Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp giảng dạy kết hợp giữa video, hình ảnh, biểu đồ, công cụ tương tác…nhằm tạo nên sự hấp dẫn, khuyến khích sự tương tác và tham gia tích cực của người học.
Trong nội dung bài viết này, The Dewey Schools sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin về phương pháp dạy học trực quan này cho quý bạn đọc.
Phương pháp dạy học trực quan là gì?
Phương pháp dạy học trực quan là một hình thức dạy học sử dụng những công cụ, phương tiện trực quan để dạy học như hình ảnh, video, bản đồ, sơ đồ, đồ họa … Từ đó tạo điều kiện giúp học sinh nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của hiện tượng, sự vật, qua đó tiếp thu kiến thức bài học tốt hơn.
Phương pháp dạy học trực quan giúp người học dễ dàng hình dung, hiểu sâu hơn nội dung học và khuyến khích học sinh tham gia tích cực, tăng cường tương tác trong quá trình học tập. Trong phương pháp này giáo viên không truyền đạt toàn bộ kiến thức cho học sinh, mà thực hiện các dẫn dắt ban đầu để kích thích người học tìm tòi, khám phá các kiến thức đó.
Phương pháp dạy học trực quan là gì?
Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh mầm non và tiểu học. Giai đoạn này trẻ rất hiếu động, tò mò và muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Do đó áp dụng dạy học trực quan huy động các giác quan như thị giác, xúc giác, thính giác… giúp trẻ hứng thú lĩnh hội tri thức.
Dạy học trực quan thể hiện dưới nhiều hình thức:
- Trình bày các thí nghiệm thực tế, chiếu phim, chiếu đèn để mang lại cái nhìn sinh động, rõ nét cho bài học
- Áp dụng các thiết bị kỹ hiện đại, video, phim ảnh vào giảng dạy
- Trình bày các mô hình được chọn lựa cẩn thận đại diện hiện thực một cách khách quan nhất phù hợp với bài giảng và môi trường sư phạm
- Trình bày, minh họa bằng đồ dùng trực quan như hình vẽ trên bảng, bản đồ, tranh ảnh
Khi ứng dụng dạy học trực quan vào giảng dạy giáo viên hướng tới:
- Thông qua hình ảnh tĩnh và hình ảnh động như phim ảnh, video, chương trình truyền hình… giáo viên khuyến khích học sinh giải mã các thông tin liên quan đến bài học.
- Giáo viên hỗ trợ người học trình bày các ý tưởng thông qua các biểu đồ, biểu tượng nhằm thể hiện mối liên hệ giữa các thông tin.
- Thông qua ý tưởng mới giáo viên truyền cảm hứng để học sinh không ngừng khám phá, quan sát và chủ động học tập, nghiên cứu, sáng tạo.
- Dạy học trực quan tránh giảng dạy theo cách thụ động tức là chỉ yêu cầu người học quan sát và làm theo. Việc làm này không kích thích và phát huy tiềm năng thị giác của trẻ.
Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện bằng rất nhiều hình thức
Xem thêm: Dạy học trải nghiệm là gì? Cách áp dụng dạy học trải nghiệm
Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan
Bất cứ phương pháp dạy học nào cũng có ưu và nhược điểm nhất định. Chúng ta cùng phân tích các ưu điểm và nhược điểm của dạy học trực qua ngay trong nội dung tiếp theo của bài viết.
Ưu điểm của dạy học trực quan
Dạy học trực quan là 1 trong những phương pháp dạy học tích cực mang đến nhiều ưu điểm:
- Tạo cho học sinh trải nghiệm học tập sinh động: Dạy học trực quan sử dụng hình ảnh, video, đồ họa, sơ đồ, biểu đồ và các yếu tố tương tác khác để tạo ra một trải nghiệm học tập sống động và hấp dẫn cho người học. Qua đó giúp học sinh dễ dàng hình dung, hiểu, ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
- Thúc đẩy học sinh tương tác và tham gia: Phương pháp dạy học trực quan nhằm khuyến khích học sinh tham gia tích cực học tập thông qua các hoạt động tương tác như trò chơi, thảo luận nhóm, thực hành và bài tập. Học sinh được khuyến khích đặt câu hỏi, thảo luận, đưa ra ý kiến và chia sẻ quan điểm. Như vậy sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực, phản hồi và cộng tác.
