Đề thi GMAT có khó không? Có bao nhiêu phần trong một đề thi GMAT? Đăng ký ở đâu?… Đây là một chứng chỉ hết sức quan trọng cho chương trình học vì thế bạn không nên bỏ lỡ những số thông tin mà The Dewey Schools đã chia sẻ dưới đây để chuẩn bị một hành trang tốt nhất.
GMAT là gì?
GMAT là từ được viết tắt của cụm từ Graduate Management Admission Test – được xem là tiêu chí đánh giá các kỹ năng toán định lượng, sử dụng ngôn ngữ, viết luận phân tích mà bạn có được trong quá trình làm việc và học tập đi du học ngành MBA (Master of Business Administration).
Đề thi GMAT chuẩn gồm nhưng phần nào?
Nhiều người vẫn nhầm lẫn xem GMAT giống những bài kiểm tra thông thường khác như IELTS hay TOEIC hay những bài test IQ đơn thuần. Tuy nhiên, đây là một kì thi quan trọng nhất đối với tất cả những ai đang có dự định theo học chương trình học thạc sĩ, tiến sĩ quản trị kinh doanh (MBA) chủ yếu là ở Mĩ và một số nước nói tiếng Anh khác.
Đề thi GMAT chuẩn gồm nhưng phần nào?
Có thể bạn quan tâm:
- Thi KET PET là thi gì, chúng có giá trị như thế nào?
- GPA là gì, tầm quan trọng của GPA đối với quá trình du học
- Toefl Primary và những thông tin quan trọng bạn cần nắm rõ
Cấu trúc của một đề thi GMAT
Đề thi GMAT chuẩn bao gồm 4 phần Viết luận, Lý luận tổng hợp, Định lượng và Ngôn ngữ.
- Phần Viết luận (Analytical Writing Assessment) (trong vòng 30 phút) gồm 1 câu hỏi và phần kiểm tra này sẽ đánh giá khả năng phân tích phê bình và tư duy biện chứng của thí sinh.
- Phần Lý luận tổng hợp (Integrated Reasoning) được thi trong vòng 30 phút, bao gồm 12 câu hỏi từ nhiều phần và phân tích bảng.
- Phần Định lượng (Quantitative) (trong vòng 75 phút) gồm 31 câu hỏi để đánh giá năng lực toán học, kỹ năng lý luận, khả năng rút ra kết luận bằng kỹ năng suy luận.
- Phần Ngôn ngữ (Verbal) (trong vòng 75 phút) gồm 36 câu hỏi để đánh giá kỹ năng đọc hiểu tài liệu, đánh giá và sửa lỗi văn bản cho đúng với tiêu chuẩn Anh ngữ và ý nghĩa của nội dung bài viết.
Tổng thời gian thực hiện bài test GMAT là 210 phút với số điểm tối đa là 800 điểm.
Hình thức bài thi:
GMAT CAT (trong đó CAT là viết tắt của cụm từ Computer Adaptive Test), nếu bạn trả lời đúng câu hỏi đầu thì tự động sẽ nhận được câu hỏi tiếp theo sẽ nâng cao độ khó kèm với số điểm lớn hơn. Ngược lại khi bạn trả lời sai thì sẽ nhận được câu hỏi dễ hơn đi kèm số điểm thấp hơn câu trước. Chỉ có hai phần thi Định lượng và Ngôn ngữ là được sử dụng cách thức CAT.
Một số thang điểm chính trong 1 test GMAT
Dưới đây là một số mức điểm của đề thi GMAT chính giúp bạn dễ nhận dạng được chỉ tiêu cần đặt ra và đạt được.
Mức điểm cao nhất:
Tổng điểm | 710 – 800 |
| 6 |
| 8 |
| 51+ |
| 40+ |
Mức điểm cạnh tranh:
Tổng điểm | 650 – 700 |
| 5.5 |
| 7 |
| 48 – 50 |
| 35 – 39 |
Mức điểm khá:
Tổng điểm | 550 – 640 |
| 4.5 – 5 |
| 5 – 6 |
| 38 – 47 |
| 28 -34 |
Mức điểm trung bình:
Tổng điểm | < 500 |
| ≤ 4 |
| ≤ 4 |
| ≤ 37 |
| ≤ 27 |
Ôn luyện đề thi GMAT như thế nào?
