Hiện nay nền giáo dục nước có có những bước chuyển biến đáng kể, chú trọng vào việc phát triển tốt đa năng lực của học sinh. Đây cũng chính là điều kiện cần thiết để bắt kịp xu hướng hội nhập quốc tế, tạo điều kiện để thế hệ trẻ nắm bắt nhiều cơ hội.
Vậy có các phương pháp dạy học phát triển năng lực nào phổ biến? Cùng The Dewey Schools tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết sau đây nhé.
Tập trung vào sự hợp tác và tương tác
Phương pháp dạy học phát triển năng lực tập trung vào sự hợp tác và tương tác được áp dụng rộng rãi. Đây là mô hình định hướng phát triển năng lực, giữa giáo viên và học sinh tạo ra sự tương tác hai chiều như hỏi – như, tranh luận – phản biện. Qua đó tạo ra sự tương tác và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập giữa các học sinh với nhau.
Ngoài ra, mô hình này góp phần thúc đẩy sự tự tin trong việc khai thác các vấn đề của học sinh. Giáo viên sẽ là người biết rõ, sở trường, sở đoản của học sinh để đồng hành tốt nhất với các em trong học tập.
Dạy học tập trung vào hợp tác và tương tác của học sinh
Học tập kết hợp tổ chức hoạt động
Học tập kết hợp tổ chức hoạt động là hình thức dựa tên các hoạt động kết hợp học tập trên lớp như: giờ truy bài, đọc sách, chơi trò chơi, làm việc nhóm…. Trong các hoạt động này học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu, ghi nhớ kiến thức và phát triển tư duy, năng lực. Từ đó giúp các em học sinh rèn luyện, hình thành kỹ năng và thái độ học tập phù hợp hơn. Thực tế đã chứng minh ở môi trường học tập sôi động, hào hứng thì hoạt động dạy học sẽ đạt hiệu quả tiếp thu đạt kết quả cao nhất.
Để dạy học theo phương pháp dạy học phát triển năng lực này cần tổ chức các giờ học đẩy mạnh các hoạt động và tạo ra nhiều tình huống thực tế. Đây cũng chính là cơ hội giúp người học tìm kiếm, khám phá và xây dựng kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, các kỹ năng giải quyết vấn đề.
>>> Xem thêm: Top 13 phương pháp dạy học tích cực thành công và hiệu quả
Cá nhân hóa phương pháp học tập
Phương pháp dạy học phát triển năng lực dựa trên hình thức cá nhân hóa phương pháp học tập mang đến nhiều hiệu quả tốt. Phương pháp này hướng đến sự khác biệt về năng lực, tư duy, trình độ và sở thích của từng học sinh. Tính cá nhân hóa của mỗi học sinh được thể hiện ở tốc độ tiếp thu kiến thức và lĩnh hội kiến thức.
Như vậy, giáo viên phải xây dựng giáo án dạy học dựa theo dựa riêng biệt của mỗi học sinh. Đồng thời việc giáo viên đánh giá cần cá nhân hóa để đảm bảo tính khách quan và chính xác cho từng đối tượng. Khi được đánh giá, nhìn nhận đúng khả năng, học sinh sẽ tự chủ động và trách nhiệm hơn trong học tập.
Cá nhân hóa – Phương pháp dạy học phát triển năng lực vô cùng phổ biến
Dạy học hợp tác
Đây là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành các nhóm hợp tác với nhau. Các nhóm cùng nhau nghiên cứu, trao đổi phương án, đưa ra ý tưởng để giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra.
Trong quá trình dạy học hợp tác, để học sinh thực hiện nhiệm vụ triệt để và hiệu quả giáo viên cần phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó nhiệm vụ giao cho các em cần phải phù hợp với mục tiêu hoạt động, không gian, thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ của học sinh.
Cụ thể về phương pháp dạy học phát triển năng lực này:
- Cần xác định rõ nhiệm vụ giao cho cá nhân hay nhóm nào?
- Đó là nhiệm vụ cụ thể gì?
- Địa điểm và thời gian thực hiện nhiệm vụ?
