Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học vô cùng quan trọng đối với học sinh trong thế giới hiện đại. Phương pháp này tạo cơ hội cho học sinh được bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng phát hiện và suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
Vậy để hiểu rõ bản chất của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, The Dewey Schools thân mời Quý Phụ huynh cùng đọc bài viết dưới đây.
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là gì?
Dạy học giải quyết vấn đề là một trong các phương pháp dạy học tích cực đáng chú ý nhằm tạo ra sự kích thích, tính chủ động, sáng tạo và tự giải quyết vấn đề của học sinh. Phương pháp này hướng đến mục tiêu giúp học sinh rèn luyện năng lực và đưa ra giải pháp nhanh.
Bản chất của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là thầy cô đưa ra những tình huống có vấn đề, hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề và khuyến khích học sinh chủ động nghiên cứu, sáng tạo để đưa ra giải pháp. Từ đó, học sinh tự tin chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được mục đích học tập.
Bản chất của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Với mục tiêu giúp học sinh có cơ hội được xây dựng giải pháp cho các vấn đề thực tế, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có những ưu điểm độc đáo như sau:
- Thông qua dạy học giải quyết vấn đề, học sinh được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng và nhận thức tiên tiến từ đó nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống.
- Nuôi dưỡng khả năng tìm kiếm, nghiên cứu thông tin và rèn luyện góc nhìn qua nhiều vấn đề khác nhau
- Góp phần trau dồi tư duy phản biện, sự sáng tạo của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề
Mặc dù có những ưu điểm đột phá so với cách dạy học truyền thống nhưng song song đó phương pháp dạy học giải quyết vấn đề vẫn có những hạn chế nhất định.
- Tổ chức lớp học theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề cần nhiều thời gian và năng lực sư phạm cao của giáo viên để thiết kế nội dung hoạt động lớp sao cho hợp lý. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ để đặt vấn đề hợp lý và có sự linh hoạt trong việc đánh giá giải pháp của học sinh.
- Từ khâu đặt ra tình huống, xác định vấn đề và đưa ra giải pháp cần sử dụng nhiều thời gian hơn so với phương pháp dạy học truyền thống, đòi hỏi giáo viên cần sắp xếp thời gian hoạt động sao cho hợp lý trong tiết học.
Đặc điểm của học sinh khi tiếp cận phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Đặc điểm của học sinh khi tiếp cận phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Học sinh khi tiếp cận được phương pháp dạy học giải quyết vấn đề sẽ có một số năng lực cũng như kỹ năng mềm sau đây:
- Khả năng hình dung, liên tưởng vấn đề và trình bày ý tưởng một cách trực quan, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Khuynh hướng đa chức năng: Học sinh có thể tìm kiếm được nhiều giải pháp khác nhau cho một vấn đề. Một bên ghi nhớ bức tranh tổng quát của vấn đề, phần còn lại sẽ tập trung vào các chi tiết cụ thể.
- Khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt: Những học sinh tiếp cận với phương pháp học tập này ngay từ sớm sẽ có khả năng diễn đạt về ý tưởng cũng như giải pháp sáng tạo của mình một cách dễ hiểu nhất.
- Tinh thần tập thể, trách nhiệm xã hội cao: Học sinh có khả năng giao tiếp tốt và làm việc hiệu quả với bất cứ ai và trong đa dạng lĩnh vực.
- Không bao giờ giới hạn bản thân trong mọi lựa chọn: Thay vì giới hạn bản thân trong một ranh giới an toàn, các bạn học sinh vẫn tin rằng còn có nhiều hướng giải quyết tốt hơn chưa được khám phá. Chính vì vậy, các bạn sẽ luôn nỗ lực không ngừng, vượt qua giới hạn của bản thân để đi tìm ra cách tốt nhất.