Có thể luyện thi GMAT bằng cách đến trung tâm hoặc tự ôn luyện ở nhà thông qua các đầu sách hoặc ứng dụng hỗ trợ của GMAT để làm các bài thi GMAT mẫu. Dù chọn hình thức nào thì bạn trước hết bạn phải tham khảo đề thi GMAT mẫu để có thể hình dung được lộ trình ôn tập.
Viết luận (Writing Assessment):
Để luyện viết tốt nhất là bạn phải viết nhiều và viết một cách có quy tắc riêng như sau:
- Đầu tiên bạn phải đọc kỹ đề để phân tích các luận điểm, không nên bắt tay vào viết ngay phần mở bài nếu chưa biết mình sẽ đưa ra những ý gì ở phần tiếp theo. Vì thế hãy suy nghĩ và viết vào giấy nháp các luận điểm quan trọng mà bạn muốn đề cập để xây dựng bài văn và nguồn tham khảo đi cùng với mỗi luận điểm ấy. Một bài luận xuất sắc sẽ mạch lạc từ ý này sang ý khác và không vòng vo, lặp ý.
- Những luận điểm quan trọng này sẽ được trình bày và giải quyết trong phần thân bài một cách sâu sắc, tỉ mỉ hơn dưới dạng các luận điểm chính, và đi kèm với mỗi luận điểm là lập luận, quan điểm của tác giả cùng những dẫn chứng minh họa để bài viết thêm phần thực tế và lôi cuốn hơn.
- Nên thuyết phục người đọc bằng dẫn chứng các ví dụ minh họa có liên quan và tuyệt đối tránh bàn luận một quan điểm khác vì sẽ dễ bị lạc đề và ảnh hưởng cả bài viết. Người đọc sẽ lan man và không đọng lại ý nghĩa của bài viết.
- Ở phần cuối/ phần kết luận, bạn cần phải tóm tắt lại nội dung đã giới thiệu và phân tích đã nêu trên để người đọc họ có thể hình dung và bao quát được bài viết của bạn. Thông thường có hai cách kết bài: tóm gọn lại nội dung vấn đề cần thảo luận hoặc đưa ra câu hỏi để gợi mở một vấn đề mới như một chuỗi phim chưa đến phần kết. Một trong các quy tắc quan trọng là nếu người đọc chỉ cần đọc phần mở đầu và phần kết luận, họ cũng có thể nhận ra những ý chính được đề cập trong bài luận thì đó là một bài viết gần như đạt chuẩn về ý nghĩa nội dung.
Lý luận tổng hợp (Integrated Reasoning):
Các câu hỏi trong phần thi này liên quan đến cả định lượng và đọc hiểu hoặc riêng biệt hoặc kết hợp, có 4 dạng chính như sau:
- Lý luận dựa trên nhiều nguồn (Multi-Source Reasoning): Đo lường khả năng kiểm tra dữ liệu từ nhiều đoạn văn bản, bảng biểu, đồ thị hay sự kết hợp của cả 3. Bên cạnh đó, cần phân tích cẩn thận từng nguồn dữ liệu khác nhau, và phân tích chúng có liên quan đến nhau hay không (nếu đề bài yêu cầu).
- Phân tích bảng (Table Analysis): Đo lường khả năng phân tích một bảng dữ liệu để xác định thông tin nào có liên quan hoặc đáp ứng các điều kiện không.
- Đọc hiểu biểu đồ (Graphics Interpretation): Đo lường khả năng diễn giải thông tin được trình bày dưới dạng biểu đồ hoặc hình ảnh đồ họa khác để phân biệt các mối quan hệ và suy luận logic.
- Phân tích dựa trên hai phần (Two-Part Analysis): Đo lường khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Có thể dưới dạng đọc hiểu, định lượng hoặc có thể kết hợp cả hai. Ngoài ra còn đo lường khả năng đánh giá, cân nhắc lựa chọn, giải các hệ phương trình và phân biệt mối quan hệ giữa hai phần.
Định lượng (Quantitative):
Đây là phần tính toán, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây để có thể tự tin hoàn thành tốt đề thi GMAT:
- Kiến thức Toán thực chất ở bậc trung học cơ sở vì thế nên ôn luyện các kỹ năng Toán học căn bản.
- Không nên bị đánh lừa bởi vì đề thi GMAT nhìn qua thấy có vẻ phức tạp, nếu không bình tĩnh rất dễ bị luống cuống và nên dành thời gian đọc đề thật kỹ trước khi đưa ra đáp án cuối cùng.
