Những người sở hữu khả năng tư duy bậc cao (Higher-order thinking skills) rất linh hoạt trong việc áp dụng kiến thức đa ngành, đa nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là kỹ năng được đánh giá cao hỗ trợ hiệu quả cho quá trình học tập, làm việc và cuộc sống giúp chúng ta học hỏi, ứng dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức, kỹ năng.
Trong nội dung bài viết dưới đây The Dewey Schools sẽ gửi thông tin chi tiết hữu ích về suy nghĩ bậc cao đến bạn.
Tư duy bậc cao là gì?
Khái niệm tư duy bậc cao (Higher-order thinking skills) viết tắt là HOTS xuất phát từ phân loại Bloom (Bloom taxonomy). Phân loại Bloom liên quan đến việc tiếp thu kiến thức, bao gồm 6 cấp bậc:
- Cấp độ 1 – Remember (Nhớ): Ở cấp độ 1 là nhớ những gì được truyền đạt (học thuộc lòng)
- Cấp độ 2 – Understand (Hiểu): Cấp độ 2 là hiểu được những gì đã học, thể hiện ở việc tổng quát hóa vấn đề, tóm tắt được ý chính
- Cấp độ 3 – Apply (Áp dụng): Cấp độ 3 là ứng dụng được những kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống mới và liên hệ các kiến thức khác đã biết vào 1 tình huống. Ví dụ: Áp dụng phương trình bậc 2 để giải quyết bài tập
- Cấp độ 4 – Analyze (Phân tích): Phân tích kiến thức đã học và tạo mối liên hệ với những kiến thức đã biết để có sự hiểu biết sâu sắc hơn về những kiến thức đang học, nghiên cứu. Ví dụ: Tìm mối liên hệ giữa công thức nghiệm phương trình bậc 1 và bậc 2? Có thể mở rộng công thức cho phương trình bậc 3 được không?
- Cấp độ 5 – Evaluate (Thẩm định): Phân tích, đánh giá những giải pháp đưa ra cho 1 vấn đề, từ đó chọn lựa giải pháp phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Ở cấp độ 5 – Thẩm định yêu cầu kiến thức đa dạng, mối liên hệ giữa các kiến thức đó, đánh giá ưu nhược điểm của các giải pháp.
- Cấp độ 6 – Create (Tạo cái mới): Dựa trên các kiến thức sẵn có, để suy nghĩ tìm ra giải pháp mới cho vấn đề. Thông qua sự sáng tạo, đổi mới để tạo ra giải pháp lớn hay nhỏ, mang tính đột phá hay tiếp nối. Ví dụ: những giải thuật mới, cách marketing mới, giải pháp học tập mới…
Trong 6 mức độ của Bloom Taxonomy, tư duy bậc cao (Higher-order thinking skills) được biết đến là 3 mức độ cao nhất (Analyze, Evaluate & Create). Trong đó 3 kỹ năng tư duy này có liên quan chặt chẽ với nhau.
Theo Maier (1933 – 1937) suy nghĩ bậc cao là thử thách để phân tích, làm sáng tỏ, hoặc vận dụng thông tin. Theo ông, định nghĩa HOTS là quá trình tư duy ở cấp độ mà nó cao hơn việc ghi nhớ sự vật, sự việc mà ai đó đã nói và nói lại chính xác cho người khác. Khi mà con người có trí nhớ tự động, ghi nhớ và đưa lại những thông tin mà hoàn toàn không cần phải tư duy hay nghĩ ngợi.
Theo Arthur Lewis và David Smith cho rằng tư duy bậc cao là khả năng con người vận dụng những thông tin đã được cất giữ trong trí nhớ hay thông tin mới để sắp xếp lại hay mở rộng thông tin nhằm tìm câu trả lời phù hợp hay đặt mục tiêu nào đó trong những trường hợp cảm thấy bối rối.
Tư duy bậc cao là gì?
