Rèn luyện trí nhớ tốt giúp chúng ta thuận lợi trong việc học tập, công việc, cuộc sống. Đặc biệt khi có trí nhớ tốt trẻ sẽ tránh được những bệnh về trí nhớ hay các chứng lãng quên. Vậy đâu mới là cách ghi nhớ lâu hiệu quả cho trẻ, hãy cùng Dewey Schools điểm qua nội dung bài viết dưới đây để tìm ra đáp án nhé.
Tìm hiểu và rèn luyện cách ghi nhớ lâu có tác dụng lớn với mỗi người
Tìm hiểu và rèn luyện cách ghi nhớ nhanh và lâu rất quan trọng vì có tác dụng lớn đối với trẻ:
- Tiết kiệm thời gian: Khi trẻ có khả năng ghi nhớ tốt, các em sẽ không cần mất nhiều thời gian để ghi nhớ thông tin, góp phần tăng hiệu suất học tập và làm việc.
- Tăng sự tự tin: Khả năng nhớ nhanh và lâu giúp trẻ tự tin hơn khi phải trình bày những thông tin cần thiết, trong nhiều tình huống khác nhau.
- Cải thiện suy luận: Nếu trẻ nhớ nhanh, nhớ lâu sẽ dễ dàng liên kết các thông tin khác nhau, suy luận tốt để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác.
- Tăng khả năng ghi nhớ: Thường xuyên rèn luyện khả năng ghi nhớ là cách để trẻ cải thiện kỹ năng ghi nhớ của mình. Từ đó việc ghi nhớ thông tin sẽ trở nên dễ dàng giúp các em học tập và làm việc hiệu quả.
- Giảm căng thẳng: Ghi nhớ tốt kiến thức, kỹ năng, sự kiện giúp trẻ tự tin đối phó và vượt qua những tình huống khó khăn gặp phải trong cuộc sống.
Việc ghi nhớ và rèn luyện cách ghi nhớ lâu cho trẻ rất quan trọng, là kỹ năng nên được rèn luyện từ sớm. Rèn luyện theo 12 cách dưới đây một cách kiên trì các em sẽ sớm hình thành kỹ năng cho mình.
Có thể cha mẹ quan tâm: Học tập tự giác tích cực: Tầm quan trọng và cách rèn luyện
Luyện tập thường xuyên cho não bộ
Luyện tập thường xuyên cho não bộ là một trong những cách ghi nhớ lâu được áp dụng phổ biến. Lao động trí não thường xuyên, liên tục giúp các em xử lý và ghi nhớ thông tin tốt hơn. Tuy nhiên mỗi người cần chọn hoạt động, thời gian luyện tập phù hợp. Hãy bắt đầu bằng việc pháp vỡ những thói quen hàng ngày của chính mình và đưa ra những thách thức để phát triển bộ não theo lộ trình mới. Cụ thể:
- Làm quen những điều mới mẻ: Mỗi một đứa trẻ đều có vùng an toàn của bản thân, để rèn luyện trí não cần vượt ra khỏi vùng này, tiến tới những hoạt động mới lạ, học hỏi và phát triển kỹ năng mới.
- Thách thức trí nhớ: Cần tăng cường trí não thông qua việc thực hiện khả năng tập trung và chú ý hoàn toàn. Hãy giúp não bộ của trẻ được rèn luyện liên tục với những bài tập thách thức trí nhớ để đạt được như kỳ vọng.
- Hình thành kỹ năng: Khi luyện tập thì nên bắt đầu rèn luyện với cấp độ dễ nhất. Sau đó tiếp tục thực hiện kỹ năng lặp đi lặp lại đến khi đạt được trình độ mong đợi và tiếp tục với cấp độ cao hơn.
Rèn luyện não bộ là cách giúp trẻ ghi nhớ lâu hiệu quả nhất
Chọn lọc thông tin học tập
Kho tàng kiến thức của nhân loại là vô tận và hiện nay chúng ta có nhiều cách để cập nhật kiến thức. Tuy nhiên trẻ cần lưu ý chọn lọc thông tin cần thiết, phù hợp với mục tiêu đã đặt ra. Đây cũng chính là cách ghi nhớ lâu và nhanh mà nhiều người chọn lựa.
