Áp lực học tập là vấn đề rất lớn mà nhiều học sinh gặp phải, nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn như căng thẳng, mệt mỏi, chán nản… Và học tập tự giác tích cực là một trong những giải pháp mang đến hiệu quả tuyệt vời giải quyết tình trạng này.
Trong bài viết hôm nay, The Dewey Schools sẽ chia sẻ đến phụ huynh nội dung thông tin tại sao trẻ cần học tập tự giác tích cực và cách rèn luyện hiệu quả cho học sinh như thế nào?
Vì sao trẻ cần học tập tự giác tích cực?
Học tập tự giác tích cực được hiểu như thế nào?
Tự giác là nhận thức về trách nhiệm, việc làm của một người mà không cần người khác phải nhắc nhở. Kỹ năng tự giác là tự rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên tư duy tích cực, hành động nhằm mục đích nâng cao bản thân, hướng đến thành công. Để hình thành tính tự giác cần quá trình nỗ lực không ngừng, khắc phục khó khăn, vượt lên thử thách, vượt qua những tác động xấu trong cuộc sống.
Kỹ năng tự giác được đánh giá cao và được coi là kỹ năng mềm cần thiết để vươn tới thành công. Những người rèn luyện được kỹ năng tự giác từ sớm, khi lớn lên học tập và làm việc luôn trở nên nổi bật bởi sự tích cực và năng động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nếu là người tự giác, bạn sẽ sớm trở thành tấm gương sáng, người truyền cảm hứng cho người khác.
Học tập tự giác tích cực đồng nghĩa với việc nhận thức được tầm quan trọng của việc học thể hiện qua các hành động, mục tiêu hay phương pháp học tập. So với các thế hệ trước đây thì tinh thần tự giác học tập của học sinh hiện nay đang ngày càng suy yếu. Điều này xảy ra khi trẻ thực sự không hiểu rõ mục đích của việc học, lơ là và trở nên chán nản khi học tập.
Học tập tự giác và tích cực ở học sinh
Vai trò của học tập tự giác tích cực
Học sinh cần phải học tập tự giác, tích cực bởi đây là kỹ năng đóng vai trò quan trọng mang lại nhiều lợi ích lớn:
- Giúp trẻ phát triển kỹ năng độc lập, tự phục vụ, quản lý là những yếu tố đóng vai trò quan trọng cho sự thành công. Khi trẻ tự giác, tích cực sẽ tự định ra mục tiêu, lên kế hoạch hoàn thành mục tiêu của mình. Từ đó các em không chỉ tự tin hơn mà còn tăng cường khả năng thích ứng với thách thức và trở ngại trong học tập và cuộc sống.
- Trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách chủ động có chọn lọc, tránh hiện tượng học thụ động, học vẹt. Trẻ phát triển tư duy linh hoạt, tự tìm tòi, sáng tạo để hiểu sâu vấn đề, biết áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế.
- Trẻ xây dựng được thái độ tích cực đối với việc học, không còn nhìn nhận đây là gánh nặng bắt buộc phải hoàn thành, giải tỏa mọi áp lực. Việc học tập đối với trẻ trở thành cơ hội tốt để phát triển, giữ vững niềm đam mê học hỏi để tiến bộ.
- Tạo động lực cho học sinh học tập tích cực, sáng tạo trong học và làm việc. Khi đầu tư và nỗ lực cho việc học tập, trẻ có khả năng vượt qua được những rào cản, liên tục phát triển và hoàn thiện bản thân.
- Tự giác và tích cực học tập giúp trẻ tạo ra các mối quan hệ tích cực với cộng đồng học đường. Học tập chăm chỉ, hoàn thành mục tiêu giúp trẻ tạo ấn tượng tốt với thầy cô và bạn bè, kích thích tạo ra môi trường học tập tích cực. Đây cũng chính là 1 mắt xích trong chu trình tích cực, học sinh khích lệ lẫn nhau để đạt được thành tích cá nhân, hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên 1 tập thể vững mạnh.
