Dinh dưỡng học đường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày của trẻ, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ. Vì vậy trẻ cần chăm sóc tại trường với chế độ dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc sức khỏe hiện tại và xây dựng nền tảng cho tương lai.
Cùng Dewey Schools tham khảo thông tin về tình trạng các cách cải thiện dinh dưỡng trường học tại Việt Nam hiện nay nhé.
Tình trạng dinh dưỡng học đường tại Việt Nam hiện nay
Tình trạng dinh dưỡng học đường tại Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung là vấn đề được quan tâm. Bởi dinh dưỡng có liên quan đến sự phát triển toàn diện của trẻ, phản ánh tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia trong tương lai.
Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế, xã hội dinh dưỡng cho trẻ được nhà nước đặt mục tiêu quan tâm và đưa vào Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. Hiện nay kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người dân đã không ngừng nâng lên và đạt được kết quả đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe cho trẻ.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm đều hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi (tỷ lệ cân nặng/ tuổi). Tuy nhiên vẫn còn 20/ 63 tỉnh có trên 20% trẻ dưới 5 tuổi có mức suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi, là mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi giảm đáng kể (tỷ lệ chiều cao/ tuổi), nhưng Việt Nam vẫn nằm trong 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trong phạm vi toàn cầu.
Dinh dưỡng học đường là vấn đề được cả xã hội quan tâm
Trên thực tế vẫn còn nhiều trẻ em mắc các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng và đang có dấu hiệu gia tăng ở lứa tuổi học sinh. Các số liệu dưới đây cho thấy gánh nặng dinh dưỡng trẻ em ở tuổi học đường đang là vấn đề cần có sự quan tâm của toàn xã hội, chứ không riêng đối với ngành Y tế.
- Béo phì: Theo số liệu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia tỷ lệ trẻ em béo phì, thừa cân ở đô thị tăng từ 8,5% (năm 2010) lên 19% (năm 2020), đặc biệt tăng nhanh chóng ở cà thành phố lớn. Nguyên nhân bệnh lý cho chế độ ăn uống không lành mạnh, thói quen sử dụng thực phẩm ăn nhanh giàu năng lượng nhưng ít hoạt động thể chất.
- Suy dinh dưỡng: Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất quan trọng vẫn còn cao ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng có giảm đáng kể trong những năm gần đây nhưng vẫn còn cao.
- Chế độ ăn uống học đường: Chất lượng bữa ăn của một số trường học còn chưa đảm bảo về dinh dưỡng, thực phẩm thiếu sự đa dạng. Các bữa ăn thiếu hoa quả, không đủ rau xanh trong khi thừa đường và chất béo.
- Giáo dục dinh dưỡng: Mặc dù việc giáo dục dinh dưỡng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức y tế quan tâm, triển khai nhiều chương trình nhưng hiệu quả còn hạn chế. Phụ huynh và học sinh còn thiếu sót về kiến thức dinh dưỡng dẫn đến lựa chọn và chế biến thực phẩm chưa hợp lý.
Đứng trước tình trạng chất lượng dinh dưỡng học đường còn đang yếu kém tại Việt Nam hiện nay, việc cải thiện dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe cho học sinh. Chúng ta cần giải quyết cả vấn đề thiếu hụt các vi chất và các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng.
>>> Xem thêm: 6+ bệnh học đường thường gặp ở trường học có thể bạn không biết
Thói quen ăn uống của học sinh
Nhiều học sinh hiện nay có thói quen ăn uống chịu ảnh hưởng của các chiến dịch quảng cáo tiếp thị từ các công ty sản xuất thực phẩm ăn sẵn. Sự đa dạng của các món ăn, hình thức sản phẩm mới lạ, kết hợp với tâm lý muốn trải nghiệm, tìm hiểu khiến thói quen ăn uống của trẻ thay đổi nhiều so với trước đó.
Một số thói quen ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng học đường của học sinh khá phổ biến như sau:
- Trẻ có xu hướng uống các loại nước tăng lực, nước ngọt có ga, nước uống đóng chai sẵn.
- Tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh không có lợi cho sức khỏe như gà rán, mì gói, kẹo, snack…
- Xu hướng ăn với khẩu phần lớn, nhiều chất đạm (chủ yếu là thịt) so với nhu cầu
- Nhiều học sinh có xu hướng ăn hàng rong, quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như trái cây ngâm nước màu, bánh tráng trộn, đường hóa học…
- Ăn ít trái cây, rau củ
- Ăn chưa đảm bảo nhu cầu về sữa và sản phẩm từ sữa
- Trẻ có xu hướng ăn sáng qua loa hoặc bỏ ăn sáng, ăn không đúng giờ giấc, ăn quá khuya, ăn rất no vào chiều và tối
Những thói quen ăn uống không khoa học, không tốt trên đây là 1 trong những nguyên nhân gây lên các rối loạn dinh dưỡng của học sinh. Trong khi tầm quan trọng của dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy cần hướng các em đến việc rèn luyện, duy trì thói quen ăn uống lành mạnh.