Sự khác biệt giữa tư duy bậc cao và tư duy bậc thấp
So sánh sự khác biệt giữa tư duy bậc cao và HOTS:
Tư duy bậc cao
Higher-order thinking skills |
Tư duy bậc thấp
Lower-order thinking skills |
|
|
Cách thành tố của tư duy bậc cao
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu và định nghĩa thì các thành tố của tư duy bậc cao bao gồm: tư duy logic, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, sự thông hiểu, sự sáng suốt và siêu nhận thức. Cụ thể:
Tư duy logic
Theo các nhà tâm lý học, tư duy logic theo phương diện và quan điểm nghiên cứu là phương diện nhận thức có liên quan đến chân lý. Đây là loại hình tư duy mà phương tiện chủ yếu của nó là các quy luật logic, ngôn ngữ và sản phẩm là các khái niệm, suy luận, phán đoán được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Những người có tư duy logic có kỹ năng suy luận và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế.
Tư duy logic là thành tố của tư duy bậc cao
Tư duy phê phán
Tư duy phê phán là thành tố của tư duy bậc cao, đặc trưng bởi những quyết định và phân tích cẩn thận. Nó được coi là một phần của quá trình đánh giá về những chứng cứ thu nhận được trong quá trình giải quyết vấn đề, hay những kết quả tạo thành từ suy nghĩ sáng tạo. Một số nhà nghiên cứu cho rằng giải quyết vấn đề và tư duy phê phán có thể thay thế cho nhau, nhưng có người lại cho rằng tư duy phê phán chỉ là 1 dạng của giải quyết vấn đề.
Mặc dù có nhiều đánh giá khác nhau, nhưng không thể phủ nhận tư duy phê phán là 1 phần quan trọng, là thành tố của suy nghĩ bậc cao.
Tư duy sáng tạo
Quá trình sáng tạo trong tư duy đi xa hơn các quy tắc và khái niệm trước đó sẽ sản sinh ra các giải pháp giải quyết vấn đề phát sinh. Tư duy sáng tạo bao gồm tư duy phân kỳ và tư duy hội tụ để tạo ra ý tưởng mới. Sự sáng tạo sở hữu những nét đặc trưng nhất như sau:
- Nhất quán về việc sử dụng luật và những tiền đề cơ bản trong những tình huống mới
- Chứa đựng sự khám phá, giải quyết vấn đề, những cách tiếp cận mới để đánh giá những điểm thiết sót và những hành động để khắc phục những điểm này
- Lựa chọn những khía cạnh liên quan và đặt chúng trong hệ thống chặt chẽ, để kết hợp những thông tin mới với người sẵn sàng biết vấn đề
- Gối lên những đặc điểm khác như năng lực học thuật, sự thông minh, sự tin cậy, sự thích ứng, sự độc lập và được chứa đựng trong 7 loại hình trí thông minh
Xem thêm: Tư duy sáng tạo là gì? Cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo
Sự thông hiểu
Sự thông hiểu được đánh giá là một phần của tư duy bậc thấp nhưng cũng là phần không thể thiếu của phát triển tư duy bậc cao hơn. Sự thông hiểu là quá trình mà mỗi cá nhân cần kiến tạo những ý nghĩa từ những thông tin và giản đồ thông qua những hành động xác định.
Tư duy bậc cao bao gồm sự thông hiểu
Sự thông hiểu bao gồm nhưng không giới hạn bởi:
- Câu hỏi và câu trả lời thông thường mà đòi hỏi tư duy cấp cao về các ý tưởng cũ và mới
- Sự đương đầu với những xung đột về các thông tin và ý tưởng
- Những khó khăn và vấn đề
- Sự khám phá, thăm dò
- Kiểm soát hệ thống yêu cầu
- Tóm tắt, tường thuật, thảo luận mối quan hệ và những ý tưởng mới giữa chúng
- Liên kết những khái niệm khác và những hiểu biết mới
- Vận dụng ý tưởng và thông tin mới vào hoạt động giải quyết vấn đề
- Phản hồi và diễn đạt bằng lời về quy trình nhận thức chứa đựng trong sự thông hiểu
Sự sáng suốt
Sự sáng suốt trong tư duy bậc cao là giải pháp bất ngờ cho giải quyết vấn đề không lường trước được và những chiến lược nhận thức. Những giải pháp giải quyết vấn đề sáng suốt đòi hỏi khả năng phân tích, đánh giá và tổng hợp .
