Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là vấn đề được các nhà trường và phụ huynh quan tâm trang bị sớm cho học sinh, để giúp các em trở nên độc lập, chủ động, tự tin, sáng tạo trong học tập và cuộc sống.
Vậy đây là những kỹ năng cần thiết nhất và nguyên tắc rèn luyện hiệu quả cho các em. The Dewey Schools sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu thông tin ngay bây giờ nhé.
Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần được trang bị cho học sinh từ sớm
Kỹ năng sống theo WHO là khả năng áp dụng các hành vi, cách ứng xử tích cực, cho phép cá nhân thích nghi với thách thức của cuộc sống hàng ngày một cách hiệu quả. Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là tập hợp những kỹ năng giúp trẻ thích nghi với môi trường học và cuộc sống như kỹ năng tự phục vụ, quản lý cảm xúc, bảo vệ bản thân, giao tiếp, làm việc nhóm…
Top 12 kỹ năng sống cho trẻ tiểu học
Giáo dục sớm cho học sinh những kỹ năng này, tạo tiền đề giúp trẻ phát triển thói quen tích cực, không ngại đối mặt với thách thức, tự tin thể hiện bản thân và học tập tốt hơn. Dưới đây là Top 12 kỹ năng chúng ta nên trang bị cho các em từ sớm
Kỹ năng tự phục vụ
Tự phục vụ bản thân không chỉ là kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần thiết mà là kỹ năng quan trọng đối với tất cả mọi người. Chúng ta nên rèn luyện con tính tự lập, chủ động và tự chủ ngay từ nhỏ để có thể giải quyết các vấn đề khó khăn có thể gặp phải trong cuộc sống.
Ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ nên thực hiện một số việc đơn giản như tự lấy quần áo, tự đeo giày dép, lau bàn ăn… Học sinh tiểu học cần biết cách tự tắm giặt, tự lấy đồ ăn, tự mặc quần áo… Ban đầu chúng ta nên kiên nhẫn hướng dẫn trẻ thứ tự thực hiện từng bước trong 1 công việc, sau đó quan sát và điều chỉnh nếu trẻ vẫn còn làm chưa đúng. Cha mẹ nên để con thực hiện những việc trong khả năng của mình, hãy kiên nhẫn hướng dẫn, quan sát và chỉ hỗ trợ khi cần thiết mà không nên làm thay cho trẻ.
Nên rèn luyện tính tự lập, chủ động và tự chủ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
>>> Xem thêm: Cách rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ từ sớm hiệu quả
Kỹ năng quản lý cảm xúc
Yếu tố cảm xúc đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của mỗi người. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, chỉ số EQ càng cao thì người đó càng có khả năng phát triển trong cuộc sống. Đối với trẻ nhỏ, cảm xúc tạo tiền đề cho sự phát triển vì vậy kỹ năng quản lý cảm xúc là kỹ năng sống cho trẻ tiểu học mà cha mẹ cần rèn luyện sớm cho con.
Trẻ thường nhạy cảm với môi trường xung quanh nên dễ mất kiểm soát, vì vậy các bé cần học để có thể ứng phó và hành động theo hướng tích cực. Từ đó góp phần xây dựng con người trẻ trở nên tự tin, bản lĩnh, tốt đẹp hơn.
Một số gợi ý sau đây sẽ giúp chúng ta dạy con ứng phó với sự căng thẳng:
- Đề nghị trẻ mô tả về những cảm xúc khó chịu của bản thân
- Thảo luận cùng trẻ để tìm ra cách giải tỏa cảm xúc đó như nghĩ đến điều tích cực, chơi trò chơi, đọc truyện, tập luyện thể thao…
- Dạy trẻ về những lời nói, hành động tốt đẹp, cùng chia sẻ về những người có thể giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn
- Đóng vai người bạn thân gặp vấn đề và đề nghị trẻ đưa ra những lời khuyên hay những chia sẻ giúp đỡ cần thiết
Kỹ năng bảo vệ bản thân
Để giúp con đối mặt với tình hình xã hội hiện nay ẩn chứa những nguy hiểm rình rập thì cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân. Chúng ta không thể lúc nào cũng ở bên cạnh để bảo vệ con, nên trẻ cần được học cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm. Đây cũng chính là một trong những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học nên được ưu tiên hàng đầu, để trẻ có thể tự đối mặt với những sự cố bất ngờ trong cuộc sống.