Quá trình trau dồi kiến thức cần thực hiện thường xuyên, nhưng không phải là cố gắng nhồi nhét sẽ khiến trẻ cảm thấy quá tải. Các em cũng cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý cho học tập hay công việc để không phải vội vã khi đến kỳ thi, kỳ sát hạch…
Liên hệ với những gì đã học
Một cách ghi nhớ lâu và nhanh khác được nhiều người áp dụng để rèn luyện trí nhớ là liên hệ với những gì đã học. Phương pháp này được đánh giá cao về tính hiệu quả đối với học sinh, sinh viên và nhiều đối tượng khác.
Cách thực hiện là khi tiến hành nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, kỹ năng hay tài liệu mới, chúng ta nên dành một khoảng thời gian nhất định để tìm ra mối quan hệ giữa thông tin mới này với những gì đã biết. Khi các em đã hiểu rõ vấn đề, chủ động thiết lập mối quan hệ sẽ làm não bộ tăng khả năng ghi nhớ và nhớ lâu hơn.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Áp lực, căng thẳng và mệt mỏi chính là kẻ thù của trí não, nó sẽ khiến trẻ không thể ghi nhớ được bất cứ vấn đề gì. Vì vậy nếu các em quan tâm đến việc rèn luyện trí nhớ hãy chăm sóc tốt cho sức khỏe tinh thần. Đừng để tâm trạng không tốt làm ảnh hưởng đến tinh thần khiến những thông tin trẻ nhận được sẽ bị mã hóa và rơi vào quên lãng.
Sức khỏe tinh thần là yếu tố quan trọng trong đời sống cảm xúc, giúp trẻ có ý chí kiên cường, luôn nhìn nhận được những mặt tích cực của mọi vấn đề để tìm ra cách giải quyết hiệu quả. Để chăm sóc tốt sức khỏe tinh thần mỗi chúng ta nên:
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan sẵn sàng đối mặt với bất cứ tình huống hay hoàn cảnh nào trong học tập, công việc hay cuộc sống
- Xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập nâng cao sức khỏe
- Tích cực học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng để trở nên tự tin, chủ động
Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh giúp trẻ học tập tốt hơn
>> Xem thêm: Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh hiệu quả
Cách ghi nhớ lâu bằng sử dụng sơ đồ tư duy
Phương pháp ghi nhớ nhanh và lâu thông qua sơ đồ tư duy (Mindmap) đã và đang được nhiều người áp dụng và đánh giá cao. Phương pháp truyền tải thông tin vào não bộ và đưa thông tin ra ngoài, phương tiện để ghi chép sự sáng tạo cho não bộ. Sơ đồ tư duy là phương án sử dụng để tối ưu hóa khả năng thu thập, xử lý thông tin và ghi chép trong thời gian ngắn.
Cách ghi nhớ lâu bằng bản đồ tư duy là tạo ra một chủ đề ở chính giữa và các các nhánh con là kiến thức liên quan chứa từ khóa, màu sắc, hình ảnh… Mindmap là cách để ghi nhớ chi tiết, phân tích vấn đề hay tổng hợp thông tin tạo thành dạng lược đồ phân nhánh. Đây là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, giúp não bộ có khả năng liên hệ, liên lạc các dữ kiện với nhau. Sơ đồ tư duy có thể áp dụng cho bất cứ công việc tư duy, học tập, nghiên cứu, lên kế hoạch nào, đặc biệt có thể xây dựng cho chúng ta thói quen tốt hơn.
Tập luyện sức khỏe thể chất
Thường xuyên tập luyện nâng cao sức khỏe thể chất là một trong những phương pháp ghi nhớ nhanh và lâu góp phần ngăn ngừa bệnh Alzheimer nên áp dụng. Đây cũng chính là cách hướng tới mục tiêu sống khỏe, sống vui và lành mạnh. Nâng cao sức khỏe thể chất phòng ngừa bệnh tật, để có cơ thể linh hoạt và dẻo dai từ đó trẻ sẽ tập trung tốt, học tập và làm việc hiệu quả.