Sự sáng suốt bao gồm nhiều thành tố như sự sáng tạo và cả việc kiểm tra các yếu tố có thể gây ra vấn đề, tìm ra các cách khác nhau hay con đường mới để tiếp cận vấn đề. Người sáng suốt sẽ kiên nhẫn, chấp nhận rủi ro, vận dụng tri thức rộng, nhận ra sự tương đồng. Bên cạnh đó họ còn có sự sáng tạo, hài hước và năng lực và năng lực kết nối các yếu tố cơ bản.
Siêu nhận thức
Về cơ bản, siêu nhận thức là sự tự hoàn thiện của tư duy, bao gồm sự ý thức của cá nhân về quá trình tư duy, sự áp dụng tri thức đã biết. sự tự điều khiển và cả các bước của quá trình tư duy.
Trong giai đoạn siêu nhận thức, mỗi người luôn có sự nhìn nhận, phân tích, xem xét, đánh giá quá trình tư duy của mình để có sự điều chỉnh phù hợp về vấn đề nào đó. Có đánh giá cho rằng siêu nhận thức là quá trình tư duy của tư duy. Niềm tin của mỗi cá nhân cho rằng bản thân có thể trở nên tốt hơn đóng vai trò quan trọng tương tự việc người khác đặt niềm tin vào sự tiến bộ của họ làm nên sự thành công của siêu nhận thức.
Siêu nhận thức
Tầm quan trọng của tư duy bậc cao
Trong thời đại khoa học công nghệ, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, khoa học robot ngày càng phổ biến dẫn đến việc sử dụng kỹ năng hay suy nghĩ theo cách đơn giản sẽ giảm dần. Chỉ có kỹ năng suy nghĩ bậc cao và yếu tố cảm xúc là chìa khóa giúp chúng ta vượt lên trên máy móc. Đây cũng chính là tầm quan trọng của tư duy bậc cao với cuộc sống con người.
Kết nối kiến thức
Khi chúng ta cần tìm hiểu về một chủ đề nào đó thì kiến thức chính là nền tảng cung cấp thông tin. Để học kiến thức mới cần phải thực hiện 3 bước đầu tiên của Bloom là Remember (Nhớ) – Understand (Hiểu) – Apply (Ứng dụng). Ba bước này sẽ giúp chúng ta học được kiến thức cụ thể, cần thiết về một lĩnh vực nào đó nhưng lại thiếu đi sự liên kết. Vì vậy Higher-order thinking skills giúp bạn liên kết kiến thức liên quan đến lĩnh vực này và lĩnh vực khác.
Tư duy bậc cao là 3 bậc tiếp theo cao hơn của tư duy theo thang Bloom bao gồm Analyze (Phân tích), Evaluate (Thẩm định), Create (Sáng tạo). Phân tích để hiểu sâu sắc hơn về một vấn đề, từ đó tìm ra cách làm những vấn đề tương tự và kết nối kiến thức của vấn đề với kiến thức liên quan và tạo ra kiến thức mới.
Đây là sự kết hợp phổ biến của sáng tạo hay còn gọi là tổng hợp sáng tạo, tức là tạo ra cái mới dựa trên việc tổng hợp, liên kết những thứ sẵn có. Tận dụng suy nghĩ bậc cao giúp bạn học 1 kiến thức, nhưng lại hiểu và kết nối những kiến thức khác có liên quan để giải quyết những tình huống mới mẻ.
Tư duy bậc cao giúp chúng ta phát triển khả năng tự học, nắm vững kiến thức, khái niệm mới và phát triển tư duy sáng tạo. Từ đó bạn trở nên tự tin về năng lực tư duy của bản thân, kịp thời cập nhật kiến thức. Chú trọng phát triển khả năng tư duy mang đến hiệu quả và quan trọng hơn việc tiếp thu kiến thức cụ thể.
Tư duy bậc cao có vai trò quan trọng trong kết nối kiến thức, phát triển bản thân
Phát triển song song với quá trình phát triển kiến thức
Nắm vững kiến thức giúp chúng ta hiểu, vận dụng kiến thức đã học trong phạm vi được dạy. Tư duy bậc cao được phát triển song song với quá trình phát triển kiến thức, là sự hiểu biết sắc sắc các kiến thức thông qua bản chất của vấn đề.
Khi người học hiểu được bản chất của kiến thức, từ đó kết nối, liên kết các kiến thức của liên qua. Quá trình đó giúp hình thành nên những suy nghĩ sáng tạo, hình thành kiến thức mới.