- Phương tiện thực hiện nhiệm vụ bao gồm những gì?
- Sản phẩm cuối cùng cần đạt được là gì?
- Xác định rõ cách thức trình bày báo cáo, đánh giá sản phẩm như thế nào?
Dạy trẻ thói quen tự học
Trong các phương pháp dạy học phát triển năng lực thì phương pháp dạy trẻ thói quen tự học được đánh giá cao. Đây là nội dung được cha mẹ và nhà trường rất quan tâm và chú trọng, việc định hướng cho các em. Xây dựng thói quen tự học rất quan trọng giúp học sinh có tinh thần tự giác và tự học.
Để trẻ có thói quen tự học thì giáo viên cần giúp học sinh định hướng suy nghĩ, khám phá và lĩnh hội được kiến thức, mục tiêu của bài học. Những kiến thức học sinh tiếp thu được sẽ tránh tình trạng học vì thành tích. Qua đó giúp học sinh khơi gợi khả năng tìm tòi, nghiên cứu giúp các em nâng cao tính tự chủ và tinh thần tự học.
Dạy trẻ thói quen tự học là 1 trong các phương pháp dạy học phát triển năng lực
Kết hợp giữa kiến thức và thực tiễn
Kết hợp giữa kiến thức và thực tiễn là là một trong những phương pháp dạy học phát triển năng lực vô cùng quan trọng đối với học sinh. Việc kết hợp giữa kiến thức và thực tiễn giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiết thực của kiến thức và kĩ năng được học. Sự kết hợp này góp phần hình thành niềm say mê và hứng thú học tập cho từng học sinh. Thông qua việc học tập học sinh được khai thác sự sáng tạo để làm phong phú vốn kinh nghiệm thực tiễn của chính mình.
Lớp học không chỉ tổ chức trong không gian theo kiểu truyền thống mà cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia các môi trường học tập khác như ở hội trường, phòng thí nghiệm, công viên. Mở rộng không gian học tập tạo điều kiện thuận lợi cho sự khám phá, trải nghiệm áp dụng tốt kiến thức vào thực tế, thực tiễn.
Tích hợp việc đánh giá vào trong quá trình học
Tích hợp việc đánh giá vào trong quá trình học mang đến hiệu quả tốt cho phương pháp dạy học phát triển năng lực. Nhà trường và giáo viên cần tích hợp việc đánh giá vào trong quá trình học nhằm thúc đẩy động lực học tập và không ngừng cải thiện nâng cao kiến thức của học sinh. Như vậy các em học sinh nhận thức được năng lực và kiến thức là hai yếu tố quan trọng bổ sung lẫn nhau. Qua đó, học sinh sẽ chủ động hơn trong quá trình rèn luyện, học tập cải thiện kết quả nhận xét, đánh giá.
Bên cạnh đó chúng ta cần chú ý. việc đánh giá kết quả không chỉ dựa trên kiểm tra theo cách truyền thống mà cần tập trung vào các tiêu chí đánh giá cụ thể. Các tiêu chí đánh giá cần đảm bảo khả năng áp dụng vào thực tế và thể hiện chuẩn đầu ra cho từng môn học cụ thể. Ngoài ra, giáo viên nên khuyến khích học sinh tự đánh giá bản thân dựa trên các tiêu chí rõ ràng. Kết hợp với việc phản hồi từ giáo viên để thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển trong quá trình học tập.
Chuyển hóa quy mô lớp học sang quy mô nhóm
Chuyển hóa quy mô lớp học sang quy mô nhóm là phương pháp dạy học phát triển năng lực chia học sinh của lớp học thành các nhóm nhỏ. Phương pháp này tiến hành bằng cách trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm học sinh cùng nhau tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc.
Kết quả làm việc của nhóm sẽ được trình bày và đánh giá trước lớp. Phương pháp này mang đến hiệu quả, phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm, phát triển năng lực công tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh.