- Học tập tự giác và tích cực giúp học sinh kéo dài quá trình học tập, chuẩn bị tốt và tăng cơ hội trong tương lai và sự nghiệp. Những người có khả năng tự quản lý sẽ có lợi thế lớn trong một thế giới ngày càng cạnh tranh.
Vì sao trẻ cần học tập tự giác tích cực, bởi đây chính là chìa khóa cho sự thành công trong học vấn. Tự giác và tích cực trong học tập cũng là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển một cuộc sống đầy ý nghĩa, nhiệt huyết và thành công.
Vì sao học tập tự giác tích cực lại quan trọng với học sinh?
Tham khảo: Kỹ năng tự nhận thức giúp học sinh biết được đam mê và mục tiêu từ sớm
Cách rèn luyện trẻ học tập tự giác và tích cực
Học tập là yếu tố không thể thiếu trên hành trình cuộc đời của mỗi con người. Học tập tự giác tích cực giúp trẻ xây dựng được mục tiêu rõ ràng và chủ động hoàn thành mục tiêu học tập của mình.
Tuy nhiên để đạt được kết quả này, học sinh cần được rèn luyện ý thức tự giác, tự thực hiện nghiêm túc và hiệu quả nhiệm vụ học tập một cách chủ động, sáng tạo. Việc khuyến khích và phát triển kỹ năng, phẩm chất này ngay từ sớm và rất cần thiết và quan trọng. Vậy cách rèn luyện trẻ học tập tự giác và tích cực như thế nào?
Học tập là trách nhiệm của trẻ
Chúng ta thường có xu hướng nhắc nhở, khuyên bảo hoặc thúc ép con học khiến trẻ nghĩ đang học thay phần cha mẹ. Điều này vô tình làm hình thói thói quen, suy nghĩ lệch lạc cho con. Từ đó dẫn đến việc trẻ hình thành nên tính ỉ lại, không chủ động, không yêu thích học tập.
Phụ huynh nên giúp trẻ hiểu việc học tập tự giác, tích cực là trách nhiệm và đóng vai trò quan trọng với mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trẻ cần biết mỗi người cần xác định việc học là nhiệm vụ trong suốt cuộc đời của mình, cha mẹ không thể ở bên cạnh mãi để giúp đỡ hay nhắc nhở. Học tập sẽ giúp con phát triển, tiến bộ, thích nghi để tự mình vượt qua khó khăn và thử thách.
Dạy trẻ hiểu rằng việc học tập là trách nhiệm của mỗi người
Thiết kế góc học tập riêng
Góc học tập riêng được thiết kế theo sở thích là một cách cho mẹ nên áp dụng để rèn luyện trẻ học tập tự giác tích cực. Góc học tập cần thoáng đãng, yên tĩnh, không bị tác động bởi các yếu tố xung quanh là trẻ mất tập trung như tiếng ồn tivi, tiếng người lớn nói chuyện, các thiết bị điện tử, đồ chơi…
Bên cạnh đó bàn ghế học tập cần phù hợp với lứa tuổi, thể chất của trẻ để đảm bảo con có tư thế ngồi thoải mái, dễ chịu. Đặc biệt cần chú ý đến ánh sáng phù hợp tránh phát sinh các bệnh liên quan đến thị giác. Nên hướng dẫn, khuyến khích trẻ sắp xếp góc học tập gọn gàng, khoa học.
Không so sánh năng lực của con với trẻ khác
So sánh với “con nhà người ta” dường như đã trở thành một việc làm quen thuộc của một bộ phận phụ huynh. Bởi họ nghĩ so sánh như vậy con sẽ cố gắng hơn để bằng hoặc vượt qua bạn bè, những người quen biết. Tuy nhiên đây lại là việc làm gây ảnh hưởng lớn khiển trẻ cảm thấy không thoải mái, tự ti về bản thân, cảm thấy mình rất tệ, không làm tốt được việc gì và mất đi động lực phấn đấu. Hoặc trẻ cố gắng bắt chước để trở thành phiên bản khác mà không phải là chính mình, để theo đuổi mong muốn của cha mẹ.
