Học thông qua chơi là phương pháp giáo dục được ưa chuộng, đánh giá cao và áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non tại Việt Nam và trên thế giới. Phương pháp tạo ra sự hứng thú cho trẻ, mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, The Dewey Schools mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Học thông qua chơi là như thế nào?
Tại nhiều trường học ở Việt Nam, quan điểm giáo dục còn đặt nặng lý thuyết, hạn chế thực hành khiến học sinh trở nên thụ động, áp lực thậm chí là nhàm chán dẫn đến không yêu thích việc học. Trẻ không biết cách áp dụng kiến thức vào thực tiễn, hạn chế khả năng tư duy sáng tạo.
Đối với việc học của trẻ, hiện nay phổ biến 2 quan điểm của phụ huynh. Ở nhóm thứ nhất, cha mẹ cho rằng trẻ mầm non còn nhỏ nên việc học hành quá sớm sẽ làm mất tuổi thơ, trẻ nên được tự do vui chơi, việc học không cần quá áp lực. Với nhóm thứ 2, phụ huynh khá sốt sắng và nóng vội, ép con học khiến trẻ ít có không gian vui chơi một cách thoải mái. Đối với quan điểm học ra học, chơi ra chơi phải nghiêm túc hay chưa cần thiết phải học cứ thoải mái vui chơi là 2 tâm lý giáo dục đều mang những điểm hạn chế.
Học thông qua chơi là như thế nào?
Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia thống nhất rằng “học qua trò chơi” là phương pháp tốt nhất cho trẻ mầm non. Học thông qua chơi là gì và hiểu đúng là như thế nào? Học thông qua các trò chơi là lồng ghép nội dung tri thức, kỹ năng vào các trò chơi có tính định hướng. Đây là phương pháp giáo dục khoa học, phương pháp học tập tiên tiến được áp dụng tại nhiều nước phát triển trên thế giới.
Học thông qua chơi là hướng tiếp cận giáo dục mới học sinh được trải nghiệm, khám phá, tương tác và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Giáo viên đóng vai trò là người kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi để thúc đẩy sự tự chủ, tham gia của học sinh. Thầy cô lồng ghép các bài học, kiến thức mới vào hoạt động trò chơi náo nhiệt nhưng có tính định hướng cho trẻ. Thông qua đó góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Vì vậy nếu trẻ được vui chơi tự do, không kiểm soát thì không được coi là hình thức học thông qua chơi. Vậy đâu là tiêu chí phân biệt giữa 2 hoạt động học mà chơi và hoạt động bình thường?
Tiêu chí làm nên sự khác biệt của phương pháp giáo dục học thông qua việc chơi:
- Hoạt động giáo dục cho trẻ có mục đích
- Hoạt động giáo dục lồng ghép kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép theo đúng tâm lý tạo nên sự hứng thú của học sinh
- Trò chơi trong giáo dục mang tính định hướng, giáo dục, ý nghĩa và có chủ đích
>> Xem thêm: Phương pháp giảng dạy vừa học vừa chơi giúp trẻ học tập hiệu quả
5 đặc điểm của phương pháp học thông qua chơi
Học thông qua vui chơi là phương pháp giáo dục được ưa chuộng và áp dụng phổ biến bởi đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc rèn luyện, hoàn thiện và giúp học sinh phát triển toàn diện. Dưới đây là 5 đặc điểm của phương pháp học thông qua chơi, giáo viên có thể chọn phối hợp để đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Các đặc điểm của phương pháp học thông qua việc chơi bao gồm: vui vẻ, tương tác xã hội, chủ động tham gia, kết nối với thực tế và cơ hội trải nghiệm. Cụ thể:
Tạo ra sự vui vẻ cho trẻ
Học thông qua chơi là cách để giáo viên tạo ra sự vui vẻ và không khí hào hứng, náo nhiệt cho quá trình học tập của học sinh. Thầy cô có thể lồng ghép thêm các tình huống, thử thách khó để học sinh thể hiện, phát huy tài năng và quan điểm của bản thân. Từ đó dễ dàng động viên, khuyến khích và thúc đẩy trẻ trở nên tự tin trước đám đông. Các em sẽ hào hứng tương tác, tham gia tích cực vào bài học và sẵn sàng chủ động, tiếp thu các kiến thức mới.
Học thông qua chơi giúp trẻ trở nên vui vẻ và hứng thú học tập hơn
Các hoạt động thúc đẩy tương tác xã hội
Để đạt được mục tiêu tăng cường thúc đẩy tương tác xã hội cho trẻ giáo viên có thể tổ chức các trò chơi gắn kết cá nhân, làm việc nhóm… tạo cơ hội cho học sinh làm quen, tương tác với nhau. Những quy tắc nhỏ được thêm vào các hoạt động học thông qua chơi sẽ làm tăng tính hấp dẫn khi tổ chức trò chơi. Ví dụ yêu cầu học sinh đặt câu hỏi liên quan đến chủ đề, đề nghị các em tìm câu trả lời…
Duy trì sự tương tác, thôi thúc trẻ tích cực tham gia hoạt động sẽ giúp các em tập trung và tiếp thu tốt hơn. Thường xuyên đặt câu hoirsex giúp trẻ cải thiện khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề không ngừng. Đây cũng là cách để trẻ hoàn thiện kỹ năng đặt câu hỏi.
