Giai đoạn tiểu học trẻ bước vào quãng thời gian học tập có nhiều sự thay đổi so với thời kỳ mẫu giáo. Bên cạnh đó các bé phải đối mặt với những nhạy cảm nhất định trong cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Để giúp con nhanh chóng thích khi, học tập hiệu quả, phát triển một cách toàn diện phụ huynh nên hiểu rõ về những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.
Cùng Dewey Schools khám phá 8 đặc điểm phổ biến nhất để nuôi dạy con tốt hơn cha mẹ nhé.
Hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học để nuôi dạy con tốt hơn
Tiểu học là giai đoạn từ 6 – 11 tuổi, trẻ hình thành những đặc trưng riêng về tâm sinh lý so với những lứa tuổi khác. Kịp thời nắm bắt tâm lý của trẻ, sẽ giúp cha mẹ đồng hành cùng con tốt hơn trong giai đoạn quan trọng nhất của quá trình rèn luyện và phát triển trí tuệ.
Tiểu học cũng là thời kỳ trẻ còn hồn nhiên, ngây thơ, chưa hoàn thiện kỹ năng, ý thức để đối phó với những biến động của cuộc sống. Vì vậy cha mẹ cần thường xuyên trao đổi, theo dõi, chỉ dạy, dìu dắt trẻ qua giai đoạn nhạy cảm với nhiều biến đổi, phát triển nhanh chóng về cảm xúc, trí tưởng tượng. Khi thấu hiểu, nắm bắt tâm lý của trẻ người lớn có thể đồng hành cùng con một cách tốt nhất.
Xem thêm: Danh sách 33 trường tiểu học ở Hà Nội đào tạo trẻ tốt nhất
8 đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học dễ thấy
Bước sang giai đoạn tiểu học, trẻ bắt đầu tiếp cận với thế giới xung quanh thông qua lý trí với cách suy nghĩ và nhìn nhận riêng của mình, ít phụ thuộc vào cảm tính. Nhưng khả năng kiểm soát cảm xúc của các bé chưa hoàn thiện, nên dễ giận hờn, dễ xúc động, dễ vui dễ buồn, thiếu kiên nhẫn và chưa hiểu một cách rõ ràng về sự vật, hiện tượng.
Các đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học phổ biến là:
Hay tò mò và thích khám phá điều mới
Một đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học không thể không nhắc đến là tính tò mò, thích khám phá điều mới mẻ. Trẻ luôn phấn khích, tò mò với thế giới xung quanh, luôn muốn tìm hiểu kỹ sự vật, hiện tượng đang diễn ra với nhiều câu hỏi, thắc mắc. Đây là đặc điểm tâm lý giúp trẻ tăng cường phát triển tư duy, sáng tạo để hướng đến sự phát triển toàn diện.
Tò mò, thích khám phá là cách trẻ khai thác tiềm năng bên trong của mình, dần hoàn thiện hơn kiến thức, kỹ năng và học hỏi những điều bổ ích. Vì vậy người lớn nên thấu hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ để kịp thời hỗ trợ, tránh việc bực tức khi trẻ hỏi quá nhiều khiến các bé có cảm giác sợ hãi, dần dần không dám học hỏi, tìm hiểu các vấn đề nữa.
Trẻ thích được khen ngợi
Chúng ta thấy rằng mọi em bé đều thích được công nhận thành tích và khen ngợi, nhất là đối với học sinh tiểu học điều này càng được thể hiện rõ rệt. Trẻ nhỏ tuổi có nhu cầu được khen ngợi nhiều hơn so với các bé lớn hơn. Khi được khen trẻ cảm thấy mình thành công, hoàn thành được việc lớn, đáng tự hào và cảm thấy vô cùng hào hứng và phấn khích. Trẻ có thể khoe với mọi người về những sự khen ngợi vì những điều mà mình làm được.
Khi được khen, trẻ có tâm lý vui vẻ, hưng phấn và hoàn toàn có thể điều khiển bé. Người lớn nên nắm bắt đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học này để giúp con hoàn thiện mình hơn thông qua những lời khen tặng chân thành. Ví dụ: Khi trẻ làm được việc tốt, cha mẹ khen tặng để con nhận thấy đây là hành động đúng đắn và tiếp tục phát huy. Khi con được điểm cao nên khen và động viên để trẻ tiếp tục cố gắng, phấn đấu trong học tập.