Mỗi đứa trẻ có khả năng, ưu điểm và khuyết điểm nhất định nên cha mẹ cần giúp con phát huy tiềm năng, khắc phục yếu điểm. Để rèn luyện cho con kỹ năng học tập tự giác tích cực thì phụ huynh nên có nhìn nhận đa chiều để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện thay vì chỉ chú ý đến những mặt hạn chế. Trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương, nên cha mẹ hãy quan tâm, dành thời gian chất lượng bên con thay vì việc không ngừng so sánh. Đây cũng là sợi dây kết nối tình cảm, là động lực, sự hỗ trợ hiệu quả để trẻ cố gắng phấn đấu.
Phụ huynh đừng bao giờ so sánh con mình với người khác
Nhiều cha mẹ quan tâm:
- 18 phương pháp dạy con đúng cách, ngoan và thông minh từ chuyên gia
- 11 phương pháp dạy con không đòn roi, trẻ nghe lời cha mẹ
Áp dụng phương pháp dạy trẻ phù hợp
Cha mẹ tuyệt đối không làm bài tập giúp trẻ, không nên ngồi cạnh để giám sát con học. Thay vào đó khi rèn luyện trẻ học tập tự giác, tích cực thì chúng ta nên hướng dẫn cách mở rộng kiến thức, đặt câu hỏi gợi mở để trẻ tự mình tư duy. Phụ huynh cần kiểm tra kết quả học tại nhà của con, xem bài tập làm đã đúng chưa. Trong trường hợp trẻ làm sai hãy nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn trẻ tự tìm ra lỗi sai và sửa lại cho đúng.
Nếu chúng ta không có phương pháp dạy trẻ theo trường lớp hướng dẫn hãy để con đến lớp nhờ cô giáo chữa bài. Cha mẹ nên là người tạo động lực, rèn luyện con tính kiên trì, tự giác thay vì tạo áp lực.
Nhiều phụ huynh thường không giữ được bình tĩnh khi đối mặt với trẻ ương bướng, hoặc con bị điểm kém, kết quả học tập không tốt. Từ đó cha mẹ quát mắng, dọa nạt trẻ khiến con cảm thấy sợ hãi. Tuy nhiên việc quát mắng sẽ dẫn đến áp lực tâm lý khiến trẻ sợ học, xa lánh cha mẹ. Thay vào đó, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ học chưa tốt để giúp con khắc phục, tìm cho trẻ phương pháp học tập mang lại hiệu quả tốt hơn.
Giúp trẻ học tập tự giác tích cực bằng cách động viên, khen ngợi
Cha mẹ đừng tiếc lời động viên, khen ngợi khi trẻ đạt được thành tích tốt. Đây là cách công nhận sự cố gắng, giúp con hiểu việc làm đúng đắn, tạo động lực để trẻ tiếp tục phấn đấu học tập để đạt được các mục tiêu tiếp theo của chính bản thân.
Tuy nhiên việc khen thưởng trẻ cần tinh tế và phù hợp. Cha mẹ không nên biến khen ngợi thành tâng bốc khiến trẻ trở nên kiêu ngạo, không nên khen thưởng con bằng tiền hay các hiện vật có giá trị. Hình thức khen thưởng này có thể biến tướng làm mất đi giá trị tốt đẹp mà cha mẹ hướng đến, nó có thể khiến trẻ cố gắng học tập vì tiền và vì các món quà mà không phải là trách nhiệm của bản thân với tương lai của con. Phụ huynh nên xây dựng cho con suy nghĩ tích cực, tính chủ động trước việc học tập.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần xác định được khả năng, để không đặt áp lực thành tích, kết quả quá sức của trẻ. Chúng ta nên công nhận quá trình cố gắng, phấn đấu của con ngay cả khi kết quả đạt được không như mong đợi. Hãy khen ngợi, động viên để giúp trẻ luôn giữ vững được sự tích cực thay vì thất vọng. Hãy giúp con tìm hiểu nguyên nhân, hiểu được vấn đề trẻ làm không tốt để khuyên bảo, hướng dẫn giúp trẻ tiến bộ.
