Tự học có tầm quan trọng trong cuộc sống của mỗi người và cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Bởi vậy hiện nay có nhiều phụ huynh quan tâm và chú trọng bồi đắp kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học.
Vậy đâu là cách rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự học hiệu quả? Trong nội dung bài viết dưới đây, The Dewey Schools sẽ gửi đến cha mẹ cẩm nang 10 cách rèn kỹ năng tự học cho học sinh đạt hiệu quả cao.
Vì sao cần rèn kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học?
Kỹ năng tự học hiểu đơn giản là khả năng tự tìm hiểu, tiếp thu và nắm bắt kiến thức mà không cần sự giám sát hay hướng dẫn, giảng dạy từ người khác. Đây là kỹ năng quan trọng giúp mỗi người liên tục cập nhật thông tin trong thời đại công nghệ hiện đại.
Tự học được đánh giá là kỹ năng trung tâm cho việc tự tiếp cận với kiến thức, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, phân tích hỗ trợ tốt cho việc học và có thể phát triển trong tương lai sau này. Việc trang bị kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học mang lại rất nhiều giá trị, cụ thể như sau:
Mở rộng kiến thức
Trường lớp có thể đào tạo cho trẻ, nhưng lượng kiến thức này còn hạn chế so với kho tàng vô hạn. Do đó để liên tục cập nhật thông tin mới, phát triển bản thân và đạt được các thành tích tốt nhất, trẻ tiểu học cần có kỹ năng tự học để tăng cường sự hiểu biết, phát triển toàn diện bản thân về kiến thức, tư duy, kỹ năng.
Rèn kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học giúp trẻ phát triển tư duy, kiến thức
Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học rèn luyện tính cách tốt
Khi có khả năng tự học, trẻ tham gia vào quá trình nhận thức tự giác, tự khám phá, tự phân tích, tổng hợp và luận giải. Từ đó trẻ tự rèn luyện để trở nên tự tin, chủ động, độc lập, kiên trì… Những kỹ năng, phẩm chất này cần thiết để con trở nên thành công trong học tập, công việc và cuộc sống.
Lợi ích khác
Ngoài các giá trị bên trên thì việc rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học còn mang đến một số lợi ích khác như:
- Hình thành khả năng tự xác định mục tiêu, lập kế học học tập phù hợp
- Biết cách tìm kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu học tập phù hợp, đúng đắn
- Hình thành khả năng phân tích, tổng hợp, luận giải kiến thức hiệu quả
- Phát triển tư duy sáng tạo, ứng dụng kiến thức vào thực tế, giải quyết tốt vấn đề
- Khắc phục khó khăn có thể gặp phải và vượt qua thử thách
Các kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học quan trọng
Các kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học quan trọng cần rèn luyện
Tự học có rất nhiều kỹ năng, tuy nhiên không phải tất cả đều quan trọng như nhau. Tùy theo từng giai đoạn, năng lực của trẻ cha mẹ nên cân nhắc lựa chọn những kỹ năng cần thiết. Dưới đây là các kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học quan trọng phụ huynh có thể tham khảo:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng đọc
- Kỹ năng viết
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng xác định mục tiêu, lập kế hoạch
- Kỹ năng tìm kiếm, đánh giá nguồn kiến thưucs
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích
- Kỹ năng trí tuệ cảm xúc
- Kỹ năng ôn bài, học bài
- …
Tham khảo thêm: 8 kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học
10 cách rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học hiệu quả
Rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học là hành trình dài yêu cầu nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên nếu cha mẹ áp dụng phương pháp phù hợp, chúng ta sẽ giúp con sớm hoàn thiện được kỹ năng này. Dưới đây là một số cách phổ biến đã khẳng định được hiệu quả mời phụ huynh cùng tham khảo.
Hình thành thói quen xác định mục tiêu, lập kế hoạch
Đặt mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu học tập là việc làm cần thiết để rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học. Vì vậy phụ huynh nên khuyến khích và giúp trẻ hình thành thói quen xây dựng thời gian biểu cho mình. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý không nên ép buộc con học theo kế hoạch chúng ta đề ra, dễ khiến trẻ cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Thay vào đó chúng ta nên cùng con thảo luận về mục tiêu học tập ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch cụ thể.
Khuyến khích trẻ tham gia xây dựng thời gian biểu giúp con cảm thấy được tôn trọng, có trách nhiệm với việc học, có tinh thần tự giác. Cha mẹ nên dành thời gian cùng con phân tích khối lượng kiến thức và thời gian học tập cần thiết, hướng dẫn trẻ tìm hiểu và chọn lựa phương pháp học phù hợp từ đó hình thành thói quen tốt.
Rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học thông qua việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch
Thúc đẩy học tập sáng tạo
Trẻ nhỏ thường ham chơi, hiếu động dễ bị thu hút nên cha mẹ mất khá nhiều thời gian để giúp con chú tâm vào việc học, hình thành khả năng tự học. Tuy nhiên nếu ép buộc trẻ phải ngồi vào bàn học và tập trung cao độ trong thời gian dài lại không mang lại hiệu quả như mong muốn. Việc làm này còn khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến ngại học, sợ học.
Để giảm sự hiếu động, tránh làm gián đoạn, xao nhãng khi học, cha mẹ nên cùng con xây dựng hoạt động học tập sáng tạo thông qua các trò chơi. Học mà chơi, chơi mà học, lồng ghép bài học trong trò chơi vui nhộn sẽ khiến hành trình chinh phục kiến thức trở nên dễ dàng hơn, giúp con tiếp thu nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn.
Rèn luyện tính tự lập
Tính tự lập là kỹ năng quan trọng giúp trẻ luôn chủ động trong học tập và trong cuộc sống. Để rèn luyện tính tự lập cho con, phụ huynh có thể cùng con xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch học phù hợp với cá nhân trẻ. Phụ huynh hỗ trợ bằng cách gợi ý và cam kết thực hiện mục tiêu cùng con để thể hiện sự ủng hộ, tin tưởng giúp trẻ sẵn sàng cố gắng, nỗ lực phấn đấu học tập để đạt được thành quả như mong đợi.
Hãy chắc chắn rằng khi rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, cha mẹ không yêu cầu con thực hiện mong ước của mình, không nên thay trẻ vạch ra định hướng áp đặt. Bị cha mẹ bắt buộc sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thoải mái, lâu dần dẫn đến chán nản, thiếu tự tin và làm ảnh hưởng xấu đến việc học của con. Mỗi đứa trẻ có sở thích, năng lực khác nhau, cha mẹ nên cùng con chọn lựa phương pháp học phù hợp, dễ tiếp thu để mang lại hiệu quả tốt.
Rèn luyện cho trẻ tính tự lập
Cha mẹ có thể xem thêm: 3 nguyên tắc vàng khi dạy trẻ tính tự lập
Khen trẻ đúng nơi đúng lúc
Lứa tuổi tiểu học, nhất là giai đoạn đầu trẻ thường gặp khó khăn trong việc chủ động học tập. Vì vậy, khi rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học thì cha mẹ không nên nóng lòng ép buộc con vào quy củ, hay thất vọng khi trẻ chưa làm được theo mong muốn của chúng ta. Phụ huynh nên khen ngợi, ủng hộ và khích lệ tinh thần cho con bằng những lời khen đúng thời điểm. Căn cứ và khả năng, tính cách của con để thể hiện sự tán dương phù hợp làm động lực để trẻ tiếp tục cố gắng và đạt được những mục tiêu cao hơn.
Nhưng phụ huynh cần tránh việc khen ngợi quá thường xuyên hay quá mức khiến trẻ trở nên chủ quan, tự cao dẫn đến lơ là học tập. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần cân nhắc xu hướng thưởng cho trẻ khi đạt được thành tích học tập nhất định. Việc làm này có thể khiến trẻ hình thành suy nghĩ học vì phần thưởng, không phải học vì trách nhiệm hay học để tốt cho chính mình.
Tạo cho trẻ tính tự giác
Rất nhiều phụ huynh muốn rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học thông qua việc tạo tính tự giác cho trẻ. Bởi trẻ em thường yêu thích và bị thu hút bởi những điều mới lạ, do đó nếu phải tìm hiểu một vấn đề trong thời gian dài trẻ dễ bỏ cuộc hay thấy chán nản. Việc học tập của trẻ sẽ càng khó khăn hơn nếu bị cảm giác lười biếng hay bị vấn đề khác chi phối. Khi có tính tự giác, trẻ có khả năng từ điều khiển suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân để tự tìm hiểu vấn đề khó khăn và vượt qua sự lười biếng của bản thân để tự học hiệu quả.
Cách hay để rèn luyện sự tự giác cho trẻ là cha mẹ hãy tập cho con một môi trường thoải mái, tích cực, khuyến khích trẻ tự tìm tòi, khám phá kiến thức. Chúng ta cần hướng dẫn con cách tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch học tập, tìm kiếm và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp. Bên cạnh đó mỗi bậc phụ huynh nên là tấm gương về tinh thần tự giác, tự học để con học hỏi theo.
Tạo cho trẻ tính tự giác
Không gây áp lực khi rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học
Tri thức là không giới hạn, chương trình giáo dục ngày càng có nhiều đổi mới để cập nhật kiến thức, đồng nghĩa với lượng kiến thức ngày càng tăng cao so với trước đây. Điều này vô hình đã tạo thành áp lực học tập cho không ít học sinh và nhiều phụ huynh thường xuyên thúc ép con ngồi vào bàn học.
