Rèn luyện những thói quen tốt trong học tập sẽ giúp trẻ học tập tiến bộ và đạt được thành công. Tuy nhiên việc xây dựng, trang bị những công cụ tuyệt vời này không đơn giản, cần sự kiên trì và quyết tâm. Hãy cùng Dewey Schools tham khảo tổng hợp những thói quen học tập tốt mà học sinh cần có trong nội dung bài viết ngay dưới đây nhé.
Những thành tích trong học tập được thiết lập từ nhiều thói quen tích cực, khoa học giúp trẻ tăng khả năng tập trung, tiết kiệm thời gian và tiếp thu kiến thức hiệu quả. Các em học sinh cần có chiến lược rõ ràng với kế hoạch chi tiết để hạn chế mệt mỏi, căng thẳng vì kiến thức quá tải. Trong khi đó chúng ta vẫn có những khoảng thời gian thư giãn, vận động, rèn luyện sức khỏe để khôi phục năng lượng tốt nhất cho hành trình học tập dài hạn.
Xây dựng kế hoạch học tập
Xây dựng kế hoạch học tập với mục tiêu rõ ràng là một trong những thói quen tốt trong học tập giúp các em học sinh định hướng, sắp xếp công việc một cách khoa học và kiểm soát tối đa việc học tập của bản thân. Chúng ta nên xây dựng kế hoạch học tập theo ngày, theo tuần, theo tháng hay theo năm để từng bước giải quyết mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn.
Trong kế hoạch nên chia nhỏ khối lượng công việc thành từng phần, để thuận tiện cho việc sắp xếp thời gian và cũng dễ dàng hoàn thành hơn. Nên chọn cách sắp xếp thời gian biểu hợp lý giữa các bài học, môn học. Các em học sinh nên tránh việc học quá nhiều môn, hay quá nhiều kiến thức trong 1 khoảng thời gian ngắn sẽ tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi nhưng hiệu quả ghi nhớ không cao.
Học sinh cần xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng theo lộ trình học tập cụ thể
>>> Có thể bạn quan tâm: 6 bước lập kế hoạch học tập đơn giản, hiệu quả
Thói quen tốt trong học tập: Tự chuẩn bị đồ dùng
Trên thực tế việc tự chuẩn bị đồ dùng học tập đối với bậc THCS và THPT là bắt buộc, các em đã có nhận thức và thành thạo thực hiện. Tuy nhiên đối với học sinh tiểu học, nhất là giai đoạn đầu cấp không đơn giản. Trong khi đó, nhiều phụ huynh có tâm lý thương con nên hỗ trợ con thực hiện, sợ con nhầm, con quên làm ảnh hưởng đến buổi học trên lớp.
Tuy nhiên đó là quan niệm không đúng, cha mẹ nên để trẻ tự sắp xếp đồ dùng vào cặp sách. Chúng ta có thể hướng dẫn con trong thời gian đầu, hoặc kiểm tra để giúp con phát hiện những vật dụng còn thiếu. Sau đó, người lớn nên đặt niềm tin trẻ sẽ làm tốt việc chuẩn bị đi học cho mình. Trường hợp con có thể quên đồ, nhưng sau vài lần trẻ sẽ rút kinh nghiệm và ghi nhớ. Đồng thời con rèn luyện cho mình thói quen chủ động, cẩn thận trong học tập.
Học tập tự giác tích cực
Rèn luyện thói quen học tập tự giác tích cực được xem là thói quen tốt trong học tập nhưng khá khó đối với học sinh. Để trẻ thực hiện được thói quen này, phụ huynh cần đóng vai trò là người gợi ý, giúp đỡ và đồng hành với con từ sớm, nhất là các bé học tiểu học. Cha mẹ cần phải giải thích để trẻ hiểu vai trò của việc học đối với lợi ích cả đời của mỗi người. Khi đó con sẽ coi việc học là trách nhiệm của bản thân, tự cố gắng và phấn đấu để đạt được kết quả tốt nhất.
Phụ huynh cần xác định tuyệt đối không học hộ, không làm bài tập thay và cũng không nên lúc nào cũng ngồi bên cạnh khi con học. Trẻ cần tự làm bài tập, nếu cần thiết cha mẹ có thể hướng dẫn, giải thích để trợ giúp. Chúng ta nên khuyến khích con tự suy nghĩ kỹ, tự giải quyết bài tập, không được ỷ lại vào người khác. Cha mẹ có thể kiểm tra và khuyến khích con tự kiểm tra lại bài đã làm, để biết phần sai và rút kinh nghiệm.
Tự giác học tập là thói quen tốt trong học tập mà học sinh cần thực hiện
Rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày
Trong những thói quen tốt trong học tập không thể thiếu thói quen đọc sách. Để khám phá kho tàng vô tận của kiến thức, những buổi học trên lớp hay các khóa học là chưa đủ, trẻ cần phải tự học hỏi thêm thông qua việc trau dồi qua những cuốn sách. Đọc sách cũng là cách để rèn luyện trí nhớ, phát triển tư duy, cải thiện khả năng sáng tạo.