Chuyển hóa quy mô lớp học sang quy mô nhóm
Quy trình dạy học theo nhóm
Quy trình dạy học theo nhóm được tiến hành và chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn 1: Làm việc toàn lớp
- Ra đề và giao nhiệm vụ
- Thông qua, giới thiệu chủ đề
- Xác định nhiệm vụ của từng nhóm
- Thành lập các nhóm
Giai đoạn 2: Làm việc theo nhóm
- Chuẩn bị địa điểm làm việc
- Xây dựng kế hoạch làm việc
- Thỏa thuận quy tắc, nội quy làm việc
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả dự án
Giai đoạn 3: Làm việc toàn lớp
- Trình bày kết quả, đánh giá sản phẩm dự án
- Từng nhóm trình bày kết quả sản phẩm được giao thực hiện
- Đánh giá kết quả sản phẩm
Kỹ thuật chia nhóm
Kỹ thuật chia nhóm của phương pháp dạy học phát triển năng lực
Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, để đạt được hiệu quả giáo viên nên chú ý đến kỹ thuật chia nhóm để tạo sự hứng thú cho học sinh. Đây chính là cách tập cơ hội cho người học giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa học sinh trong lớp học. Chúng ta có thể tham khảo một số cách chia nhóm điển hình như sau:
Chia nhóm theo điểm danh, các loài hoa, các mùa, màu sắc
- Giáo viên thực hiện điểm danh học sinh theo thứ tự tùy thuộc theo số thành viên dự định của mỗi nhóm (nhóm 4 người thì điểm danh lặp lại từ 1 đến 4, nhóm 6 người điểm danh lặp lại từ 1 đến 6…), điểm danh theo các loài hoa (hồng, huệ, lam, cúc…), điểm danh theo mùa (xuân, hạ, thu, đông), điểm danh theo màu sắc (đỏ, xanh, tím, vàng, hồng…)
- Chia học sinh có cùng số, cùng loài hoa, cùng mùa, cùng màu sắc… vào cùng 1 nhóm
Chia nhóm theo hình ghép
- Giáo viên cắt các bức hình đã chuẩn bị sẵn thành 2/ 3/ 4/ 6… mảnh ghép. Trong đó số bức hình tương ứng với số nhóm dự kiến chia nhóm, số mảnh ghép tương ứng với số học sinh của mỗi nhóm
- Yêu cầu học sinh bốc thăm mỗi người 1 mảnh ghép
- Tổng hợp các học sinh có mảnh ghép tương ứng ghép thành 1 tấm hình hoàn chỉnh thành 1 nhóm
Chia nhóm theo tháng sinh
- Giáo viên yêu cầu các học sinh thông báo tháng sinh của mình
- Những học sinh có cùng tháng sinh hợp thành 1 nhóm
Chia nhóm theo sở thích
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ra sở thích, công việc yêu thích của mình như thích học toán, thích vẽ, thích âm nhạc, thích hùng biện…
- Các học sinh có cùng sở thích chia thành 1 nhóm
Ngoài các cách chia nhóm trên đây, giáo viên có thể chia nhóm theo nhiều cách khác như: chia nhóm theo giới tính, chia nhóm cùng trình độ, chia nhóm hỗn hợp…
Dạy học dựa theo dự án
Dạy học theo dự án (phương pháp dự án) là phương pháp dạy học phát triển năng lực trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nhiệm vụ này yêu cầu học sinh thực hiện với tính tự chủ, tự lực cao, từ bước lập kế hoạch đến việc thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện. Đây là hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả của dự án là sản phẩm có thể được giới thiệu.
