Học sinh THPT và THCS khi phải đối mặt với việc học tập, cuộc sống với những áp lực, tiêu cực trẻ dễ dẫn đến bi quan, chán nản và gặp phải bệnh trầm cảm ở học sinh. Thông thường những biểu hiện bệnh thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng tâm lý, tinh thần.
10+ dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh THPT, THCS dưới đây sẽ giúp phụ huynh sớm nhận ra tình trạng bệnh của con để kịp thời có biện pháp bảo vệ thích hơn.
Tìm hiểu dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh THPT, THCS
Trầm cảm là 1 chứng rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi, gặp nhiều ở đối tượng học sinh, nhất là học sinh THPT và THCS. Trầm cảm gây ra sự chán nản, buồn bã, suy nghĩ tiêu cực, mất hứng thú, mất động lực với cuộc sống hiện tại.
Trên thực tế lứa tuổi học sinh cấp THCS, THPT đang bắt đầu phát triển về tâm sinh lý, nên được coi là lứa tuổi rất nhạy cảm. Bên cạnh đó khi phải đối mặt với áp lực học tập, thi cử của giai đoạn chuyển cấp nên các em dễ bị lo lắng, căng thẳng quá mức. Nếu tình trạng kéo dài, thường xuyên mà không được giải tỏa có thể dẫn đến các dấu hiệu trầm cảm.
Trầm cảm ở học sinh THCS, THPT gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất. Đặc biệt khi đối tượng học sinh còn nhỏ tuổi, thiếu kinh nghiệm sống, suy nghĩ còn non nớt, các em dễ bộc phát thực hiện hành động dại dột. Vì vậy, phụ huynh nên thường xuyên quan tâm, theo dõi để sớm nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh THCS và THPT.
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh THPT và THCS
Dưới đây The Dewey Schools đã tổng hợp 10+ dấu hiệu trầm cảm ở học sinh THPT, THCS dễ nhận biết nhất. Những dấu hiệu này có thể chia thành 2 loại chính là dấu hiệu trầm cảm về cảm xúc và dấu hiệu trầm cảm về hành vi.
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh THCS, THPT về mặt cảm xúc
Trẻ trong lứa tuổi học sinh bị trầm cảm có thể xuất hiện các dấu hiệu tiêu cực về cảm xúc như:
- Thiếu tự tin về bản thân, có cảm giác mình vô dụng, không thực hiện hay không hoàn thành được bất cứ việc gì
- Nếu bị điểm kém, mắc lỗi, làm sai các em dễ mang cảm giác tội lỗi
- Cảm thấy mất động lực, tuyệt vọng trong mọi việc
- Dễ có cảm giác khó chịu, cáu gắt, khóc lóc hay la hét mà không rõ lý do
- Có thái độ thờ ơ hoặc dễ phát sinh xung đột với bạn bè, người thân
- Không có động lực học tập, không muốn tham gia hoạt động ngoại khóa, không muốn làm những việc mà bản thân yêu thích
- Trẻ bị trầm cảm gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ
- Rất nhạy cảm với thất bại của bản thân, tự dằn vặt mình về những sai lầm hay ký ức trong quá khứ
- Luôn có tâm trạng buồn bã, chán nản, thường xuyên nghĩ đến cái chết và có ý định tự tử
Trẻ bị trầm cảm thiếu tự tin về bản thân, có cảm giác mình vô dụng
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh THPT, THCS về hành vi, thể chất
Ngoài những thay đổi về tinh thần và cảm xúc, học sinh có những biểu hiện khác lạ trong hành vi và thể chất khi bị trầm cảm:
- Giao tiếp kém, ngại giao tiếp với người khác, tự cách ly bản thân khỏi xã hội
- Thường xuyên mất ngủ vào ban đêm, ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều
- Nghĩ đến và bắt đầu sử dụng rượu bia và các chất kích thích
- Không còn chú ý đến vệ sinh cá nhân, ngoại hình của bản thân
- Trốn học thường xuyên, không còn hứng thú học tập, thành tích học tập giảm sút