Cha mẹ có thể giúp con rèn luyện thói quen đọc sách bằng cách chọn cho con sách theo chủ đề yêu thích. Khi trẻ còn nhỏ hãy đọc truyện cho con trước khi đi ngủ và trao đổi cùng con về vấn đề đã đọc. Mỗi ngày chúng ta có thể đọc sách cùng trẻ và thảo luận về các vấn đề mà con quan tâm. Phụ huynh cũng nên làm gương cho con về thói quen đọc và ghi chú lại những kiến thức bổ ích trong từng cuốn sách.
Có mục tiêu học tập rõ ràng
Bất cứ ai cũng nên xác định rõ mục tiêu của chính mình, trong đó có mục tiêu học tập, mục tiêu làm việc, mục tiêu cuộc sống… Mục tiêu chính là động lực để mỗi người xây dựng kế hoạch và thực hiện. Đối với học sinh, việc đặt mục tiêu từ nhỏ đến lớn là thói quen tốt trong học tập giúp các em từng bước đạt được mục tiêu đề ra.
Các em có thể đặt ra mục tiêu hàng ngày như hoàn thành hết bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới cho ngày hôm sau. Mục tiêu lớn hơn là đạt điểm giỏi trong kỳ thi học kỳ, từ đó đặt mục tiêu cho từng môn học và học tập để đạt được số điểm tốt nhất. Hoàn thành mục tiêu mỗi ngày, mục tiêu mỗi tháng… bạn sẽ dần chạm đến kết quả học tập ngày một tốt hơn.
Cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi
Một vấn đề cần lưu ý là các em học sinh nên cân bằng giữa việc học tập và nghỉ ngơi, ngay cả khi chúng ta đang chuẩn bị ôn thi cho những kỳ thi quan trọng. Hoạt động của não bộ cũng có giới hạn, do đó nếu liên tục nạp kiến thức, chắc chắn cơ thể sẽ mệt mỏi, căng thẳng quá độ và việc học sẽ không hiệu quả.
Bố trí thời gian học và giải trí, vận động khoa học là thói quen tốt trong học tập giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng, tinh thần thoải mái tiếp nhận những kế hoạch tiếp theo. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý đừng quên ngủ đủ giấc, đảm bảo đầu óc tỉnh táo, tinh thần sảng khoái. Việc cố gắng thức khuya để học, thiếu ngủ sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, không muốn làm bất cứ việc gì.
Trẻ cần cân bằng giữa việc học tập và nghỉ ngơi thư giãn
Thói quen tốt trong học tập: Thiết lập thời gian biểu học tập
Nhiều phụ huynh và học sinh không quan trọng việc thiết lập thời gian biểu học tập vì cho rằng không cần thiết. Tuy nhiên, kế hoạch được ấn định thời gian cụ thể, rõ ràng sẽ có tác dụng lớn đến quá trình học của trẻ. Khi lập thời gian biểu, học sinh chủ động được mục tiêu, những việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó tránh khỏi sự bối rối, hay không biết làm gì trước, làm gì sau.
Lập thời gian biểu được xem là một trong những thói quen tốt trong học tập mang lại nhiều lợi ích, giúp chúng ta phân bổ thời gian hợp lý, tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian hiệu quả. Trẻ hình thành thói quan học tập và nghiên cứu hàng ngày theo kế hoạch. Tận dụng được thời gian trống để làm những việc yêu thích, đồng thời có thể nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý đảm bảo sức khỏe tốt.
>>>Tham khảo: Hướng dẫn tạo thời gian biểu học tập cho học sinh khoa học
Thực hành kiến thức đã học
Một trong những thói quen tốt trong học tập không thể bỏ qua là tích cực thực hành các kiến thức đã học. Cách làm này sẽ giúp trẻ ghi nhớ kiến thức tốt hơn và biết cách áp dụng vào làm bài tập. Ví dụ nếu muốn đạt điểm cao trong các kỳ thi, hàng ngày sau khi học lý thuyết, học sinh nên làm nhiều bài tập vận dụng, các đề thi thử…
So với việc học thuộc lòng theo kiểu truyền thống, cách học thực hành mang đến cảm giác hứng thú hơn nhiều. Trẻ không nên chỉ đọc lý thuyết, ghi nhớ từng từ một cách chính xác mà hãy đưa ra nhiều cách giải bài tập, làm thí nghiệm… sẽ tiếp thu dễ dàng và nhanh gọn hơn.