Phụ huynh có thể áp dụng một số cách hiệu quả sau đây khi hướng dẫn cho con:
- Dạy trẻ hạn chế nói chuyện, không nhận bất cứ món đồ nào như đồ ăn, đồ chơi yêu thích…từ người lạ
- Không nghe lời hoặc đi theo người lạ, đặc biệt là những người muốn thay cha mẹ, ông bà đón trẻ đi học về
- Dạy trẻ không tự ý đến chỗ đông người nếu không có người lớn đi cùng
- Dạy trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy nếu không may bị lạc, hoặc la lớn, chạy đến chỗ đông người nếu phát hiện người lạ tiếp cận với ý đồ xấu
- Dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại, thông tin của người thân để đề phòng những trường hợp cấp bách cần đến
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là 1 trong những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần thiết nhất giúp các bé có khả năng ngôn ngữ vượt trội, sự tự tin và phản xạ tốt. Kỹ năng giao tiếp bao gồm việc cởi mở nói chuyện, tương tác, giao lưu với mọi người và cả việc lắng nghe và có hành vi ứng xử đúng mực. Giao tiếp tốt không chỉ giúp trẻ học tập tốt hơn, nó còn là nền tảng để các bé xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh, thích ứng nhanh với môi trường và có nhiều cơ hội phát triển bản thân.
Để giúp con trau dối kỹ năng giao tiếp sớm, phụ huynh nên chú ý hướng dẫn trẻ:
- Mở rộng, phát triển vốn từ vựng bằng cách thường xuyên nói chuyện, trao đổi, đọc, tìm hiểu và lắng nghe nhiều hơn
- Biết chào hỏi lễ phép với người thân, mọi người xung quanh, hòa nhã với bạn bè
- Biết lắng nghe người khác nói, không chen ngang, chủ động tương tác đúng mực
- Biết cách giao tiếp bằng mắt, hình thể một cách phù hợp
- Trả lời các câu hỏi đúng mực, hoàn chỉnh, thể hiện thái độ tôn trọng với người đối diện
- Luôn mở, cầu thị, tích cực học hỏi những ưu điểm của người khác khi tương tác
Kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là kỹ năng sống cho trẻ tiểu học bắt buộc để giúp các em học tập tốt hơn và tiến tới thành công trong tương lai. Khi có kỹ năng làm việc nhóm trẻ sẽ hiểu được trách nhiệm của bản thân, hướng đến lợi ích chúng, chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình vì lợi ích của cả nhóm. Trẻ đồng thời phát triển các kỹ năng xã hội, hòa nhập với mọi người, biết cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
Để hướng dẫn con kỹ năng làm việc nhóm cha mẹ có thể:
- Thiết lập các bài tập nhóm trong gia đình đề cùng nhau thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ như dọn nhà, nấu ăn, làm đồ chơi
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời cùng người thân, bạn bè như cắm trại, du lịch, tham gia các trò chơi theo đội nhóm…
Làm việc nhóm là kỹ năng sống cho trẻ tiểu học quan trọng
Kỹ năng học tập
Để có hành trình học tập hiệu quả, đạt được kết quả tốt ngay từ khi bước vào lớp 1, chúng ta nên giúp con sớm thành thạo kỹ năng học tập. Kỹ năng học tập bao gồm nhiều hoạt động:
- Ngồi học đúng tư thế: Trẻ cần được uốn nắn để ngồi học đúng tư thế để luôn cảm thấy thoải mái, nâng cao sự tập trung, tránh các tật về mắt, nguy cơ cong vẹo cột sống
- Tập trung chú ý: Nếu trẻ tập trung chú ý sẽ lắng nghe bài giảng tốt hơn, hiểu bài và học tập hiệu quả. Cha mẹ nên tạo cho con 1 góc học tập riêng yên tĩnh, giảm thiểu các yếu tố gây mất tập trung như tivi, thiết sbij điện tử…
- Tư duy sáng tạo: Một trong những kỹ năng quan trọng trong học tập là tư duy sáng tạo, tìm ra phương án tối ưu nhất cho 1 vấn đề. Đây được xem là nền tảng quan trọng giúp trẻ học tập tốt và có cơ hội phát triển và đạt được thành công trong tương lai.
