưng ngày mai mọi thứ có thể khác đi.
Tư duy nhiều chiều giúp bạn giảm bớt sự cứng nhắc, sự kiêu ngạo dù kết luận đã chắc chắn. Nếu quan tâm và theo dõi sự phát triển của bản thân, chúng ta sẽ nhận ra rằng niềm tin có thể thay đổi trước hiện tượng, sự vật, sự việc khác nhau. Vì vậy hãy không ngừng sáng tạo mọi lúc, mọi nơi trong mọi tình huống.
Sáng tạo là cách mà chúng ta rèn luyện tư duy đa chiều hiệu quả
Có thể bạn quan tâm: Tư duy sáng tạo là gì? Cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo
Suy nghĩ đa chiều không chỉ phù hợp với những người lãnh đạo, lập chiến lược. Mọi người đều có thể sử dụng kỹ năng để sáng tạo, phát triển chiến lược của riêng mình, rèn luyện sự thay đổi, không ngừng sáng tạo ý tưởng mới để thu về thành công. Nó phục vụ cho khả năng suy nghĩ, phân tích, đưa ra quyết định và giải quyết mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn.
Tuy nhiên Lateral thinking không phải là khái niệm dễ hiểu, dễ áp dụng. Để có tư duy ngang yêu cầu chúng ta thường xuyên rèn luyện và phát triển kỹ năng trở thành “vũ khí” sắc bén. Trang bị suy nghĩ đa chiều cho bản thân giúp bạn không ngừng sáng tạo, đổi mới và tỏa sáng trên con đường phát triển sự nghiệp.
Tư duy đa chiều là kỹ năng quan trọng mà ai cũng cần trang bị cho bản thân, để tăng khả năng thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển. Với những chia sẻ chi tiết trên đây The Dewey Schools hy vọng bạn hiểu và có cách rèn luyện tư duy hiệu quả cho bản thân. Từ đó chúng ta luôn có những ý tưởng mới mẻ, độc đáo và đột phá phục vụ tốt cho học tập, công việc và cuộc sống của mình.