- Rối loạn ăn uống, chán ăn, sụt cân nhanh chóng hoặc ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân mất kiểm soát
- Có những hành vi bộc phát hoặc cơn giận bùng nổ
- Cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi, cảm thấy đau nhức không rõ nguyên nhân
- Tự làm tổn thương bản thân, tự gây ra các vết bầm tím, xước trên cơ thể, tự rạch tay
- Nghĩ đến cái chết và lên kế hoạch tự tử
Tham khảo: Bạo lực thể chất là gì? Các hình thức và nguyên nhân diễn ra
Nguyên nhân học sinh THPT và THCS dễ bị trầm cảm
Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh THCS, THPT có thể là 1 hoặc kết hợp nhiều yếu tố như do sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, môi trường, hoàn cảnh gia đình, biến cố trong cuộc sống…
Áp lực từ gia đình, cuộc sống
Hiện nay có nhiều trẻ phải đối mặt với áp lực từ gia đình, xã hội hay cuộc sống như gia đình thường xuyên mâu thuẫn, xung đột, cha mẹ ly hôn, bạn bè bắt nạt, thường xuyên bị đánh mắng… Tình trạng trầm cảm ở học sinh THCS, THPT xảy ra khi trẻ chưa có khả năng ứng biến, suy nghĩ còn non nớt nên dễ bị mệt mỏi, căng thẳng. Khi những áp lực và căng thẳng liên tục, diễn ra trong thời gian dài dẫn đến trẻ bị trầm cảm.
Nguyên nhân học sinh dễ bị trầm cảm là do áp lực học tập, gia đình và cuộc sống
Thay đổi tâm lý
Giai đoạn THCS, THPT trẻ bước vào giai đoạn thay đổi tâm lý, giai đoạn dậy thì. Trong khi trẻ chưa có đủ khả năng nhận thức xã hội, hay xử lý tình huống thức tế gặp phải nên dễ dẫn đến suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Nếu trẻ không được định hướng đúng đắn, thì những hành vi đó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và cách ứng phó kịp thời
Tác động bên trong
Một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở học sinh là do di truyền, thường gặp ở giai đoạn trẻ từ 1 – 6 tuổi. Những gia đình có phụ huynh hoặc người thân bị trầm cảm thì khả năng trẻ bị bệnh gấp 3 lần so với trẻ khác.
Lối sống không lành mạnh
Nhiều trẻ ở tuổi thanh thiếu niên có lối sống, thói quen xấu như thức khuya, lười vận động, sử dụng chất kích thích, ăn uống không đầy đủ… Đây cũng chính là nguyên nhân làm suy nhược thần kinh, suy giảm sức khỏe thể chất dẫn đến tình trạng trầm cảm ở học sinh THPT và THCS phổ biến như hiện nay.
Không có không gian riêng
Cha mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống, sở thích cá nhân của trẻ. Trẻ cảm thấy bị gò bó, ép buộc, không thoải phải, thường xuyên phải làm việc không mong muốn. Điều này khiến các em thấy khó chịu, bị kiểm soát, không được tôn trọng dẫn đến những hành động phản kháng, tạo nên rào cản giữa người lớn và trẻ. Theo thời gian, con cái không còn muốn chia sẻ với phụ huynh về suy nghĩ của mình nên dễ đi lạc hướng và gặp nguy cơ bị trầm cảm.
Trẻ không có không gian riêng
Ám ảnh quá khứ
Trẻ phải trải qua những sự việc đau thương trong quá khứ như người thân qua đời, bị lạm dụng tình dục, bị chửi bới đánh đập… sẽ gây ra sự thay đổi trong não bộ. Những trẻ này dễ phát sinh bệnh trầm cảm ở học sinh THPT, THCS nếu không được hỗ trợ tâm lý kịp thời.
Trẻ thuộc giới tính thứ 3
Vấn đề giới tính luôn nhạy cảm với bất kỳ lứa tuổi nào, vì vậy nếu trẻ nhận ra giới tính thật của bản thân có sự khác biệt so với bạn bè xung quanh các em thường tự ti, mặc cảm. Bên cạnh đó nếu bạn bè cùng trang lứa chưa có nhận thức đúng đắn, trêu chọc, bè bỉu sẽ khiến trẻ thuộc giới tính thứ 3 dễ bị trầm cảm.