Xem thêm: Học sinh tư duy tốt hơn nhờ được rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Quy trình thực hiện phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Để thực hiện phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, mọi người cần triển khai theo quy trình 4 bước như sau:
- Bước 1: Xác định vấn đề: Tìm hiểu vấn đề cần giải quyết, có những thông tin, số liệu nào cần lưu ý để giải quyết vấn đề.
- Bước 2: Cung cấp giải pháp: Để giải quyết vấn đề, có những cách làm khả quan nào? Ở giai đoạn này, học sinh chưa cần phân tích tính khả thi của giải pháp, học sinh cùng nhau thảo luận để đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt.
- Bước 3: Đánh giá giải pháp: Đâu nào giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề? Giải pháp có những thuận lợi, khó khăn gì khi triển khai thực tế?
- Bước 4: Triển khai giải pháp: Sau khi đã phân tích, cân nhắc đầy đủ các ưu – khuyết của các giải pháp, học sinh đưa ra giải pháp phù hợp nhất và tiến hành thiết kế, sản xuất và trình bày giải pháp hoàn chỉnh.
Lưu ý khi triển khai phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Điều cốt lõi của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đó là giáo viên gợi mở cho học sinh một vấn đề hoặc tình huống cần có giải pháp để giải quyết do vậy cần lưu ý một vài điều sau để việc triển khai phương pháp được hiệu quả.
- Các tình huống đưa ra cần phù hợp với trình độ và khả năng nhận biết của học sinh. Các vấn đề đưa ra nên có sự gần gũi với học sinh để học sinh dễ hiểu và đưa ra giải pháp.
- Giúp học sinh hiểu rõ vấn đề thông qua việc đặt các câu hỏi mở như “cái gì?”, “tại sao?” và tìm câu trả lời cho câu “bằng cách nào?”. Khi giáo viên thành công trong việc đặt câu hỏi thì học sinh sẽ dễ nắm bắt vấn đề và xác định mục tiêu cần giải quyết dễ dàng
- Trong quá trình học sinh thảo luận giải pháp, giáo viên nên chủ động đặt ra các câu hỏi để học sinh có cơ hội suy nghĩ sâu như “điều gì sẽ xảy ra nếu…?”, như vậy giúp cho học sinh có cơ hội luyện tập tư duy phản biện cũng như cân nhắc đầy đủ ưu – khuyết của giải pháp.
Cách triển khai phương pháp dạy học giải quyết vấn đề tại trường học
Là một trong những ngôi trường tiên phong trong việc đưa Tư duy thiết kế – Design thinking vào giảng dạy, The Dewey Schools khiến việc học tập trở nên gần gũi hơn với cuộc sống và giúp học sinh phát triển các kỹ năng thế kỷ 21: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề…
Về bản chất, tư duy thiết kế là phương pháp dạy học giải quyết vấn đề hiệu quả. Áp dụng phương pháp này vào quá trình giảng dạy, học sinh có cơ hội để tìm hiểu, tư duy và phát triển khả năng phản xạ nhanh chóng.
Cách triển khai phương pháp dạy học giải quyết vấn đề tại trường học
Ngoài ra, tại The Dewey Schools có môn học đặc biệt – được tích hợp với chương trình đổi mới sáng tạo từ Trường liên kết với Mount Vernon: Môn sáng chế (Maker, Design and Engineering). Đây là một trong những môn học giúp học sinh phát triển được khả năng giải quyết vấn đề một cách có chủ đích thông qua việc tự học, tự làm.
Nội dung môn Sáng chế sẽ khai thác chuyên sâu Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Kỹ thuật có tính ứng dụng cao… Đặc biệt, xưởng sáng chế Makerspace tại Dewey sẽ là nơi học sinh khai phóng tư duy giải quyết vấn đề và biến mỗi giờ lên lớp là một cơ hội để học tập, được tư duy sâu và “bật nguồn” sáng tạo.