Thích được khen ngợi là đặc điểm tâm lý của mọi học sinh tiểu học
Tâm lý học sinh tiểu học thường dễ xúc động
Một trong những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học dễ thấy nhất là dễ xúc động. Khi ở lứa tuổi còn nhỏ, trẻ phát sinh nhiều cảm xúc với thế giới xung quanh, dễ xúc động trước những thứ mà mình tiếp xúc. Đứng trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người cụ thể trẻ thường biểu hiện cảm xúc, thái độ trực tiếp ra bên ngoài.
Theo các chuyên gia tâm lý, ở giai đoạn tiểu học tâm lý trẻ mới hình thành, chưa bền vững nên khó có thể kiểm soát được. Trẻ thường xuất hiện những tình cảm mới, dễ thay đổi tâm trạng, thiên về cảm xúc xúc động, tình cảm là chính. Bé có thể vừa buồn lại vui ngay, hoặc đang vui vẻ lại khóc lóc vì không hài lòng…
Đối với đặc điểm tâm lý dễ xúc động của trẻ cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết, để hỗ trợ khi con khó kiểm soát được tình cảm, tư tưởng trước mọi vấn đề trong học tập và cuộc sống. Ví dụ: Khi bé buồn con có thể khóc, gặp điều vui vẻ trẻ có thể hét lên, nhảy múa, hò reo….
Tham khảo: 7 cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc cho học sinh
Trẻ hay bắt chước người xung quanh
Bắt chước người xung quanh là đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học đặc trưng. Trong giai đoạn này trẻ thường thích bắt chước hành vi của người lớn, những người xung quanh, nhân vật trong bộ phim yêu thích…
Tuy nhiên hành động bắt chước này có thể có lợi nếu là những hành động đẹp hoặc gây hại cho trẻ nếu là hành động xấu. Vì vậy người lớn cần hướng dẫn để trẻ hành động đúng. Cha mẹ nên tạo cho con môi trường sống và học tập tích cực có nhiều những tấm gương tốt để con học hỏi, noi theo.
Thường xuyên thay đổi tâm trạng
Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học thường không có tính bền vững như người trưởng thành do các bé chưa thể kiểm soát tốt về mặt tâm lý và cảm xúc. Chính vì vậy người lớn có thể thấy trẻ thường xuyên thay đổi tâm trạng, vừa vui lại buồn, dễ khóc nhưng cũng dễ cười. Chúng ta có thể thấy trẻ đang cảm thấy buồn chán nhưng khi xuất hiện yếu tố kích thích con nhanh chóng vui vẻ, hạnh phúc.
Ví dụ: Khi bị mắng vì phạm lỗi trẻ có thể khóc, buồn, cảm thấy bị tổn thương nhưng khi cha mẹ vuốt ve, an ủi phân tích những cái sai của con con sẽ cảm thấy vui vẻ trở lại. Trẻ nhận được 1 phần quà dù nhỏ nhưng đúng với sở thích sẽ phấn khởi, tươi tắn ngay cả khi vừa với khóc buồn.
Thường xuyên thay đổi tâm trạng
Học sinh tiểu học hay ghen tỵ với người khác
Ghen tỵ là đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học dễ nhận thấy, các em thường tị nạnh với những người xung quanh. Chúng ta có thể thấy trẻ thể hiện sự ghen tỵ của mình thông qua nhiều biểu hiện như hành động, lời nói hoặc thái độ ganh ghét ở trường, ở nhà, khi vui chơi…
Cụ thể, cha mẹ có thể thấy trẻ thường xuyên nhắc đến việc các bạn trong lớp có món đồ mới, so sánh với anh chị em trong nhà có đồ mới nhưng mình không có… Nhiều trẻ cảm thấy khó chịu, tỵ nạnh với các em của mình vì em được chiều chuộng hơn. Trẻ luôn muốn có được những điều tốt đẹp mà người khác có, kết hợp với tâm lý nhạy cảm của lứa tuổi bé muốn nhận được nhiều hơn nên dễ sinh ra sự đố kỵ.
Cha mẹ nên lưu ý đây ghen tỵ không phải là tính xấu chỉ con em mình mới có để tránh việc đánh mắng hay kỳ thị trẻ. Ghen tỵ là đặc điểm tâm lý tiêu cực, nảy sinh theo lứa tuổi và cần được điều chỉnh để tránh những hành vi sai trái. Phụ huynh nên kiên trì phân tích, hướng dẫn để dạy trẻ biết cần trân trọng những gì mình đang có để kiểm soát tính ích kỷ của mình.