Bạo lực học đường dẫn đến trầm cảm ở học sinh THPT, THCS
Hiện tại tại nhiều trường học, vấn nạn bạo lực học đường vẫn diễn ra và có xu hướng tăng mạnh. Những trẻ là nạn nhân của bạo lực trường học thường có xu hướng chịu đựng, che dấu dẫn đến ám ảnh, thường xuyên lo sợ và dễ mắc phải bệnh trầm cảm.
Xem thêm:
- Vấn nạn bắt nạt học đường và cách phòng tránh ở trường học
- Phòng chống bạo lực ngôn từ học đường cho học sinh hiệu quả
Những ảnh hưởng mà trầm cảm ở học sinh THPT và THCS gây ra
Trầm cảm ở học sinh THPT và THCS là tình trạng khá phổ biến hiện nay do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi trẻ có dấu hiệu trầm cảm nhưng không được người lớn quan tâm, kịp thời chữa trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Trầm cảm làm suy giảm kết quả học tập, suy giảm chất lượng cuộc sống
Những ảnh hưởng mà trầm cảm ở học sinh gây ra là vô cùng lớn, cụ thể:
- Suy giảm kết quả học tập: Trầm cảm kéo dài khiến trẻ mất khả năng tập trung, mất hứng thú học tập, giảm khả năng ghi nhớ. Từ đó dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút nghiêm trọng và trẻ lại càng chán nản với việc học của mình.
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: Trẻ bị trầm cảm thường không có động lực làm bất cứ việc gì, thậm chí chán nản cả những việc mà các em từng yêu thích. Cơ thể trẻ thường xuyên mệt mỏi, không có động lực dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Khi bị trầm cảm học sinh thường dễ cáu gắt, có xu hướng thích ở 1 mình, né tránh các mối quan hệ. Trẻ không muốn giao tiếp với người xung quanh, làm mất dần các mối quan hệ bạn bè, làm rộng khoảng cách giữa trẻ và cha mẹ, người thân.
- Tự làm tổn thương bản thân: Nhiều trẻ trầm cảm có xu hướng tự làm bị thương bản thân, thường xuyên nghĩ đến cái chết. Nếu các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh THPT, THCS không được phát hiện sớm, không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là nguy cơ tự sát.
Cách phòng tránh trầm cảm ở học sinh THPT và THCS
Trầm cảm ở học sinh THCS, THPT gây ra những hậu quả không mong muốn, gây hại cho hành trình phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ có thể giúp con phòng tránh căn bệnh này với một số cách sau đây:
Đối xử công bằng
Trong gia đình nếu có từ 2 con trở lên cha mẹ càng cần phải chú trọng vấn đề đối xử công bằng. Trẻ rất dễ xuất hiện tâm lý so sánh, phụ huynh nên thưởng phạt công minh để con không thấy bị bỏ rơi hay tổn thương. Trong gia đình nên có kỷ luật, có quy định rõ ràng và thống nhất, làm đúng có thưởng, làm sai bị phạt, không nên thiên vị.
Không quát mắng, dọa nạt
Nhiều phụ huynh có thói quen quát mắng, dọa nạt trẻ khi con làm sai và coi đó là biện pháp hiệu quả để giáo dục. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, chúng ta không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân lên trẻ, mà cần hiểu và thông cảm.
Để hạn chế tình trạng trầm cảm ở học sinh THPT, hãy chọn cách giáo dục không đòn roi, kiên nhẫn nghe những điều trẻ giải thích, hướng dẫn con một cách tỉ mỉ để trẻ thực hiện theo yêu cầu của mình trong tâm thế thoải mái. Từ đó trẻ tự điều chỉnh hành vi, thực hiện hành động đúng đắn mà không cần cha mẹ phải trừng phạt.