Một số mẹo giúp trẻ tập luyện sức khỏe thể chất hiệu quả:
- Chọn lựa và luyện tập môn thể thao phù hợp, yêu thích để tạo cảm giác hào hứng, duy trì quá trình tập luyện lâu dài
- Hãy rèn luyện từ từ, tránh nóng vội với cường độ cao, nên chia nhỏ mục tiêu luyện tập hàng ngày, hàng tuần để dễ dàng thực hiện
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị tập luyện để mang đến hiệu quả tốt nhất
- Lắng nghe sự thay đổi của cơ thể mỗi ngày để duy trì được trạng thái khỏe mạnh, suy nghĩ tích cực
Dạy cho người khác
Các em học sinh có thể chọn phương pháp dạy cho người khác để rèn luyện trí nhớ nhạy bén cho bản thân, đồng thời nâng cao khả năng tự tin của mình. Trong thời gian hướng dẫn người khác, trẻ đang dùng ngôn ngữ, kiến thức, kỹ năng của chính mình để diễn đạt những ý chính cho người khác hiểu và học tập. Vì vậy, trẻ không chỉ hệ thống lại những thông tin đã có mà cần phản ứng linh hoạt để liên kết, xâu chuỗi và khắc sâu thêm những kiến thức của bản thân.
Lưu ý, khi hướng dẫn cho người khác, các em không nhất thiết phải học thuộc lòng hay đọc chính xác tất cả nội dung trong sách vở đề cập đến. Hãy ghi nhớ những ý chính quan trọng, trao đổi một cách dễ hiểu giúp cho việc tiếp nhận thông tin của đối phương dễ dàng hơn.
Dạy cho người khác là cách ghi nhớ lâu tốt
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc duy trì và tăng cường khả năng ghi nhớ, mà còn bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện tâm trạng, tăng cường tuổi thọ. Thậm chí, một giấc ngủ ngắn sau khi trẻ học xong một cái gì đó cũng giúp quá trình ghi nhớ tốt hơn và nhanh hơn.
Ngủ ngon và đủ giấc góp phần sắp xếp lại ký ức, hình thành sự kết nối mạnh mẽ giữa các ký ức, làm cho não bộ liên kết thông tin mới, thúc đẩy sự tiếp thu và sáng tạo. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng độ tuổi mà thời gian ngủ tốt nhất không giống nhau, nhưng trẻ nên đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ đảm bảo đủ thời gian ngủ chất lượng.
Thường xuyên hồi tưởng lại nội dung học
Không phải bất cứ ai cũng đều có khả năng ghi nhớ lâu và nhanh, mà khả năng của mỗi người khác nhau là khác nhau. Để rèn luyện ghi nhớ cho não bộ, trẻ nên thường xuyên hồi tưởng lại nội dung đã học, ghi nhớ lại các sự việc, chi tiết.
Khi gặp bất cứ vấn đề nào, các em nên liên tưởng đến những sự việc hay vấn đề có liên quan. Quá trình hồi tưởng này sẽ liên kết các vấn đề, đồng thời giúp chúng ta rèn luyện trí nhớ hiệu quả.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Sử dụng các công cụ hỗ trợ cũng là cách để ghi nhớ nhanh và lâu khác mà các em nên áp dụng. Chúng ta có thể chọn một số dụng cụ đơn giản như giấy, vở, bút ghi chép thông tin mang theo bên mình. Công cụ này có thể giúp bộ não nhập tâm, kiểm soát tốt công việc, quá trình học tập một cách bao quát, chi tiết tránh bị bỏ quên, bỏ sót.
Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp thông tin cần ghi nhớ với một số thuật ngữ quen thuộc. Như vậy, trí não sẽ liên tục hoạt động, ghi nhớ lại khi sử dụng các thuật ngữ đó. Một phương pháp rèn luyện ghi nhớ được đánh giá cao khác là sử dụng sự hài hước, các hình ảnh đa dạng hoặc những điều mới lạ, thu hút cho từng nội dung trẻ cần.
Sử dụng vở, bút ghi chép lại thông tin cần nhớ
Cách ghi nhớ lâu thông qua viết nhật ký
Viết nhật ký là 1 trong những phương pháp hiệu quả để chúng ta củng cố sự kiện, thông tin trong trí nhớ dài hạn của mỗi người. Đây chính là cách ghi nhớ lâu và nhanh đã được chứng minh về tính hữu dụng.