Kết nối giữa môn học với thực tế
Kết nối giữa môn học với thực tế là hoạt động giáo dục ý nghĩa không chỉ giúp trẻ học nhanh, nhớ lâu mà còn giúp các em hình thành khả năng giải quyết vấn đề. Giáo viên nên chọn các hoạt động giáo dục mang tính ý nghĩa, có tính ứng dụng cao trong các giờ học. Kết nối môn học với thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, xác định được các mối liên hệ thường nhật với kiến thức trong bài học của các môn học.
Kết nối môn học với thực tế vô cùng quan trọng của việc học thông qua chơi
Ví dụ: Thay vì dạy trẻ phép toán khô khan như 2 + 3 = 5 trong môn toán, thầy cô có thể đưa ra câu hỏi “Bé có 2 quả cam, cô cho bé thêm 3 quả nữa, vậy bé có tất cả bao nhiêu quả cam”. Từ đó chúng ta tiếp tục hướng dẫn để trẻ hiểu ý nghĩa của các phép tính cộng, trừ.
Tương tự như vậy, đối với các môn tự nhiên, xã hội hay tiếng Việt, giáo viên có thể thay đổi hình thức rèn luyện sinh động, thực tế hơn giúp trẻ hào hứng. Ví dụ để giúp trẻ luyện chữ hãy cho các em tham gia viết báo tường. Để giúp trẻ học cách viết 1 bài thơ hãy yêu cầu trẻ viết 1 bài thơ về người mà em yêu quý. Đây sẽ là hoạt động học tập chủ động, trải nghiệm có ý nghĩa với các bé.
Học sinh chủ động tham gia
Học sinh chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động học thông qua chơi chính là hiệu quả mà phương pháp đạt được. Giáo viên nên áp dụng các trò chơi phù hợp với năng lực, phát triển tư duy và kỹ năng của trẻ như trò giải mã câu đố, thông qua bài toán tìm kho báu…
Trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm hơn
Khi trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm, sẽ đưa ra được nhiều phương thức giải quyết các tình huống hay vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Thông qua thực hành trẻ tự rút kinh nghiệm, kết luận hay các bài học quý báu cho bản thân. Do đó giáo viên nên cho phép các bé được trải nghiệm nhiều lần các phương thức để giải quyết 1 tình huống hay 1 vấn đề.
Ví dụ: Khi trẻ đọc từ tiếng Anh, hãy cho trẻ nghe và đọc lại nhiều lần. Trong mỗi lần nghe và đọc lại trẻ tự nhận ra lỗi sai và sửa để đạt được kết quả như mong đợi.
Xem thêm: Dạy học trải nghiệm là gì? Cách áp dụng dạy học trải nghiệm
Lợi ích của phương pháp học thông qua chơi cho trẻ
Mô hình học thông qua chơi khác hoàn toàn so với mô hình học truyền thống. Thay vì hình thức giáo viên giảng, học sinh nghe một cách thụ động, ghi chép hay ghi nhớ thì trẻ được vui chơi, vận động tiếp thu kiến thức, kĩ năng một cách chủ động. Điểm khác biệt quan trọng này đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển của trẻ bởi nó có tác động khơi dậy bản năng tìm tòi, khám phá và liên tục học hỏi của mỗi em học sinh.
Học thông qua chơi giúp trẻ giải phóng năng lượng, phát triển thể chất
Hình thích giáo dục qua việc chơi mang đến cho trẻ nhiều lợi ích vượt trội:
- Thông qua chơi trẻ được giải phóng năng lượng, phát triển thể chất và duy trì sức khỏe.
- Trẻ hào hứng, chủ động tham vào việc học từ đó khơi dậy mong muốn, trí tò mò, khả năng khám phá, học hỏi liên tục.
- Tương cường sự tương tác 2 chiều giữa giáo viên, học sinh và bạn bè xung quanh giúp trẻ học được các điều khiển, thể hiện cảm xúc cá nhân, tự tin trong giao tiếp xã hội.