- Có thể tìm đáp án đúng bằng cách giải ngược. Các cách giải cần phải linh hoạt.
Ngôn ngữ (Verbal):
- Đọc sách có nội dung liên quan đến lĩnh vực Kinh tế.
- Phân tích vấn đề.
- Rèn luyện cách tranh luận nhanh, lập luận chặt chẽ và có thể tìm ra “lỗ hổng” trong các luận điểm khi thảo luận về một vấn đề cụ thể.
Ngoài ra, sau khi tự ôn luyện bạn nên thử sức với một số đề thi GMAT tiếng Việt có đáp án, khi bạn đã thuần thục cấu trúc đề và phương hướng làm bài, bạn dần chuyển sang đề thi GMAT có đáp án (tiếng Anh) để nâng cao trình độ.
Đăng ký thi GMAT bằng cách nào?
Bạn có thể đăng ký thi GMAT bất cứ lúc nào trong khoảng từ 6 tháng đến 24 giờ trước ngày thi dự định. Nếu mong muốn mọi thứ thật sự chắc chắn và đạt hiệu quả cao thì bạn nên đăng ký thi càng sớm càng tốt, cụ thể là ít nhất từ 2 tháng đến 3 tháng trước khi kỳ thi diễn ra.
Những thông tin cần chuẩn bị trước khi đăng ký thi GMAT:
- Tên đầy đủ như được đề cập trong hộ chiếu
- Địa chỉ email
- Địa chỉ thường trú
- Số điện thoại
- Giới tính
- Ngày sinh
- Quốc tịch
- Thông tin thanh toán (Thẻ ghi nợ/Thẻ tín dụng)
- Học vấn trước đây (Không bắt buộc)
- Công việc trước đây (Không bắt buộc)
- Ngôn ngữ mẹ đẻ (Không bắt buộc)
> Xem thêm:
- Bí kíp luyện thi GMAT đạt điểm cao không phải ai cũng biết!
- Thi GMAT ở đâu uy tín? Bí quyết ôn luyện đạt kết quả cao
- Đề thi TOEFL Primary và những sự thật bạn cần biết
- Thi Starter là gì? Bí quyết thi Starter điểm cao
Một số thông tin khác liên quan đến bài test GMAT có thể bạn chưa biết
Trang bị kiến thức thì chưa đủ, để có một kỳ thi hoàn hảo và đạt kết quả tốt nhất thì bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung bên dưới.
Những địa điểm uy tín để đăng ký dự thi GMAT:
Tại Việt Nam có hai nơi thi GMAT nằm ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như sau:
- Miền Bắc: Trung tâm khảo thí quốc tế IPMAC, Tầng 6, tòa nhà Kim Ánh, ngõ 78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Miền Nam: Trung tâm tin VNPRO, 149/1D (cũ) / 276 (mới) đường Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Lệ phí khác:
- Phí đổi ngày thi: $50
- Lệ phí thi: $250
- Phí yêu cầu thêm phiếu điểm: $28
Thời gian:
- Thời gian nhận được điểm: trong vòng 20 ngày kể từ ngày dự thi
- Thời hạn chứng chỉ: 5 năm
Những vật dụng không được mang vào phòng thi GMAT:
- Máy tính
- Thước đo
- Sổ ghi chú
- Giấy nháp riêng
- Đồng hồ
Ngoài tích lũy được những kiến thức trong quá trình luyện đề thi GMAT mà bạn còn có thể học được kỹ năng cần thiết khác như: Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng viết, kỹ năng phân tích, tính kỷ luật, … và những kỹ năng ấy rất có ích cho công việc sau này. Trên đây là những thông tin cần thiết về đề thi GMAT và những thông tin liên quan đến kỳ thi mà bạn cần nắm. Hy vọng The Dewey Schools đã mang đến những sẽ chia sẻ hữu ích đối với bạn và sẽ phần nào giúp bạn có một kế hoạch ôn luyện thật hiệu quả.
—-
The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế liên cấp tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, là trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, đến nay Trường quốc tế Dewey đã có cho mình hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên, 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Dewey Schools còn ghi điểm trong mắt phụ huynh bởi chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật giúp học sinh có được hành trang tốt nhất để bước vào đời.
Thông tin cơ bản:
- Hotline: 19003293
- Website: https://thedeweyschools.edu.vn/
- Học phí dewey