Phương pháp dạy học dựa theo dự án
Phương pháp dạy học theo dự án được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch dự án
- Lựa chọn chủ đề dự án
- Xây dựng nội dung
- Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập dự án
Bước 2: Thực hiện dự án
- Thu thập tài liệu, thông tin
- Điều tra nội dung thực hiện dự án
- Thảo luận cùng với các thành viên cùng thực hiện
- Xin ý kiến giáo viên hướng dẫn
Bước 3: Tổng hợp kết quả
- Tổng hợp đánh giá kết quả dự án
- Xây dựng sản phẩm
- Trình bày kết quả sản phẩm
- Đánh giá, phản ánh quá trình học tập
Phương pháp dạy học phát triển năng lực thông qua trải nghiệm
Dạy học thông qua trải nghiệm là một quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên của mỗi người. Quá trình này phải trải qua trải nghiệm như xem xét, phân tích những vấn đề mỗi người đã trải qua, được chứng kiến, được nghe, được đọc. Từ đó mỗi người tự rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân và áp dụng những bài học, kinh nghiệm đó để xử lý những vấn đề gặp phải một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
>>>Xem thêm: Dạy học trải nghiệm là gì? Cách áp dụng dạy học trải nghiệm
Học tập qua trò chơi
Học tập qua trò chơi là phương pháp dạy học phát triển năng lực được áp dụng rộng rãi trong cấp học mầm non, tiểu học. Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay trải nghiệm những hành động, thái độ, những việc làm thông qua trò chơi.
Quy trình thực hiện phương pháp học tập qua trò chơi cụ thể như sau:
- Giáo viên phổ biến trò chơi, hướng dẫn nội dung và luật chơi cho học sinh biết
- Cho học sinh chơi thử
- Học sinh tiến hành chơi trò chơi
- Đánh giá, nhận xét sau khi chơi trò chơi
- Thảo luận về ý nghĩa, bài học của trò chơi mạng lại
Học tập thông qua trò chơi
Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp giải quyết vấn đề là một trong các phương pháp dạy học phát triển năng lực hiệu quả được áp dụng rộng rãi. Phương pháp dạy học này đặt ra cho học sinh những vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái biết và chưa biết. Học sinh được đưa vào tình huống có vấn đề nhằm kích thích tính chủ động, tư duy, tự lực và mong muốn giải quyết vấn đề.
Phương pháp giải quyết vấn đề là một phương pháp rất hiệu quả với các bước thực hiện như sau:
- Xác định tình huống, vấn đề.
- Thu thập thông tin có liên quan đến tình huống, vấn đề đặt ra.
- Liệt kê các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề.
- Phân tích, đánh giá kết quả từng biện pháp giải quyết.
- So sánh kết quả những biện pháp giải quyết.
- Lựa chọn cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất.
- Thực hiện theo cách giải quyết tối ưu nhất đã lựa chọn.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm cho những vấn đề, tình huống khác cần giải quyết.
The Dewey Schools – hệ thống trường quốc tế song ngữ hàng đầu Việt Nam
Nếu phụ huynh tìm kiếm trường học áp dụng các phương pháp dạy học phát triển năng lực toàn diện cho trẻ thì The Dewey Schools chính là lựa chọn tốt nhất. Với vị thể là hệ thống trường quốc tế song ngữ hàng đầu Việt Nam trường giúp học sinh chuẩn bị tốt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và hội nhập quốc tế. Nhà trường thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy thường xuyên để đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục.
The Dewey Schools tự hào sở hữu đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, thường xuyên được đào tạo nâng cao năng lực, khả năng thích nghi và làm việc trong môi trường quốc tế. Vì vậy giáo viên có khả năng tiếp cận nhanh với sự thay đổi trong nội dung và phương pháp giảng dạy hiện đại, phát huy năng lực toàn diện cho học sinh. Bên cạnh đó đội ngũ lãnh đạo của nhà trường cùng các chuyên gia trong Hội đồng chuyên môn có sự giám sát và hỗ trợ chặt chẽ cho học sinh và giáo viên. Từ đó đảm bảo quá trình điều chỉnh và cải thiện phương pháp giáo dục mới đạt hiệu quả tốt nhất.
The Dewey Schools sở hữu đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn quốc tế
Nhà trường cung cấp 4 chương trình giáo dục với lộ trình đáp ứng định hướng từng cá nhân theo mục tiêu, năng lực của mỗi em học sinh. Học sinh được tạo điều kiện nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, sớm trở nên thành thạo sử dụng tiếng Anh, có kiến thức, kỹ năng, tư duy tốt và khả năng làm chủ các tình huống phát sinh. Nhà trường luôn hướng đến nền giáo dục toàn diện, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của người học.