Thói quen ăn uống của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dinh dưỡng học đường
Tầm quan trọng của dinh dưỡng học đường cho học sinh
Dinh dưỡng học đường là nền tảng đóng vai trò lớn đến sự phát triển sức khỏe, thể chất và trí tuệ của học sinh. Dưới đây là giải thích về tầm quan trọng của dinh dưỡng cho trẻ:
- Hỗ trợ phát triển toàn diện: Cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo cân bằng với chế độ ăn uống lành mạnh hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện. Trẻ cần nhu cầu các khoáng chất cần thiết như vitamin, protein, chất béo để phát triển chiều cao, tăng cường miễn dịch, phát triển trí tuệ… Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến chậm phát triển, suy dinh dưỡng và các vấn đề khác như giảm khả năng học tập, kém tập trung.
- Phòng ngừa bệnh tật: Khi cung cấp cho trẻ 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể hỗ trợ phòng ngừa các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, thiếu máu do thiếu sắt, loãng xương do thiếu canxi, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi…Cải thiện dinh dưỡng trường học giảm nguy cơ mắc bệnh thường gặp này và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ.
- Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: Trường học là nơi lý tưởng để thực hiện giáo dục cho trẻ về thói quen ăn uống lành mạnh thông qua các giờ học, giờ ngoại khóa, cung cấp bữa ăn dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng… Từ đó, giúp thể thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học từ sớm mang lại lợi ích cho sức khỏe suốt đời.
- Tăng cường hiệu quả học tập: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối có liên quan chặt chẽ đến khả năng học tập của trẻ, giúp các bé có xu hướng học tốt hơn, có trạng thái tinh thần tốt, tập trung cao và ít mệt mỏi. Nếu ngược lại, trẻ thiếu dinh dưỡng thường uể oải, xử lý thông tin và ghi nhớ kém, gặp khó khăn trong việc tập trung.
- Góp phần cho sự phát triển xã hội bền vững: Dinh dưỡng đảm bảo không chỉ ảnh hưởng tốt cho sức khỏe của học sinh mà còn góp phần cho sự phát triển của xã hội bền vững. Các em học tập tốt hơn, hình thành năng lực, đóng góp tích cực và sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.
Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng tốt cho sự phát triển của trẻ về thể chất, sức khỏe và trí tuệ. Nếu trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng, mất cân đối dễ dẫn đến béo phì – thừa cân, bệnh mạn tính nguy hại như tim mạch, đái tháo đường, huyết áp… Ngược lại nếu chế độ dinh dưỡng nghèo nàn dẫn đến suy dinh dưỡng, thiết máu, chậm phát triển, không đủ năng lượng cho quá trình học tập, vận động và vui chơi.
Dinh dưỡng học đường có tầm quan trọng giúp hỗ trợ phát triển toàn diện
>>> Xem ngay: Sức khỏe học đường – Bảo vệ sức khỏe toàn diện cho học sinh
Cải thiện dinh dưỡng học đường
Cải thiện dinh dưỡng học đường là chiến lược quan trọng góp phần tăng cường sức khỏe cho trẻ và cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo tương lai của thế hệ trẻ. Học sinh được hưởng thụ bữa ăn học đường với đa dạng thực phẩm, dinh dưỡng cân đối giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý rối loạn liên quan đến dinh dưỡng và các bệnh không lây nhiễm. Số lượng bữa ăn thay đổi theo loại hình tổ chức của trường học như nội trú, bán trú hay cấp học. Trong đó yêu cầu có đủ 4 nhóm thực phẩm chính là chất đạm (protein), đường (glucid), chất béo (lipid), vitamin và khoáng chất với điều chỉnh phù hợp nhu cầu lứa tuổi như sau:
Đối với trẻ mầm non (<36 tháng)
- Chất đạm (protein): Hàm lượng chất đạm cung cấp khoảng 13% – 20% năng lượng của khẩu phần ăn.
- Chất béo (lipit): Hàm lượng chất béo cung cấp khoảng 30% – 40% năng lượng của khẩu phần ăn.
- Chất bột (gluxit): Hàm lượng chất bột cung cấp khoảng 47% – 50% năng lượng của khẩu phần ăn.
Đối với trẻ mầm non (36 – 72 tháng)
- Chất đạm (protein): Hàm lượng chất đạm cung cấp khoảng 13% – 20% năng lượng của khẩu phần ăn.
- Chất béo (lipit): Hàm lượng chất béo cung cấp khoảng 25% – 35% năng lượng của khẩu phần ăn.
- Chất bột (gluxit): Hàm lượng chất bột cung cấp khoảng 52% – 60% năng lượng của khẩu phần ăn.
Đối với học sinh tiểu học (6-11 tuổi)
- Chất đạm (protein): Hàm lượng chất đạm cung cấp khoảng 13% – 20% năng lượng của khẩu phần ăn.
- Chất béo (lipit): Hàm lượng chất béo cung cấp khoảng 20% -30% năng lượng của khẩu phần ăn.