Tuy nhiên, không phải trẻ cứ ngồi vào bàn học thời gian càng dài là càng tốt, phụ huynh nên quan tâm đến khối lượng kiến thức con nhận được khi học. Thường xuyên ép buộc, nhắc nhở trẻ học bài có thể làm hình thành thói quen khiến trẻ ỷ lại, chỉ khi người lớn nhắc nhở mới bắt đầu học tập.
Thực chất việc trẻ học gì, tiếp thu được bao nhiêu kiến thức mới là vấn đề chúng ta cần quan tâm. Cha mẹ nên quan sát tình tình học tập, tâm trạng khi học của con để điều chỉnh thời gian phù hợp. Nhẹ nhàng trao đổi, tôn trọng ý kiến của trẻ, cùng con xây dựng mục tiêu, kế hoạch, thời gian biểu vừa phải, hợp lý phù hợp năng lực sẽ giúp con hào hứng và học tập tốt hơn.
Phát triển kỹ năng đọc hiểu cho trẻ
Kỹ năng đọc hiểu đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học. Mặc dù hiện nay chương trình học đổi mới, với nền tảng vững chắc đã được xây dựng từ bậc mầm non khiến trẻ phát triển khả năng đọc hiểu tốt hơn nhiều. Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn tiểu học cha mẹ cần tiếp tục phát triển kỹ năng này cho con.
Phụ huynh nên khuyến khích trẻ tìm tòi, học hỏi kiến thức mới ngoài việc học tập ở lớp. Trẻ có thể tìm hiểu và cập nhật thông tin qua phim ảnh, sách báo, internet… với những chủ đề yêu thích.
Phát triển kỹ năng đọc hiểu cho trẻ
Rèn luyện tư duy phản biện
Rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ là cách rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học hiệu quả, giúp trẻ phát triển khả năng tự tiếp thu kiến thức theo cách riêng của mình. Trong học tập hay trong cuộc sống khi trẻ tự tiếp thu sẽ giúp vốn kiến thức của các con trở nên đa dạng, phong phú.
Để rèn tư duy phản biện cho con, phụ huynh nên để cho trẻ được quyền phát biểu ý kiến. Việc cha mẹ lắng nghe và tôn trọng sẽ giúp con hình thành tư duy phản biện tốt hơn. Khi trẻ muốn phát biểu hay trình bày quan điểm cá nhân khi thấy ý kiến chưa phù hợp trẻ sẽ nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó con phát triển thế giới quan đa chiều. Cách rèn luyện này đặc biệt phù hợp với những trẻ thụ động, trong trường hợp này cha mẹ nên kiên nhẫn hỗ trợ con.
Xem thêm:
- Tư duy phản biện là gì? 6 cấp độ trong tư duy phản biện
- 12 cách rèn luyện tư duy phản biện có thể bạn chưa biết
Nâng cao khả năng trẻ tự tìm tòi, học hỏi
Khả năng tìm tòi, học hỏi sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, vì vậy cha mẹ nên chú trọng giúp con khi rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học. Đối với học sinh tiểu học phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc tạo ra cho trẻ 1 góc học tập với nhiều loại tài liệu, sách báo, đồ chơi… Góc học tập sẽ là nơi mà trẻ có thể thỏa sức khám phá kiến thức, kỹ năng cho mình.
Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng cách khuyến khích trẻ thường xuyên đặt câu hỏi hay tìm hiểu về những vấn đề mới mẻ, chưa hiểu. Từ đó con sẽ thích thú với việc tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn và mở rộng về vấn đề đó.
Nâng cao khả năng tìm tòi, học hỏi giúp rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học hiệu quả
Sử dụng các công cụ ghi nhớ
Công cụ ghi nhớ không thể thiếu trên hành trình rèn kỹ năng tự học cho học sinh tiểu học. Trẻ có thể tiếp thu và ghi nhớ tốt kiến thức khoa học thông qua việc sử dụng các công cụ sơ đồ tư duy (Mindmap), hình ảnh, âm thành… Trong đó Mindmap là phương pháp hệ thống hóa kiến thức được đánh giá cao về tính hiệu quả. Sử dụng sơ đồ tư duy trẻ ghi nhớ một cách sinh động, trực quan, dễ dàng nắm bắt ý chính, mối liên hệ kiến thức và ghi nhớ lâu dài.
Cha mẹ nên giúp trẻ hiểu rõ khả năng, sở thích, bản tính của mình để có thể chọn phương pháp học phù hợp. Học tập trong sự thoải mái, dễ chịu, hào hứng sẽ trở nên hiệu quả hơn nhiều.
Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong suốt hành trình học tập của các em học sinh. Do đó ngoài việc phụ huynh hãy thúc đẩy khả năng tự học của con bằng các cách trên đây, hãy chọn lộ trình học tập khoa học cho con tại nhà trường.
Nhiều cha mẹ quan tâm: Top 12+ kỹ năng sống cho trẻ tiểu học mà bố mẹ cần biết