Phát triển bản thân
Tư duy được coi là khả kỹ năng có giá trị nhất, có tính ứng dụng cao nhất mà mỗi người cần chú ý để rèn luyện, học hỏi. Tư duy giúp bạn vận dụng tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm vào công việc, học tập để mang lại kết quả tốt hơn. Khả năng tư duy bậc cao giúp chúng ta thu thập, phân tích, sử dụng thông tin, đưa ra quyết định, ý tưởng, cách cải tiến mang dấu ấn cá nhân và mang lại hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu kết luận tiềm năng bộ não của con người là rất lớn. trong khi chúng ta chưa sử dụng hết 20% năm lượng, tiềm năng của bản thân. Vì vậy bạn nên rèn luyện khả năng tư duy, để não bộ làm việc liên tục, tiếp cận với sự phát triển của xã hội. Suy nghĩ bậc cao giúp chúng ta phát triển bản thân, đạt được thành tích, làm việc đạt kết quả tốt, thành công trong hiện tại và tương lai.
Tham khảo: Tư duy thiết kế là gì? 5 bước của quy trình tư duy thiết kế
Cách phát triển tư duy bậc cao
Dưới đây là một số gợi ý các cách phát triển suy nghĩ bậc cao The Dewey Schools đã tổng hợp, mời bạn cùng tham khảo.
Tham gia vào hoạt động thúc đẩy tư duy
Tư duy bậc cao được hình thành trên nền tảng phân tích (Analyze), thẩm định (Evaluate) và Sáng tạo (Create). Do đó để phát triển bạn nên thực hiện các bước thực hành theo nhiều cách khác nhau như:
- Tìm hiểu thông tin: Hình thành thói quen tìm hiểu các vấn đề chưa hiểu rõ và đặt câu hỏi, để tham gia vào quá trình phát triển khả năng tư duy của bản thân. Nhiều người ngại ngần trong việc tìm hiểu vấn đề vì lo ngại người khác đánh giá là mình kém cỏi. Tuy nhiên, những người không hỏi có thể là người bị hổng kiến thức nên không có gì để hỏi. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo cho tư duy của bạn.
- Đánh giá thông tin: Khi hình thành thói quen tìm hiểu, tiếp nhận thông tin bạn cần đánh giá mức độ chính xác các thông tin, kiến thức thông qua phân tích và kiểm tra những điểm đúng hay sai, chưa chính xác. Quá trình cần được lặp lại với bất kỳ thông tin nào mà chúng ta gặp hàng ngày, thay vì việc chấp nhận tất cả những thông tin đã tiếp nhận.
- Phát triển ý tưởng, sản phẩm mới: Hãy tích cực tham gia và hành trình phát triển ý tưởng, sản phẩm mới thông qua quá trình suy nghĩ, sáng tạo. Bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích, hiểu rõ và cảm nhận được khi tạo nên những cái mới.
Rèn luyện phát triển tư duy bậc cao thông qua các hoạt động thúc đẩy tư duy
Suy nghĩ dài hạn giúp phát triển tư duy bậc cao hiệu quả
Để phát triển kiến thức cao hơn, sau khi học bạn nên dành thời gian để thực hiện một số hoạt động sau:
- Hiểu và nhớ lâu các vấn đề về kiến thức, kỹ năng đã được học
- Không nên chỉ học thuộc lòng, hãy vận dụng những gì đã học vào thực tế và liên kết với những kiến thức trước đó. Hãy học hiểu một cách nghiêm túc để ứng dụng những gì đã học trong tương lai.
- Hãy bắt đầu bằng việc dành nhiều thời gian cho việc phát triển kiến thức, khả năng tư duy trong lĩnh vực và mình yêu thích
Phát triển tư duy bậc thấp lên tư duy bậc cao là hành trình lâu dài, cần suy nghĩ dài hạn, là một phần của quá trình học tập trọn đời. Vì vậy, bạn nên dành nhiều thời gian để học và tìm hiểu nhưng không nên ép bản thân quá sức. Hãy điều chỉnh lượng thời gian học hỏi và khám phá phù hợp để việc học hỏi trở thành niềm vui, sự hào hứng. Khi việc học đã trở thành thói quen, bạn sẽ cảm nhận được sự thích thú và hiệu quả đạt được.