- Tăng cường khả năng ghi nhớ và ứng dụng kiến thức cho học sinh: Phương pháp này giúp tạo ra các kết nối hình ảnh, cảm xúc và trải nghiệm trong quá trình học tập của học sinh. Như vậy sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ, áp dụng, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề.
- Phương pháp giảng dạy được đa dạng hóa: Phương pháp dạy học trực quan cho phép giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy đa dạng, phong phú như trình chiếu, video, trò chơi… Như vậy sẽ giúp giáo viên tạo ra sự đa dạng, linh hoạt trong giảng dạy và phù hợp với nhiều phong cách và nhu cầu học của học sinh.
- Tích hợp nhiều công nghệ và cải thiện kỹ năng sống: Phương pháp này tận dụng nhiều công nghệ, các công cụ số, phần mềm để tạo ra môi trường học tập hiện đại. Học sinh có nhiều cơ hội phát triển kỹ năng sống để áp dụng vào thực tiễn hàng ngày.
Trong dạy học trực quan học sinh được trải nghiệm học tập sinh động
Nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan
Ngoài những ưu điểm, dạy học trực quan vẫn tồn tại một số nhược điểm, cụ thể:
- Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian để thiết kế bài giảng: Phương pháp dạy học trực quan đòi hỏi nhiều thời gian hơn nên các giáo viên phải cân nhắc, tính toán thời gian để phù hợp với thời lượng dạy học.
- Dễ gây mất tập trung, chú ý cho học sinh: Các hình ảnh, video trực quan dễ gây chú ý cho học sinh nhưng nếu giáo viên sử dụng không hợp lý sẽ khiến học sinh phân tán, giảm sự chú ý. Như vậy, nếu giáo viên không định hướng rõ thì sẽ làm cho học sinh không nắm được kiến thức của bài học.
Quy trình triển khai phương pháp dạy học trực quan
Để có được những giờ học trực quan hiệu quả, thu hút, tích cực và bổ ích giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và triển khai theo quy trình. Quy trình thực hiện dạy học trực quan cụ thể gồm 6 bước sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu
Trước tiên bạn cần xác định rõ mục tiêu học tập muốn đạt được. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp và công cụ trực quan phù hợp để giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
Bước 2. Lựa chọn phương pháp và công cụ trực quan
Căn cứ vào mục tiêu học tập mà bạn sẽ lựa chọn phương pháp dạy học trực quan và công cụ trực quan phù hợp như sử dụng hình ảnh, video, biểu đồ, sơ đồ, trò chơi tương tác và nhiều công cụ khác tùy thuộc vào nội dung và tính chất học tập.
Bước 3. Chuẩn bị nội dung trực quan
Dựa vào mục tiêu và phương pháp đã chọn để tạo ra nội dung trực quan rõ ràng, dễ hiểu và hấp dẫn. Việc sử dụng hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ và các công cụ trực quan khác để minh họa và trình bày thông tin dễ nhìn, dễ hiểu và sinh động hơn.
Giờ học của phương pháp dạy học trực quan hiệu quả, tích cực
Bước 4. Tạo cấu trúc bài giảng hoặc hoạt động học tập
Giáo viên xây dựng cấu trúc bài giảng phục vụ cho việc dạy và học sao cho hợp lý, dễ hiểu. Cấu trúc các phần được trình bày logic và tuần tự, từ những nội dung cơ bản đến phức tạp, đảm bảo các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng.
Bước 5. Sử dụng công cụ trực quan để tạo tương tác
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng công cụ trực quan để minh họa, giải thích và tương tác với học sinh. Đồng thời giúp cho học sinh hình dung và hiểu sâu hơn về nội dung học tập thông qua việc sử dụng hình ảnh, video, biểu đồ, sơ đồ. Hoạt động tương tác giữa giáo viên và học sinh như thảo luận, thực hành, trò chơi để kích thích học sinh tăng sự tương tác và tích cực tham gia hơn.