Cha mẹ đừng tiếc lời động viên, khen ngợi khi trẻ
Học tập tự giác tích cực gắn liền với nghỉ ngơi và giải trí
Tại sao việc học tập tự giác tích cực cần gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí? Do ở lứa tuổi học sinh, trẻ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường sức khỏe để giúp việc học trở nên hiệu quả. Việc ép con học liên tục dễ khiến trẻ gặp áp lực, khiến kết quả học tập không hiệu quả mà có thể trở nên trì trệ.
Sau thời gian học tập kéo dài, trẻ sẽ căng thẳng, mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi để cải thiện tâm trạng, khôi phục năng lượng. Khi tham gia vui chơi, giải trí trẻ được vận động, phát triển kỹ năng, khám phá những điều mới mẻ, kích thích khả năng học hỏi, sự sáng tạo. Từ đó trẻ có thời gian xử lý thông tin đã học, tăng cường trí nhớ. Trẻ có cơ hội giao tiếp, giao lưu cùng bạn bè và những người xung quanh thông qua hoạt động thể thao, câu lạc bộ… mở rộng kiến thức.
Tuy nhiên, vui chơi, giải trí dễ hấp dẫn khiến trẻ cuốn theo, vì vậy cha mẹ cần hướng dẫn con cách lên kế hoạch thực hiện phù hợp với việc học. Trẻ cần xây dựng thời gian biểu hợp lý các hoạt động trong ngày, trong tuần… để vừa học vừa chơi cân bằng.
Cha mẹ xem thêm: 9 mẹo giúp cân bằng giữa học và chơi cho trẻ hiệu quả
Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ
Khi trẻ làm sai, nhiều phụ huynh sẵn sàng quát mắng hay áp dụng hình phạt để con sợ và tránh xa những việc làm này. Từ đó có thể khiến trẻ hình thành tâm lý tự ti, sợ sai, nhút nhát, mất đi chính kiến của bản thân, không dám thử những việc mà người khác chưa từng làm. Trẻ sợ bị mắng, sợ sai sẽ mất dần đi sự sáng tạo, con chỉ có thể đi theo lối mòn sẵn có, không dám tìm tòi những điều mới mẻ.
Cha mẹ thay vì mắng trẻ, chúng ta nên chọn cách chỉ dẫn cho trẻ nhận biết tại sao sai lầm. Trẻ tự mình rút kinh nghiệm, sẵn sàng tiếp tục sáng tạo, thử thách bản thân. Có như vậy, trẻ mới rèn luyện được chính mình có khả năng vượt qua thử thách, khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
Rèn luyện học tập tự giác và tích cực cần thúc đẩy trẻ sáng tạo và thử thách bản thân
Xem ngay: Tư duy sáng tạo là gì? Cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo
Trở thành hình mẫu cho trẻ
Cha mẹ là người gần gũi, thân thiết nhất với con cái nên chúng ta hãy luôn là hình mẫu cho trẻ học hỏi theo. Phụ huynh chính là tấm gương phản ánh ý nghĩa của việc rèn luyện học tập tự giác tích cực tốt nhất cho con. Nếu muốn con trở nên tốt đẹp và thành công, chúng ta hãy trở thành người giỏi giang vì trẻ thường có khuynh hướng mong muốn trở thành người giống như cha mẹ.