- Chất bột (gluxit): Hàm lượng chất bột cung cấp khoảng 55% – 65% năng lượng của khẩu phần ăn.
Ngoài các nhóm thực phẩm chủ yếu từ chất đạm, chất bột đường và chất béo cần cung cấp cho trẻ đủ các vi chất quan trọng như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, B, C, D và chất xơ.
Chú trọng cải thiện dinh dưỡng học đường phù hợp với lứa tuổi
10 nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm
Đảm bảo an toàn thực phẩm có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, liên quan đến sự phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Để đảm bảo sức khỏe học sinh, nhà trường và các cơ sở giáo dục cần thực hiện nghiêm ngặt 10 nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO):
- Chọn thực phẩm an toàn và tươi: Ưu tiên chọn và sử dụng thực phẩm tươi, an toàn không có dấu hiệu bị ô nhiễm hay hư hỏng
- Nấu chín kỹ: Đảm bảo nấu chín kỹ thực phẩm trước khi ăn ở nhiệt độ thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
- Ăn ngay sau khi nấu: Nên ăn ngay thức ăn sau khi nấu, hạn chế để nguội tránh trường hợp vi khuẩn phát triển có thể dẫn đến ngộ độc
- Bảo quản đúng quy định: Cần thực hiện bảo quản thức ăn đã nấu chín cẩn thận, đúng quy định, giữ thức ăn chín ở nhiệt độ an toàn, tránh để lâu trong nhiệt độ phòng.
- Nấu lại thức ăn: Khi thức khăn để nguội cần hâm nóng, nấu chín kỹ để đảm bảo diệt vi khuẩn
- Tránh ô nhiễm chéo: Giữ riêng thức ăn sống và chín, không cho thức ăn tiếp xúc với bề mặt bẩn, ô nhiễm.
- Rửa tay sạch: Trước khi chế biến thực phẩm và sau mỗi lần gián đoạn công việc cần rửa tay kỹ lưỡng để đảm bảo vệ sinh.
- Giữ sạch bề mặt chế biến: Cần giữ sạch tất cả các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, vệ sinh thường xuyên sạch sẽ
- Che đậy thực phẩm: Che đậy bảo vệ thực phẩm tránh khỏi côn trùng và các động vật khác
- Sử dụng nguồn nước sạch: Chỉ sử dụng nước sạch an toàn (không màu, không có mùi vị lạ, không chứa mầm bệnh) để rửa và chế biến thực phẩm.
>>> Xem thêm: Quy định về an toàn thực phẩm trong trường học
Một số lưu ý khi xây dựng bữa ăn học đường cho trẻ
Bữa ăn cho học sinh cần đa dạng thực phẩm đảm bảo cân đối, hợp lý và khoa học
Khi xây dựng bữa ăn học đường cho trẻ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thiết lập thực đơn đảm bảo cân đối, hợp lý và khoa học
- Bữa ăn cho học sinh cần đa dạng thực phẩm với tối thiểu trên 10 loại khác nhau thuộc ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm cần thiết theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới như lương thực (gạo, khô khoai, sắn…), các loại hạt (đậu, đỗ, lạc, vừng…), sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt và hải sản, trứng và sản phẩm từ trứng, rau củ (cà rốt, bí ngô, cải bó xôi, củ cải…), các loại dầu ăn và mỡ. Tỷ lệ các nhóm chất trong bữa ăn cung cấp đủ dưỡng chất, năng lượng cho trẻ theo từng độ tuổi đáp ứng cho sự phát triển toàn diện.
- Các loại thực phẩm sử dụng có sẵn tại địa phương đảm bảo tươi và an toàn, chế biến phù hợp với khẩu vị của học sinh. Bữa ăn cho trẻ chế biến đủ món xào, mặn, canh và tráng miệng.
- Thực đơn yêu cầu có sữa tươi và chế phẩm từ sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo quy định.
- Món ăn chế biến hạn chế sử dụng muối, đường, trong đó lượng đường không quá 15g/ học sinh/ ngày; lượng muối không quá 3g/ngày đối với trẻ dưới 5 tuổi, không quá 4g/ ngày đối với học sinh bậc tiểu học; đối với trẻ dưới 1 tuổi không nên thêm muối, gia vị vào thực đơn; trong chế biến thức ăn cho học sinh nên sử dụng muối iod.
- Đảm bảo tỷ lệ các nhóm chất trong bữa ăn của trẻ với các độ tuổi khác nhau nhằm đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho sự phát triển toàn diện.
- Tăng cường phổ biến kiến thức cho trẻ về dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách chế biến thức ăn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng học đường hợp lý, cung cấp đủ nhóm thực phẩm thiết yếu giúp trẻ duy trì sức khỏe, hỗ trợ học tập hiệu quả. Đồng thời chú trọng giáo dục dinh dưỡng, nâng cao nhận thức về thực phẩm an toàn trong trường học sẽ tạo nền tảng vững chắc cho thói quen ăn uống khoa học. Từ đó góp phần phát triển thế hệ trẻ em tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh cho tương lai.