Bước 6. Đánh giá hiệu quả dạy học trực quan
Đây là một bước quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy như thu thập phản hồi từ học sinh, đánh giá, so sánh kết quả học tập.
Trên thực tế giáo viên có thể căn cứ vào mục đích để chia thành nhiều phương pháp dạy học trực quan, từ đó xác định các bước tiến hành phù hợp. Giáo viên lên kế hoạch, chọn phương pháp phù hợp với giờ giảng để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
- Dạy học trực quan theo tổ chức quan sát: Quan sát tự nhiên hoặc quan sát có sự sắp xếp và bố trí của giáo viên.
- Dạy học trực quan theo cách thức quan sát: Quan sát trực tiếp hoặc quan sát gián tiếp
- Dạy học trực quan theo phạm vi quan sát: Quan sát toàn diện hoặc quan sát theo khía cạnh
- Dạy học trực quan theo thời gian: Quan sát ngắn hạn hoặc quan sát dài hạn
Các công cụ triển khai phương pháp dạy học trực quan phổ biến
Các công cụ triển khai phương pháp dạy học trực quan phổ biến
Dạy học trực quan giúp học sinh có khả năng lưu trữ thông tin nhanh hơn, tốt hơn và lâu hơn. Để phát huy được điểm sáng nay, giáo viên cần sử dụng các công cụ triển khai thích hợp. Một số công cụ phổ biến nhất trong dạy học trực quan là:
- Tạo video giảng dạy: Việc tạo và chia sẻ video giảng dạy để truyền đạt kiến thức bài học một cách sinh động và trực quan, có thể kết hợp hình ảnh, âm thanh, đồ họa trong video giảng dạy để giải thích và minh họa các khái niệm và quy trình bài học. Các công cụ hỗ trợ việc tạo và chỉnh sửa video như Camtasia, PowerPoint…
- Sử dụng đồ họa và hình ảnh:Sử dụng hình ảnh và đồ họa giúp học sinh dễ hình dung và hiểu rõ hơn về các khái niệm và quy trình. Các công cụ hỗ trợ như Adobe Illustrator hay PowerPoint giúp tạo ra đồ họa và hình ảnh chuyên nghiệp.
- Sử dụng sơ đồ và biểu đồ: Sử dụng công cụ này để trực quan hóa mô hình, quy trình, tương quan và liên hệ giữa các khái niệm, định lý bài học. Các công cụ hỗ trợ việc tạo sơ đồ và biểu đồ chuyên nghiệp như Microsoft Excel hay Draw.io…
- Áp dụng trò chơi và hoạt động tương tác: Sử dụng phương pháp này nhằm kích thích sự tham gia và tương tác của học sinh. Các trò chơi hay hoạt động như trả lời trắc nghiệm, thảo luận nhóm giúp học viên áp dụng kiến thức và phát triển kỹ năng tư duy cho học sinh.
- Sử dụng công cụ kỹ thuật số và phần mềm đồ họa: Phương pháp này giúp tạo ra nội dung học tập trực quan. Các công cụ có các tính năng và mẫu thiết kế giúp tạo ra bài giảng và tài liệu trực quan đa dạng như Prezi, Powtoon…
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học trực quan
Giáo viên cần hiểu tâm lý trẻ để thiết kế bài giảng theo phương pháp trực quan
Để xây dựng các bài học trực quan bổ ích, thu hút sự chú ý và hứng thú của trẻ giáo viên nên lưu ý khi sử dụng phương pháp như sau:
- Giáo viên cần hiểu tâm lý trẻ ở độ tuổi tiểu học rất hiếu động và có nhu cầu khám phá, vì vậy cần thiết kế bài giảng có bố cục khoa học, logic, hình ảnh hoặc chữ viết rõ ràng. Điều này đảm bảo việc giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ từ bậc tiểu học trở lên, giúp trí não trẻ phát triển tốt nhất.