- Quản lý thời gian: Việc quản lý thời gian tốt rất quan trọng với mỗi học sinh, giúp trẻ có thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách khoa học, hợp lý. Để rèn luyện kỹ năng này cho con, cha mẹ cần kiên trì, hỗ trợ và bắt đầu từ việc nhỏ, yêu cầu trẻ phải tuân thủ đúng thời gian dự kiến.
Kỹ năng phòng chống bắt nạt
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề đáng báo động nhất là ở bậc tiểu học. Do đó người lớn cần trang bị kỹ năng phòng chống bắt nạt để giúp trẻ phát hiện những hành vi vượt quá giới hạn trong cách ứng xử của những người xung quanh. Đồng thời giúp trẻ nhìn nhận các hành động, lời nói có thể khiến người khác bị tổn thương. Trẻ sẽ biết cách hạn chế, phòng ngừa và xử lý khi gặp phải các tình huống xấu xảy ra với bản thân và người khác.
Phòng chống bắt nạt là kỹ năng sống cho trẻ tiểu học quan trọng, cha mẹ nên có những biện pháp kịp thời để giúp con biết ứng xử hợp lý:
- Đưa ra những tình huống có thể gặp phải trên thực tế bị bắt nạt và giải thích cho trẻ hiểu đó là hành vi sai trái không nên xảy ra với bất kỳ ai
- Hướng dẫn cho trẻ cách xử lý cần thiết, những người tin cậy có thể thông báo nếu trẻ phát hiện hoặc bị bắt nạt
- Dạy trẻ biết cách tôn trọng mọi người xung quanh, giao tiếp hòa nhã, tránh xảy ra xung đột hay bạo lực.
- Thường xuyên trao đổi, chia sẻ để giáo dục cho trẻ cách đối phó với bạo lực, kịp thời nhận ra những thay đổi bất thường và giúp trẻ tin tưởng tìm sự hỗ trợ từ cha mẹ
Dạy trẻ kỹ năng phòng chống bắt nạt
>>> Nhiều phụ huynh quan tâm: Vấn nạn bắt nạt học đường và cách phòng tránh ở trường học
Kỹ năng tự tin trước đám đông
Tự tin là chìa khóa giúp nhiều người trở nên thành công, đây cũng là kỹ năng giúp trẻ không còn cảm giác sợ hãi, lo lắng khi đứng trước nhóm đông người, ngay cả những người lạ. Từ đó trẻ có thể mạnh dạn nói lên suy nghĩ, thể hiện chính kiến, làm chủ được bản thân trong mọi tình huống. Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học này còn giúp các em học tập tốt hơn, tạo ấn tượng tốt đẹp với những người xung quanh.
Chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau để rèn kỹ năng tự tin trước đám đông cho trẻ tiểu học:
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh ngay từ khi còn nhỏ
- Luôn khích lệ, động viên sự tự tin của trẻ để con vượt qua nỗi sợ hãi khi đối mặt với nhiều người
- Khuyến khích trẻ học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng, tìm hiểu nhiều lĩnh vực để xây dựng nền tảng kiến thức vững vàng tạo tiền để cho sự tự tin
- Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ, tạo điều kiện cho trẻ được trình bày quan điểm của mình thay vì ép buộc con phải tuân theo ý kiến của người lớn
Biết nói cảm ơn và xin lỗi
Trẻ cần biết nói cảm ơn và xin lỗi từ sớm để hình thành cách ứng xử đúng mực, giá trị sống đáng quý cần thiết. Khi hình thành nhận thức biết cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ, biết xin lỗi và sửa sai trẻ sẽ dần biết cách khiêm tốn và trân trọng những điều tốt đẹp, yêu thương những người xung quanh, trở nên hiểu chuyện. Bên cạnh đó, thái độ sống đúng mực của trẻ sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp với mọi người và nhận được sự tha thứ, giúp đỡ.
Chúng ta nên dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học này để giúp trẻ hiểu:
- Bất cứ người nào dù là người già, người lớn, trẻ nhỏ, bạn bè…. trẻ cần xin lỗi hay cảm ơn một cách chân thành
- Nhận thức và nhận lỗi về mình khi làm sai, không tìm cách đổ lỗi cho người khác
- Mỉm cười đón nhận sự giúp đỡ và bày tỏ lòng biết ơn
Trẻ cần biết nói lời cảm ơn và xin lỗi, học cách ứng xử đúng mực
Kỹ năng lễ phép với người lớn tuổi
Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học lễ phép với người lớn tuổi cần được rèn luyện sớm, giúp trẻ hình thành đức tính tốt đẹp, lễ phép phù hợp với truyền thống của người Việt. Trẻ cần biết cách chào hỏi đúng mực, quan tâm đến ông bà, cha mẹ và những người xung quanh. Chúng ta cần hướng dẫn, nhắc nhở để con biết cách chào hỏi lễ độ khi gặp người khác.
Lễ phép với người lớn tuổi là việc làm hiển nhiên, tuy nhiên trên thực tế không phải trẻ nào cũng có thái độ phù hợp. Ngay từ khi trẻ con nhỏ, cha mẹ nên nhắc nhở con về việc chào hỏi như thế nào. Đối với trẻ có tính cách rụt rè, lạ lẫm với người khác, phụ huynh nên cổ vũ để con mạnh dạn hơn. Bên cạnh đó cha mẹ nên là người làm gương, mở đầu lời chào hoặc hỏi thăm để trẻ có thể học hỏi theo nhanh chóng.
Kỹ năng lắng nghe
Trẻ nhỏ thường hiếu động nên còn hạn chế trong việc tập trung lắng nghe, do đó có thể làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, giao tiếp nhất là ở giai đoạn bước vào lớp 1. Vì vậy dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học biết lắng nghe đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích lớn:
- Lắng nghe giúp trẻ tập trung, thể hiện thái độ tôn trọng, cảm thông và chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh.
- Trẻ tập trung lắng nghe thầy cô giảng dạy để học tập hiệu quả hơn
- Lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác tạo điều kiện cho trẻ mở rộng tầm hiểu biết và thế giới quan của mình
- Trẻ trở thành người ham học hỏi, không bảo thủ, biết cách xem xét, nhìn nhận và đánh giá ý kiến của người khác.
Người lớn nên hỗ trợ con rèn luyện kỹ năng lắng nghe ngay trong sinh hoạt hàng ngày hay quá trình học tập bằng cách:
- Người lớn làm gương thể hiện sự lắng nghe của mình với trẻ, tập trung, chăm chú thể hiện một số cử chỉ như mỉm cười, gật đầu khi giao tiếp với con
- Thường xuyên chia sẻ, giao tiếp với trẻ, cho phép con được thể hiện quan điểm của bản thân, không áp đặt suy nghĩ của người lớn lên con
- Đọc sách, đọc truyện hoặc rèn luyện cho trẻ thói quen đọc sách để hình thành khả năng tập trung và lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe
>>> Tham khảo: Kỹ năng lắng nghe: Nguyên tắc và cách rèn luyện hiệu quả
Kỹ năng chia sẻ
Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau là kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần được học để phân biệt được những hành vi nên làm và không nên làm, biết rằng cho đi sẽ nhận lại được. Chia sẻ là đức tính tốt đẹp trong cuộc sống để duy trì tình bạn, kết nối yêu thương. Học được cách chia sẻ, trẻ đồng thời biết cách đàm phán, đối phó với sự thất vọng, hình thành lòng bao dung với mọi người.