Thông qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề design thinking và môn Sáng chế MDE, học sinh sẽ dần tích lũy được kiến thức và kỹ năng bằng cách xác định các vấn đề trong thực tiễn một cách đa chiều, khả năng làm việc nhóm hiệu quả cũng như nghiên cứu các phương pháp, kiểm tra, phân tích để đưa ra cách tháo gỡ vấn đề hiệu quả.
Xem thêm: Tư duy thiết kế là gì? 5 bước của quy trình tư duy thiết kế
Học sinh Dewey vui học với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Trong dự án “Water, water everywhere” môn STEAM của học sinh khối 5 tại The Dewey Schools, với đề bài “Tìm ra giải pháp giúp duy trì nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu của con người”, các em học sinh đã “hóa thân” thành các kỹ sư môi trường để cùng giải quyết đề bài này.
Để giải được “bài toán” này, học sinh được thực hành với Tư duy thiết kế – Design thinking. Mục tiêu của dự án này là giúp học sinh đi qua từng bước trong quá trình giải quyết vấn đề: Xác định vấn đề; Tưởng tượng, liên kết với các kiến thức đã được học; Lên kế hoạch thực hiện; Thử nghiệm sản phẩm; Đề xuất giải pháp cải tiến sản phẩm.
Bước 1: Tìm hiểu về thực trạng nguồn nước trên Trái Đất.
70% diện tích bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước, tuy nhiên lượng nước sạch con người có thể sử dụng được chỉ chiếm 0,5% trong số đó. Tình trạng khan hiếm nước sạch ngày càng trầm trọng hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau (lãng phí, ô nhiễm,…) và thế giới đang tiến gần hơn đến “ngày không nước”.
Áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề tại Dewey Schools
Bước 2: Đưa ra giải pháp
Nhiều ý kiến giải quyết vấn đề đã được học sinh đưa ra như: tiết kiệm, tận dụng nguồn nước tự nhiên, tái sử dụng nguồn nước… Sau khi thảo luận, phân tích học sinh đã lựa chọn phương án tái sử dụng nguồn nước bằng phương pháp chế tạo máy lọc nước.
Bước 3: Đánh giá giải pháp
Sau khi có phương án thực hiện, học sinh bắt tay vào tìm hiểu và đánh giá độ khả quan của giải pháp đồng thời nghiên cứu về các nguyên liệu để tạo được máy lọc nước với chi phí thấp, cho hiệu quả cao khi làm sạch mẫu nước ô nhiễm.
Bước 4: Triển khai giải pháp
Sau khi có sản phẩm và kiểm nghiệm giải pháp, mỗi học sinh sẽ quan sát, nhận xét những ưu điểm, nhược điểm và cùng đề xuất giải pháp cải tiến sản phẩm của nhóm mình.
Đặc biệt, trong chuỗi hoạt động này, giáo viên chỉ là người định hướng để các bạn học sinh tích cực đặt câu hỏi, khám phá và tự giải quyết những câu hỏi của mình. Học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động và học cách giải quyết những vấn đề thực tế, liên qua đến đời sống hằng ngày của các con. Những sai sót, thất bại trong quá trình thực hiện cũng là một phần không thể thiếu của công việc nghiên cứu khoa học, giúp các bạn Học sinh nhận được những bài học kinh nghiệm quý báu, rèn luyện tính kiên trì và bản lĩnh hơn.
Hi vọng thông qua bài viết trên, Quý phụ huynh đã có những thông tin bổ ích về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Để tìm hiểu thêm các kiến thức về phương pháp dạy học mới, cha mẹ hãy đọc thêm các bài viết mà Dewey chia sẻ tại đây:
- Dạy học tích cực là gì? Phương pháp và điều kiện triển khai
- Đổi mới phương pháp dạy học theo năng lực học sinh
- Phương pháp dạy học trực quan trong giáo dục tiểu học
- Phương pháp dạy học hợp tác là gì? Ưu và nhược điểm