Hay lo lắng và sợ hãi
Nhiều người đánh giá ở lứa tuổi mầm non trẻ vô lo, vô nghĩ, còn nhỏ nên hồn nhiên, vô tư không có lo lắng hay sợ hãi. Trên thực tế điều này không hoàn toàn đúng, theo nhiều nghiên cứu trẻ từ 6 – 11 tuổi thường quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, và hầu hết đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học ở giai đoạn này đó là rất dễ sợ hãi.
Giai đoạn tiểu học, trẻ chưa có nhiều nhận thức về thế giới xung quanh nên dễ tin tưởng và những điều xảy ra trên thực tế mặc dù đó chỉ là sự trêu chọc, đùa giỡn. Những tác động dù nhỏ có có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, cảm thấy sợ sệt. Khi gặp điều lo lắng, sợ hãi trẻ dễ bộc lộ bằng biểu cảm, cử chỉ, lời nói. Cha mẹ nên quan tâm để nhận ra những biểu hiện của con và có sự hỗ trợ kịp thời.
Ví dụ: Trẻ sẽ cảm thấy buồn rầu, lo lắng khi người khác nói rằng cha mẹ có em nên không còn thương con nữa. Mặc dù có thể đây là lời nói đùa nhưng đã khiến nhiều trẻ buồn bã, chán nản, tuyệt vọng thậm chí có tác động xấu đến em của mình, để cha mẹ không vì thương em mà không thương mình nữa.
Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học đó là hay lo lắng và sợ hãi
Học sinh tiểu học khá nhút nhát và rụt rè
Học sinh tiểu học khá nhút nhát và rụt rè đặc biệt là các bé bước vào lớp 1. Mặc dù điều này không hoàn toàn đúng với mọi trẻ nhưng phần lớn các bé khi chuyển cấp, bước vào môi trường học tập mới mẻ dễ bị choáng ngợi, trở nên ngại ngần, nhút nhút hơn.
Những trường hợp trẻ được cha mẹ yêu thương, bảo bọc quá mức, ít tiếp xúc với mọi người, không đến nơi đông người càng có tâm lý rụt rè hơn. Vì vậy phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn khi con bước vào môi trường mới cần tạo điều kiện cho trẻ tập làm quen và thích nghi tốt. Từ đó giúp con cải thiện vấn đề, hòa nhập môi trường, cải thiện các mối quan hệ.
Ví dụ: Cha mẹ nên cho con tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, tiếp xúc với nhiều người, tham gia các hoạt động cộng đồng… Tuy nhiên chúng ta cần đảm bảo sự an toàn cho trẻ khi tiếp xúc đông người.
Cha mẹ quan tâm: 11 cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học từ nhỏ
Những điều cha mẹ nên làm khi con ở tuổi tiểu học
Thấu hiểu đặc điểm tâm lý của con qua từng giai đoạn sẽ giúp phụ huynh có sự dạy dỗ, hỗ trợ thỏa đáng giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Nếu gia đình có trẻ đang trong giai đoạn tiểu học, chúng ta nên chú ý thực hiện ngay một số điều sau đây:
Trò chuyện, tâm sự với con
Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học khá nhạy cảm và cũng phức tạp nên cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, tâm sự để sớm nhận biết cảm xúc của trẻ, giúp con kiểm soát chính mình. Trẻ tiểu học vẫn còn hồn nhiên, ngây thơ, vô tư nhưng có những muộn phiền, lo lắng, sợ hãi, khủng hoảng nên cần người lớn yêu thương, che chở.
Khi thường xuyên giao tiếp với trẻ, các bé tin tưởng, dễ dàng bày tỏ cảm xúc, mong muốn, thể hiện suy nghĩ của mình với phụ huynh. Thường xuyên nói chuyện với con về trường lớp, vấn đề học tập, bạn bè, thầy cô, những anh chị em trong nhà, người xung quanh… sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về những điều xảy ra xung và tâm lý của trẻ. Kịp thời phát hiện suy nghĩ tiêu cực, hành vi chưa phù hợp của con, cha mẹ sẽ dễ dàng điều chỉnh để trẻ thay đổi tốt hơn.
Cha mẹ nên chú ý, trong quá trình giao tiếp cần có sự khéo léo, nhẹ nhàng, không áp đặt suy nghĩ của bản thân lên con. Cách tốt nhất nên thực hiện là lý giải, phân tích để con hiểu, gợi ý cách giải quyết phù hợp nhất cho trẻ trước các sự vật, sự việc hay tình huống phát sinh trong cuộc sống. Từ đó giúp con trẻ nên độc lập, chủ động và tự tin đối mặt với những vấn đề xảy ra trên thực tế.
Cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện và tâm sự với con
Giáo dục giới tính từ khi còn sớm
Bước vào giai đoạn tiểu học, trẻ đã có nhận thức nhất định, trở nên nhạy cảm và tò mò về giới tính. Thời kỳ này trẻ cũng dần phát triển về tâm lý và thể chất vì vậy cha mẹ nên chia sẻ với con về các vấn đề liên quan đến kiến thức cơ bản, sự khác biệt giữa nam và nữ. Trẻ sẽ có những câu hỏi như tại sao bạn A lại cao hơn con, tại sao bạn B lại để tóc dài mà con cắt tóc ngắn…
Tiểu học là giai đoạn các bé đang hình thành và phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần. Trong tổng thể đóm kiến thức về giới tính cần được chia sẻ đến con một cách khéo léo và phù hợp. Bên cạnh đó người lớn nên hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ bản thân, cách cư xử với người khác giới. Từ đó tăng cường nhận thức về giới tính, trẻ hình thành suy nghĩ, cảm xúc và hành động đúng đắn hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Xem thêm:
- Giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học như nào cho đúng?
- Giáo dục giới tính cho trẻ: Nguyên tắc và cách áp dụng
- Phương pháp giáo dục giới tính cho bé gái theo từng độ tuổi
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh là yếu tố góp phần ảnh hưởng tích cực đến tâm lý học sinh tiểu học, cảm xúc và hành vi của trẻ. Cha mẹ có thể giúp con xây dựng thói quen lành mạnh thông qua một các hoạt động hàng ngày.
Hãy thiết lập cho con thói quen và chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, bổ sung đủ rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất… Khuyến khích trẻ tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Hướng trẻ đến cuộc sống tự lập, tự phục vụ bản thân, thực hiện các công việc từ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. Đảm bảo cho trẻ giấc ngủ chất lượng đủ 8 giờ/ngày với giấc ngủ sâu và không bị gián đoạn.
Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với bạn bè
Trẻ càng giao tiếp tốt càng trở nên tự tin và học hỏi được nhiều điều bổ ích từ bạn bè và những người xung quanh. Vì vậy cha mẹ nên cân nhắc việc cho học sinh tiểu học giao tiếp với bạn bè càng nhiều càng tốt. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ hòa đồng, thiết lập nhiều mối quan hệ tốt đẹp, mở rộng vòng bạn bè.
Theo nhiều đánh giá trẻ giao tiếp tốt sẽ chủ động trong học tập và có kết quả học tập tốt hơn. Khi trò chuyện với bạn trẻ loại bỏ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học là rụt rè, nhút nhát. Trẻ có thêm nhiều bạn để chia sẻ, vui chơi, cùng học, cùng tiến bộ và có tuổi thơ hồn nhiên, vui vẻ đúng nghĩa.
Trẻ trong giai đoạn tiểu học cần được tạo điều kiện để giao tiếp với nhiều bạn bè cùng trang lứa
Dạy trẻ nhiều kỹ năng cần thiết
Trong giai đoạn phát triển thời kỳ tiểu học, trẻ tò mò và yêu thích khám phá thế giới nên con cần có nhiều kỹ năng cần thiết. Khi có kiến thức, trẻ sẽ được tự do học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động bổ ích một cách hiệu quả, an toàn. Từ đó các bé tự học hỏi thêm nhiều kỹ năng quan trọng và những điều cần thiết cho cuộc sống.
Những kỹ năng cha mẹ nên trang bị cho con không chỉ là kiến thức, khả năng thực hành thực tập mà còn là các kỹ năng mềm. Các kỹ năng này sẽ giúp ích cho quá trình học tập, giao lưu bạn bè, hòa nhập cuộc sống của trẻ tạo thêm sự tự tin để con có tâm lý vững vàng, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và cản trở của cuộc sống. Một số kỹ năng cần thiết nên giáo dục cho trẻ sớm là kỹ năng làm việc nhóm, tự chăm sóc bản thân, kiểm soát cảm xúc, thuyết trình…
Nhiều cha mẹ quan tâm: Kỹ năng học tập là gì? Cách rèn luyện kỹ năng học tập hiệu quả
Trên đây là những chia sẻ từ Dewey School về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các phụ huynh đang tìm kiếm phương pháp giáo dục hiệu quả cho con. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin về giáo dục mới nhất nhé.