Dưới đây là một số cách người lớn có thể hướng dẫn trẻ học cách chia sẻ hiệu quả:
- Chỉ ra cho trẻ biết về những hành động chia sẻ từ người khác, nhất là hành động của bạn bè cùng trang lứa
- Mỗi khi trẻ biết chia sẻ, chúng ta nên thể hiện sự chú ý, quan tâm đến hành động của con và đừng quên khen ngợi, khích lệ
- Cùng trẻ làm gia trò chơi về chia sẻ, hướng dẫn con biết cách chờ đến lượt chơi của mình
Nguyên tắc khi rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học
Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là vấn đề được nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm và có kế hoạch rèn luyện cho con nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả này cha mẹ nên chú ý một số nguyên tắc thực hiện như sau:
Thấu hiểu
Thấu hiểu và chia sẻ với con cái và vấn đề mà phụ huynh nào cũng mong muốn có được. Để có thể dễ dàng nói chuyện, trao đổi trở thành người tin cậy với con, cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp với trẻ. Hãy quan sát biểu hiện, cử chỉ, hành vi để kịp thời nắm bắt những thay đổi, hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của con như thế nào. Từ đó chúng ta tìm cách thấu cảm với những thử thách, khó khăn mà con gặp phải để hỗ trợ.
Thấu hiểu là nguyên tắc số một khi rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học
Tạo cơ hội để trẻ thay đổi
Trong cuộc sống bất cứ ai cũng không tránh khỏi lỗi lầm, nếu trẻ mắc lỗi thay vì chỉ trích, cha mẹ hãy tạo cơ hội để con thay đổi, sữa chữa và học hỏi từ những vấp ngã. Khi có cơ hội sửa sai trẻ sẽ nhận thức được hậu quả hành động của mình, rút kinh nghiệm và có ý thức hơn trong tương lai để trở nên trưởng thành hơn.
Kiểm soát lời chỉ trích
Trong bất cứ tình huống nào, mỗi người trong chúng ta đều không thích nghe những lời chỉ trích. Đặc biệt là trẻ em, nếu thường xuyên nhận phải những lời quát mắng, các bé sẽ trở nên buồn rầu, chán nản thậm chí là phẫn uất. Cha mẹ chỉ trích sẽ khiến con cái khó mở lòng, không muốn chia sẻ, không tìm đến khi gặp khó khăn. Vì vậy khi rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học, mỗi chúng ta cần kiểm soát lời nói của mình, cư xử một cách nhẹ nhàng, hãy chọn phê bình kết hợp với khen ngợi, động viên sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong quá trình giáo dục con cái.
Khen ngợi đúng lúc
Khen ngợi và khích lệ trẻ là việc làm cần thiết trong suốt hành trình lớn lên, học tập, phát triển của con. Phụ huynh nên tránh việc quát mắng để tránh gây ra sự sợ hãi hay phân uất cho trẻ. Thay vào đó những lời động viên kịp thời, công nhận thành tích trẻ đạt được sẽ giúp các con có động lực để phấn đấu, phát triển lòng tin với bản thân. Đây cũng là 1 trong những cách hiệu quả kéo gần quan hệ thân thiết giữa người lớn và trẻ, giúp con dễ mở lòng hơn với cha mẹ mình.