Dọa nạt và quát mắng trẻ không phải cách giáo dục hiệu quả ngày nay
Cha mẹ xem ngay:
- 11 phương pháp dạy con không đòn roi, trẻ nghe lời cha mẹ
- 15 cách dạy con của người Nhật mà cha mẹ cần áp dụng ngay
Động viên trẻ trình bày ý kiến
Để phòng tránh bệnh trầm cảm ở học sinh THPT và THCS, cha mẹ cần khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ trình bày ý kiến của bản thân dù đúng hay sai. Nếu con sai, thay vì quát mắng, hãy phân tích để trẻ hiểu thế nào mới là việc làm, suy nghĩ đúng đắn. Đối với việc là đúng của con, cha mẹ nên khuyến khích và khen ngợi để trẻ phát huy. Tuy nhiên, cha mẹ không nên khen hay tâng bốc thái quá khiến trẻ trở nên kiêu căng, tự phụ.
Khuyến khích trẻ trình bày ý kiến của bản thân là cách giúp con tự tin, gia tăng tình cảm gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Đây chính là liều thuốc tinh thần mang đến nhiều kết quả không ngờ.
Hiểu suy nghĩ của trẻ
Phòng chống trầm cảm ở học sinh THCS và THPT, phụ huynh cần đặt mình vào vị trí của con, đừng ép buộc trẻ phải thực hiện theo ước mơ, nguyện vọng của bản thân. Cha mẹ nên dành thời gian quan tâm, trò chuyện, lắng nghe để hiểu con hơn, sắp xếp thời gian cùng tham gia hoạt động với con để gia tăng tình cảm. Trẻ ở lứa tuổi nào cũng cần được người lớn quan tâm để không có cảm giác bị bỏ rơi hay hụt hẫng.
Hãy để trẻ coi cha mẹ là điểm tựa vững chắc, là người tin tưởng để tâm sự những khó khăn gặp phải. Cùng con tìm ra hướng giải quyết thích hợp để trẻ luôn cảm thấy cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng.
Đặt mình vào con để hiểu rõ suy nghĩ của trẻ và mong muốn của con
Lắng nghe con tâm sự
Lắng nghe trẻ tâm sự tưởng chừng là việc đơn giản nhưng nhiều phụ huynh khó thực hiện. Khoảng cách giữa 2 thế hệ khiến việc dung hòa suy nghĩ của người lớn và trẻ nhỏ rất khó. Nhiều trẻ cảm thấy cha mẹ không hiểu được mình, nên việc gần gũi con trở nên khó khăn hơn từ đó hình thành nên trầm cảm ở học sinh THPT.
Để giải quyết vấn đề, cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp với con, kiên nhẫn lắng nghe những câu chuyện của trẻ. Chúng ta không nên cấm con thể hiện cảm giác tức giận, khó, khó chịu… nhưng cũng không nên để trẻ bộc lộ tình cảm một cách thái quá. Trước mỗi sự việc nên giải thích, hướng dẫn con cách giải quyết hợp lý thay vì phản ứng tiêu cực. Hãy trở thành tấm gương về cách cư xử đúng mực để trẻ học theo.
Thiết lập thói quen tốt
Cha mẹ nên thiết lập cho trẻ những thói quen tốt, lành mạnh và khoa học như khuyến khích sinh hoạt điều độ, chơi thể thao, tham gia sinh hoạt cùng bạn bè. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ thoải mái, vui vẻ sau những giờ học tập căng thẳng. Trẻ luôn cảm thấy hứng thú, phát triển được tiềm năng, phát huy trí thông minh, phát triển toàn diện. Cân bằng giữa thời gian học tập và thư giãn trẻ có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt tránh xa bệnh trầm cảm.
Tham khảo: 20+ kỹ năng sống cho trẻ giúp rèn luyện thói quen sống tốt
Trên đây, The Dewey Schools đã cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh trầm cảm ở học sinh THPT, THCS. Chúng ta nên quan tâm thường xuyên đến trẻ, để kịp thời phát hiện những dấu hiệu khác thường hay biểu hiện của con và có tác động thích hợp giúp trẻ có hướng đi đúng đắn. Chúc phụ huynh đồng hành và giúp trẻ vượt qua giai đoạn phát triển khó khăn của lứa tuổi này.