Luôn xem lại ghi chú trước khi bắt đầu học tập
Học sinh có trách nhiệm hoàn thành nhiều môn học, học hỏi nhiều kiến thức để hoàn thành kế hoạch năm học. Do đó, chúng ta khó để nhớ hết được các vấn đề, vì vậy cần phải có thói quen khi chú lại những gì cần thiết. Phụ huynh nên hướng dẫn con cách ghi lại những điều cần thiết vào giấy nhớ hoặc quyển sổ tay theo cách sắp xếp của bản thân.
Trước khi bắt đầu học tập, trẻ nên xem xét lại các ghi chép của mình. Từ đó trẻ biết cách làm như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Rèn luyện thói quen ghi chép, xem lại ghi chép giúp trẻ hình thành tư duy logic, khoa học, ghi nhớ kiến thức tốt, phát triển khả năng tổng hợp, phân tích của bản thân.
Luôn xem lại ghi chú là thói quen tốt trong học tập các em học sinh cần thực hiện
Tập trung trong quá trình học tập
Dù trẻ có chăm chỉ, dành nhiều thời gian ngồi trong bàn học nhưng nếu không tập trung, rất khó để đạt được kết quả tốt. Vì vậy việc tập trung cao độ vào việc học giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, học hiệu quả hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian.
Phụ huynh nên dành cho con 1 góc học tập tại nhà với đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. Không gian học thông thoáng, thoải mái, đủ ánh sáng, hạn chế tiếng ồn. Chúng ta cần loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung như tivi, các thiết bị điện tử… để tránh những tác động bên ngoài gây đứt quãng quá trình học của con.
Ngoài ra cần rèn cho trẻ thói quen sắp xếp bàn học, giá sách ngăn nắp và cách chuẩn bị sách vở theo thời khóa biểu mỗi ngày. Góc học tập trang trí theo sở thích, không gian gọn gàng, yên tĩnh sẽ tạo được sự hứng thú, tập trung cũng như sự tự giác học tập của trẻ.
Sắp xếp thứ tự ưu tiên các môn học
Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các môn học là một trong những thói quen tốt trong học tập mà cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ. Những học sinh giỏi thường biết cách học hỏi từng môn học thay vì nhồi nhét tất cả kiến thức trong một thời gian ngắn.
Khi biết cách lên kế hoạch hợp lý, trẻ sử dụng thời gian hiệu quả, giải quyết được hết việc cần làm nhưng vẫn có thể nghỉ ngơi, vận động, thư giãn. Việc học diễn ra trong một thời gian dài, cần học tập đều đặn các môn, khi học cần nghiêm túc, tập trung để đảm bảo hiệu quả. Tuyệt đối tránh tình trạng chỉ học các môn yêu thích, không học những môn không hứng thú để không bị học lệch, thiếu kiến thức cơ bản cần thiết về môn học nào đó.
Luôn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các môn học
Trẻ cần học, làm bài tập về nhà hàng ngày
Học và làm bài tập về nhà hàng ngày là thói quen tốt trong học tập cần được duy trì và rèn luyện. Đối với chương trình giáo dục hiện nay, mỗi ngày các em học sinh đều có lượng bài tập nhất định cần phải hoàn thành tại nhà. Do đó, nếu không thực hiện, các bài tập sẽ bị tồn động, các em cũng không thể ôn luyện thành thạo kiến thức đã học trên lớp.
Phụ huynh nên khuyến khích con em mình xem lại bài, làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài tiếp theo cho ngày học hôm sau vào mỗi tối. Chuẩn bị tốt hơn các bài học, trẻ giảm thiểu sự căng thẳng, luôn chủ động và việc học trở nên hiệu quả hơn. Khi trẻ hiểu tầm quan trọng của việc học tập tại nhà, con sẽ thấy học là nhiệm vụ quen thuộc gắn liền với cuộc sống và sẽ trở nên tự giác,
Tuy nhiên phụ huynh nên hạn chế việc ép con học quá nhiều, làm cho trẻ thường xuyên phải thức khuya. Việc học lúc này sẽ trở nên nặng nề, gây ra sự chán nản, ghét bỏ. Chúng ta cần để trẻ cảm nhận việc học và làm bài tập là vui vẻ, thoải mái, giúp con hình thành thói quen học tập suốt đời.
Những thói quen nhỏ nhưng có giá trị quyết định đến thành công lớn, do đó trẻ cần rèn luyện những thói quen tốt trong học tập. Thói quen tích cực không chỉ giúp cho việc học của chúng ta tốt hơn, mà còn có giá trị trong tương lai, cho việc thăng tiến và trưởng thành của mỗi người. Phụ huynh nên đẩy mạnh việc rèn luyện cho trẻ từ sớm, để các con phát triển toàn diện, đạt kết quả cao trong các kỳ thi, trở thành học sinh giỏi của nhà trường, công dân tốt cho đất nước.
>>> Nhiều phụ huynh quan tâm: 10 cách quản lý thời gian học tập hiệu quả cho học sinh