Người lớn cần kiểm soát lười chỉ trích khi giáo dục trẻ
Làm gương cho trẻ
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học, trong đó làm gương chính là 1 trong những cách giáo dục mang lại hiệu quả tốt nhất. Từ khi trẻ sinh ra đã hình thành sợi dây gắn kết mật thiết với phụ huynh, khi trẻ đến trường các em gần gũi với thầy cô giáo. Vì vậy những kiến thức từ cha mẹ, thầy cô sẽ được trẻ tiếp nhận nhiều nhất. Sự mẫu mực của người lớn là thước đo và đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc dạy dỗ trẻ. Vì vậy người lớn cần gương mẫu trong từng lời nói, cử chỉ hành động để thuyết phục và là tấm gương cho trẻ noi theo.
Đưa ra sự lựa chọn
Đưa ra sự lựa chọn và trao quyền cho con lựa chọn sẽ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng, con sẽ nhanh chóng học hỏi được kỹ năng sống cho mình. Từ đó, phụ huynh cũng giúp trẻ bồi dưỡng sự chủ động, tự tin, phát triển tư duy phản biện và hình thành khả năng vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Đây là kinh nghiệm hay khi rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học giúp nuôi dưỡng sự phát triển cá nhân, trẻ có cơ hội bộc lộ tính cách, sở trường của mình, đặt nền tảng cho việc ra quyết định có trách nhiệm trong cuộc sống.
>>>> Xem ngay: 11 phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Học sinh Dewey Schools được trang bị kỹ năng sống từ bậc tiểu học
The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế liên cấp từ bậc tiểu học đến THPT hàng đầu tiên phong mang đến nền giáo dục đẳng cấp thế giới. Chương trình giáo dục của nhà trường là sự kết hợp hài hòa tinh hoa giáo dục truyền thống và nền giáo dục hiện đại Hoa Kỳ, áp dụng phương pháp Tư duy thiết kế (Design Thinking). Phương pháp khuyến khích người học tự thiết kế giải pháp cho các vấn đề, giúp trẻ hình thành khả năng chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh, không ngại thách thức hay thất bại.
Học sinh Dewey School được trang bị kỹ năng sống từ bậc tiểu học
Không chỉ chú trọng tri thức, học sinh Dewey School được trang bị kỹ năng sống cho trẻ tiểu học từ rất sớm. Các em được học các kỹ năng cơ bản, cần thiết thông qua các giờ học tập trên lớp, giờ thực hành, các câu lạc bộ sở thích, các chương trình ngoại khóa… Thông qua quá trình học tập, trẻ được khuyến khích thỏa sức khám phá thế mạnh của bản thân, theo đuổi đam mê, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, sự độc lập và tự chủ.
Nhà trường xác định rõ vai trò lớn của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nên chú trọng đầu tư cho hoạt động này. Chương trình học của nhà trường được nghiên cứu kỹ lưỡng, thiết kế hoa học, chú trọng phát triển tố chất tốt cho từng học sinh. Đây là chương trình nhận đánh giá cao từ nhiều chuyên gia giáo dục, phụ huynh và học sinh, được xem là chương trình phát triển toàn diện các kỹ năng sống cho tiểu học cho trẻ.
Nhà trường xác định rõ vai trò lớn của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Để nhận tư vấn chi tiết về chương trình học, thăm quan cơ sở sở vật chất nhà trường quý vị phụ huynh, học sinh vui lòng ghé thăm hoặc liên hệ với The Dewey Schools chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là vấn đề cần được thực hiện sớm, đóng vai trò cần thiết trên hành trình học tập, rèn luyện phát triển toàn diện của mỗi học sinh. Hy vọng nội dung bài viết trên đây sẽ là thông tin hữu ích giúp chúng ta có phương pháp giảng dạy thích hợp cho trẻ. Dewey Schools luôn sẵn sàng hợp tác, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong hành trình dạy kỹ năng sống cho con em mình để đạt được hiệu quả như mong đợi.