- Các hình ảnh, video, tài liệu minh họa cần đảm bảo tính thẩm mỹ, có màu sắc bắt mắt, phù hợp với trẻ ở độ tuổi tiểu học. Tránh lạm dụng hình ảnh, video làm trẻ mất hứng thú hoặc sợ hãi việc học tập.
- Giáo viên cần xây dựng hệ thống dụng cụ trực quan cho từng bài học. Khi đưa hình ảnh, video lên phông chiếu hay màn hình thì giáo viên cần chú ý đảm bảo hướng quan sát cho tất cả các học sinh.
- Các video trực quan, dụng cụ thí nghiệm đều có phương pháp và cách thức quan sát thích hợp. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu để đưa ra phương pháp tốt nhất, phù hợp nhất và tìm cách phát huy tính tích cực của người học với đồ dùng, dụng cụ trực quan.
- Thầy cô cần chú ý đến những dụng cụ, đồ dùng trực quan khi sử dụng trong bài giảng và trong những lúc trẻ tự học ở nhà. Giáo viên nên trao đổi với học sinh để tạo mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường cùng vận dụng và làm tăng hiệu quả giáo dục.
Áp dụng phương pháp dạy học trực quan trong giáo dục tiểu học
Tiểu học là bậc học đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong suốt hành trình học tập của trẻ. Đây là bậc học nền tảng cho sự phát triển, giúp trẻ hình thành nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống, khơi dậy tiềm năng, phát triển toàn diện.
Theo nhiều nghiên cứu não bộ con người xử lý hình ảnh nhanh hơn so với chữ 60.000 lần, các công cụ trực quan cải thiện khả năng học tập của người học lên đến 400%. Vì vậy dạy học trực quan là 1 trong những phương pháp dạy học tích cực đối với giai đoạn trẻ học tiểu học. Giáo viên nên tận dụng điểm mạnh này để phát triển kỹ năng, tăng cường chất lượng giảng dạy và nâng cao khả năng hứng thú, chú ý của người học.
Để áp dụng dạy học trực quan trong bậc tiểu học hiệu quả giáo viên cần nhiều điều kiện:
- Giáo viên có thể áp dụng một số hình thức dạy học trực quan như trình bày qua video, bản đồ khái niệm, đồ họa, mind maps, các công cụ hỗ trợ tương tác theo nhóm… Lựa chọn phương pháp phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ.
- Giáo viên cần chuẩn bị các hình ảnh, video về chủ đề, nội dung của bài học, phải đảm bảo những hình ảnh minh họa trực quan không chứa nội dung phản cảm, không phù hợp với trẻ.
- Sau khi chuẩn bị tốt các công cụ trực quan phục vụ cho bài học, giáo viên có thể trình chiếu lên máy chiếu, tivi hoặc các thiết bị khác và đưa ra hướng dẫn đẻ cho trẻ quan sát.
- Những chi tiết có trong hình ảnh, video, bản đồ sẽ được giáo viên trình bày rõ ràng, đối với dụng cụ thí nghiệm thì giáo viên sẽ tiến hành thí nghiệm và trình chiếu lại bằng video để học sinh quan sát.
- Giáo viên sẽ dành thời gian quan sát học sinh trong quá trình dạy học trực quan và sau đó sẽ gọi học sinh phát biểu để biết các em đã tiếp thu và nhận thức được kiến thức hay nội dung gì của bài học.
- Giáo viên cần chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến bài học nhằm giúp các em vận dụng những kiến thức đã tiếp thu và quan sát được để trả lời các câu hỏi, như vậy học sinh sẽ hiểu được bản chất và bài học được giáo viên dạy.
Áp dụng phương pháp dạy học trực quan trong giáo dục tiểu học
>>> Xem thêm: Các phương pháp dạy học ở tiểu học giúp trẻ thông minh, tài giỏi
Thông qua nội dung bài viết trên đây, The Dewey Schools đã chia trẻ các thông tin về phương pháp dạy học trực quan. Hy vọng những thông tin này sẽ hỗ trợ tốt cho các giáo viên và phụ huynh trong việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp vào thực tế. Từ đó tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội học tập chủ động, sáng tạo và phát huy các thế mạnh của bản thân.