Khi viết nhật ký, các sự kiện được viết sẽ giúp trẻ hồi tưởng thời điểm xảy ra, nhớ các mốc quan trọng trong quá trình học tập, trong sự nghiệp hay trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó các em học sinh còn lưu giữ các mối quan hệ, những người quan trọng muốn ghi nhớ. Việc phác thảo, viết, vẽ trong nhật ký và chia sẻ chính là những trải nghiệm thú vị khi chúng ta nhắc lại những khoảnh khắc này trong hiện tại và tương lai.
Học thông qua các giác quan
Phương pháp ghi nhớ nhanh và lâu thông qua các giác quan được đánh giá cao và ứng dụng nhiều trên thực tế. Đây là phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả, sử dụng nhiều giác quan để thu thập thông tin, phân tích một cách toàn diện.
Ghi nhớ thông tin, học thông qua các giác quan là cách trẻ thu thập, phân tích thông tin một cách toàn diện. Chúng ta sẽ tận dụng tất cả các giác quan để hiểu bài học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và cải thiện khả năng ghi nhớ. Để học thông qua giác quan các em có thể áp dụng một số kỹ thuật như sau:
- Sử dụng video, hình ảnh sinh động: Các hình ảnh, video sinh động sẽ trực quan hóa thông tin cần thiết một cách rõ ràng, dễ hiểu để cải thiện khả năng ghi nhớ. Việc tiếp nhận thông tin là hình ảnh, video có hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với việc đọc thông tin bằng chữ viết.
- Sử dụng âm thanh: Âm thanh cũng là chọn lựa học thông qua thính giác để ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn, nhất là đối với những người học ngôn ngữ. Trẻ có thể sử dụng âm thanh để luyện nghe nói hội thoại, từ vừng, ghi nhớ từ mới, mẫu câu, cấu trúc ngữ pháp…
- Tận dụng mùi vị: Các em hoàn toàn có thể tăng cường trí nhớ thông qua vị giác, tức là dùng mùi vị để ghi nhớ các ý tưởng quan trọng, từ mới, mẫu câu…
- Sử dụng trực giác: Trực giác là cách ghi nhớ thông tin trực tiếp thông qua toàn bộ cơ thể, ví dụ: cảm giác áp lực, các chuyển động, cảm giác nóng, lạnh… Tận dụng trực giác thường áp dụng trong việc học các kỹ năng vật lý, chơi các môn thể thao…
Học qua giác quan là cách ghi nhớ lâu tốt nhất cho trẻ
Rèn luyện ghi nhớ tốt là thói quen tích cực cần được học hỏi, rèn luyện và phát triển thường xuyên. Tuy nhiên khi thực hiện các em nên tránh một số thói quen không tốt làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình như:
- Học quá nhiều cùng lúc: Nếu chúng ta cố gắng học quá nhiều cùng một lúc có thể gây ra tình trạng căng thẳng cho não bộ, dẫn đến mất hiệu quả tập trung, thậm chí mất trí nhớ. Nên chia nhỏ nhiệm vụ học tập, làm việc kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn để não bộ tái tạo năng lượng trước khi làm việc tiếp theo.
- Học quá khuya: Học quá khuya không chỉ làm trẻ mệt mỏi, buồn ngủ mà có thể làm đầu óc căng thẳng, mất tập trung, suy giảm trí nhớ. Chúng ta nên tận dụng các khoảng thời gian tập trung tốt, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý để học tập, làm việc hiệu quả.
- Ghi nhớ từng chi tiết: Việc cố gắng tập trung ghi nhớ từng chi tiết có thể dẫn đến mất tập trung, mất hiệu quả học tập, làm việc. Thay vào đó các em nên học hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của từng thông tin, các ứng dụng và tóm tắt, tổng kết, liên kết kiến thức bằng Mindmap.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp dạy học trực quan là gì? Áp dụng trong tiểu học thế nào?
Trên đây là thông tin chi tiết về cách ghi nhớ lâu và nhanh mà Dewey Schools đã tổng hợp và chia sẻ đến các em học sinh, phụ huynh. Chúng ta cùng áp dụng các phương pháp này để rèn luyện mỗi ngày để phát huy khả năng ghi nhớ của bản thân, phục vụ tốt cho học tập, làm việc và cuộc sống nhé.