Tìm kiếm môi trường để phát triển tư duy
Tư duy bậc cao không phải là khái niệm quen thuộc với nhiều người. Chính vì vậy không phải ai trong số bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh bạn đều có sự hiểu biết thông tin, tầm quan trọng về vấn đề này. Vì vậy bạn có thể khó tìm được môi trường thuận lợi để phát triển nó.
Tuy nhiên dù điều kiện hoàn cảnh thực tại không thuận tiện, nhưng bạn cần kiên nhẫn tìm kiếm không gian phù hợp với mình. Để thuận lợi phát triển kỹ năng bạn có thể:
- Sử dụng internet tìm kiếm các thông tin, hội nhóm, website… giúp chúng ta học tập, tham khảo, phát triển về lĩnh vực yêu thích, mong muốn
- Tham gia vào các nhóm, câu lạc bộ cùng sở thích để học hỏi, phát triển kiến thức, kỹ năng, khả năng tư duy của mình
HOTS là kỹ năng được phát triển thông qua các bước phân tích, đánh giá và sáng tạo. Đây là bản chất của quá trình phát triển nở rộ của việc tiếp thu kiến thức và hiệu quả, kết nối kiến thức với nhau và hiểu biết bản chất của vấn đề. Kỹ năng này được phát triển trên nền tảng kiến thức đã được học, cần quá trình lâu dài. Vì vậy bạn hãy cố gắng tích hợp quá trình phát triển kỹ năng vào cuộc sống hàng ngày, vào việc học tập trọn đời.
Tìm kiếm môi trường để phát triển tư duy bậc cao
Để giúp trẻ đối mặt và vững vàng với cuộc sống nhiều thay đổi, biến động chúng ta nên dạy trẻ suy nghĩ bậc cao. Hãy giúp trẻ rèn luyện cách tư duy sáng tạo, rèn luyện khả năng thích nghi, khả năng suy nghĩ sâu rộng về một vấn đề. Từ đó trẻ có thể có những suy nghĩ logic, biết cách giải quyết vấn đề, có ý tưởng mới mẻ, nâng cao khả năng phân tích, xử lý thông tin, ra quyết định và lên kế hoạch cho tương lai.
Cách dạy tư duy bậc cao cho trẻ được chú trọng, áp dụng trong lĩnh vực giáo dục thông qua nhiều phương pháp:
- Dạy trẻ cách xử lý thông tin: Dạy trẻ biết cách tìm thông tin có liên quan, sắp xếp, xâu chuỗi, phân loại và học cách so sánh thông tin, nhận diện và phân tích mối liên hệ
- Đánh giá vấn đề: Trẻ được học cách xây dựng tiêu chí, áp dụng tiêu chí đánh giá, khả năng đánh giá giá trị thông tin và các ý tưởng
- Lập luận: Rèn luyện cho trẻ cách lý giải các ý kiến, hành động, suy luận, suy diễn, phán đoán, ra quyết định, lập luận bằng cách sử dụng các ngôn từ chính xác và thuyết phục
- Tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo là 1 trong những kỹ năng cần thiết để có khả năng lập giả định, đưa ra ý tưởng mới, tưởng tượng và tìm ra ý tưởng, tìm kiếm giải pháp đổi mới và sáng tạo
- Đặt câu hỏi: Rèn luyện khả năng đặt câu hỏi phù hợp với lứa tuổi, đặt các câu hỏi định hướng, nghiên cứu, khả năng lên kế hoạch, tìm hiểu, kết luận hiệu quả. Các dạng câu hỏi sử dụng trong lĩnh vực giáo dục là câu hỏi gợi gợi trí tò mò, tưởng tượng ở trẻ tốt hơn.
Tư duy bậc cao là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu với mỗi người trong bất cứ thời điểm nào để đạt được thành công. Nó giúp chúng ta tự tin đối mặt và giải quyết những tình huống từ đơn giản đến phức tạp. Đây hoàn toàn không phải là kỹ năng chỉ những người tài năng mới cần hay có thể phát triển, mà phụ thuộc vào năng lực, trí tuệ của mỗi người.
The Dewey Schools luôn chú trọng kết hợp giảng dạy và rèn luyện những kỹ năng cơ bản và tư duy bậc cao cho học sinh. Để tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này hay giải đáp các thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi nhé.