Trên thực tế nếu chúng ta thường xuyên mâu thuẫn, hay chơi game, hoặc chỉ xem ti vi… vô tình sẽ làm trẻ không hào hứng với việc học. Để rèn luyện trẻ học tập tự giác, cha mẹ có thể cùng con học tập, cùng con thu thập kiến thức mới, trao đổi ngoại ngữ… thay vì những việc làm không bổ ích.
Không thể bỏ qua sự nghiêm khắc
Mặc dù trẻ cần môi trường thoải mái, dễ chịu để học tập hiệu quả nhưng không có nghĩa là cha mẹ bỏ qua sự nghiêm khắc. Chúng ta quá dễ dãi có thể khiến con mất đi sự kiểm soát, vì vậy phụ huynh nên rèn cho con thói quen học tập và làm việc theo quy định đã được thống nhất cụ thể, rõ ràng.
Hãy nghiêm khắc với mức độ cho phép khi rèn luyện kỹ năng học tập tự giác cho trẻ, tránh việc quá cứng rắn sẽ khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi, hay quá dễ dãi khiến con ỉ lại, lười biếng và buông lỏng. Cân bằng sự nghiêm khắc với việc học tập, vui chơi của trẻ là phương pháp tốt giúp trẻ có thể kiên trì, vượt qua thử thách và khó khăn để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Cha mẹ có thể tham khảo một số lưu ý về sự nghiêm khắc nhưng không khắc nghiệt dưới để để điều chỉnh phù hợp với tính cách, lứa tuổi của con em mình:
- Lắng nghe: Cha mẹ nên thường xuyên trao đổi, lắng nghe và thấu hiểu con, đặt mình vào vị trí của trẻ để biết những khó khăn và hỗ trợ trẻ vượt qua
- Thiết lập quy tắc: Chúng ta nên cùng con thiết lập những quy tắc rõ ràng, hình thức thưởng phạt để trẻ nhận biết việc làm đúng đắn và tuân theo, tránh xa những việc làm bất lợi, có hại
- Hỗ trợ: Phụ huynh cần hỗ trợ, định hướng nhưng không ép buộc con phải theo ý kiến cá nhân của bản thân trong việc học tập
- Cho phép con nghỉ ngơi: Trẻ cần được nghỉ ngơi, giải trí sau quãng thời gian học tập căng thẳng để tái tạo năng lượng
- Đánh giá đúng khả năng: Cha mẹ nên đánh giá đúng khả năng để không đặt quá nhiều kỳ vọng hay áp lực lên trẻ, xây dựng những phản hồi tích cực trong việc học tập của con.
Không thể bỏ qua sự nghiêm khắc
Truyền cảm hứng học tập tự giác tích cực cho trẻ
Không chỉ là tấm gương, cha mẹ hãy trở thành người truyền cảm hứng học tập tự giác và tích cực cho con. Khi trẻ biết được tầm quan trọng của việc học, con sẽ luôn cố gắng, tự giác để không ngừng học tập và tiến bộ.
Để truyền cảm hứng cho trẻ cha mẹ có thể kể cho con nghe những tấm gương thành công, các bài học về sự kiên trì, phân tích những lợi ích khi học tập tốt. Khi trẻ hiểu học tập chính là nền tảng để con phát triển tốt khả năng của mình, trở nên tự tin, độc lập trẻ sẽ tạo dựng được sự tự giác, tích cực cần thiết.
Học tập tự giác tích cực chính là kỹ năng cần thiết với mọi người và cần được rèn luyện từ sớm. Hy vọng những thông tin tổng hợp từ Dewey Schools trên đây sẽ hữu ích với phụ huynh để chúng ta sớm tìm ra phương pháp rèn luyện trẻ phù hợp nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc bình luận dưới bài viết để nhận hỗ trợ.
Có thể ba mẹ quan tâm: Rèn luyện tính tự lập cho học sinh: 6 cách và 3 nguyên tắc