- Khuyến khích các bé tư duy linh hoạt, đối với mỗi yêu cầu bài học sẽ có 1 kết quả khác nhau. Do đó trẻ thích ứng với sự thay đổi, chuẩn bị sẵn sàng các kỹ năng cần thiết để trở thành công dân toàn cầu trong tương lai
- Các trò chơi mang tính giáo dục giúp trẻ hình thành thái độ tích cực, niềm yêu thích học tập. Các trò chơi mang tính giáo dục giúp trẻ thay đổi thái độ trở nên tích cực học tập. Thông qua sự đồng hành của thầy cô và gia đình trẻ hào hứng, kiên trì với việc học. Đây là thói quen tốt cho hành trình học tập lâu dài của trẻ sau này.
Ngoài thời gian trẻ học tập tại trường, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên áp dụng hình thức học thông qua chơi cho trẻ tại nhà. Thay vì ép buộc, liên tục nhắc nhở con về các chương trình học cha mẹ nên dành thời gian ngồi học cùng trẻ. Phụ huynh cần giữ tâm thế là người học, cùng chú tâm trao đổi cùng con như người bạn đồng hành.
Bên cạnh đó chúng ta đừng quên khuyến khích, tương tác, động viên để con cảm thấy thoải mái, phấn khích. Đồng hành cùng con trên hành trình học tập giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề học tập, những khó khăn trẻ có thể gặp phải để kịp thời hỗ trợ và chia sẻ khi cần. Các bài học của trẻ vì có sự đồng hành của cha mẹ trở nên hấp dẫn khiến con hào hứng và rèn luyện tính kiên trì xuyên suốt buổi học.
Cách áp dụng học thông qua chơi trong thực tế
Hoạt động học thông qua chơi thực tế của trẻ tại trường
Khi giáo dục bắt đầu chú trọng vào việc phát triển toàn diện tri thức, năng lực và phẩm chất của người học, nhiều trường đã áp dụng phương pháp giáo dục học thông qua việc chơi. Các trường không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế các hoạt động vui chơi có ý nghĩa, đáp ứng mục đích và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Thông qua hoạt động trẻ tiếp thu được kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát huy tính chủ động, tích cực trong việc học.
Áp dụng phương pháp học thông qua chơi trên thực tế bao gồm 2 hình thức: học thông qua việc chơi tự do và học thông qua việc chơi có định hướng. Thông qua cách tiếp cận này, có thể tổ chức hoạt động học tập tại bất cứ điều kiện nào một cách dễ dàng. Bên cạnh đó các loại hình thay đổi linh hoạt tùy thuộc mục đích tổ chức. Ví dụ:
- Hoạt động Show and tell tổ chức cho trẻ từ 3 tuổi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng thuyết trình. Đồng thời tạo điều kiện cho các bé hình thành kỹ năng chuẩn bị, tổ chức, ý thức trách nghiệm về công việc mình được giao.
- Các hoạt động trong các dịp lễ tết cổ truyền như làm bánh trung thu, gói bánh chưng, làm bánh trôi… giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, sự khéo léo, tư duy khoa học xã hội và tăng cường sự hiểu biết về các ngày lễ của dân tộc.
- Các hoạt động đóng vai được trẻ mầm non yêu thích như làm bác sĩ, đi chợ mua đồ, đi siêu thị chọn sách… giúp trẻ phát huy khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, xử lý các tình huống thực tế, thể hiện ngôn ngữ và cử chỉ.
- Tổ chức học toán qua trò chơi trí nhớ, trò chơi xếp hình… giúp trẻ phát triển tư duy logic. Học toán qua các trò chơi vận động như nhảy lò cò, cua cắp… giúp trẻ phát triển đồng thời cả về trí thức và kỹ năng vận động.
Ngoài ra tại các trường tư thục, dân lập, trường quốc tế thường xuyên tổ chức các buổi dã ngoại ngoài trời như thăm quan sở thú, đến các trang trại… trẻ vừa được vui chơi, vừa khám phá thế giới và tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình. Tùy thuộc vào lứa tuổi, các giai đoạn phát triển khác nhau, nhà trường và giáo viên tổ chức các trò chơi phù hợp để phát huy tối đa khả năng của trẻ. Bên cạnh đó nhà trường còn chú trọng vào sở thích riêng của từng bé để giúp các em bộc lộ và phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Trên đây là các chia sẻ từ The Dewey Schools về phương pháp giáo dục Học thông qua chơi. Hy vọng thầy cô và phụ huynh sẽ tạo môi trường học tập vui chơi tích cực để trẻ có điều kiện phát triển toàn diện. Đừng quên theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật các thông tin mới nhất trong lĩnh vực giáo dục nhé.
—-
The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế song ngữ tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, là trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, đến nay Trường quốc tế Dewey Schools đã có cho mình hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên, 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Dewey Schools còn ghi điểm trong mắt phụ huynh bởi chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật giúp học sinh có được hành trang tốt nhất để bước vào đời.
Thông tin cơ bản:
- Hotline: 19003293
- Website: https://thedeweyschools.edu.vn/
- Trường Dewey học phí