Sự xuất hiện rầm rộ của bộ môn tranh biện trong vài năm trở lại đây tại Việt Nam đã mở ra thêm không gian cho học sinh trau dồi các kỹ năng mềm cũng như cải thiện khả năng tiếng Anh, thêm một sân chơi mới cho các hoạt động ngoại khóa. Khác với thế hệ trẻ, tranh biện vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ với các vị phụ huynh. Tìm được tiếng nói chung với bộ môn tranh biện sẽ là cách tốt để phụ huynh có thể định hướng và hỗ trợ con. Hiểu được mong muốn của phụ huynh và học sinh, The Dewey Schools tổ chức buổi hội thảo “Cùng con Tranh biện – bắt đầu từ đâu?” vào ngày 19/3 vừa qua với sự tham gia của Thạc sĩ Giáo dục toàn cầu Phan Mỹ Linh (Đồng sáng lập Hội đồng Liên đoàn Tranh biện Việt Nam toàn cầu).
Tranh biện và hành trang kỹ năng cho học sinh
Theo diễn giả Phan Mỹ Linh, phong trào tranh biện đang được phát triển mạnh tại Hà Nội với sự đầu tư tại các trường K12 như The Dewey Schools. Câu hỏi được phụ huynh đặt ra: Tại sao con cần học tranh biện?
Cũng như tiếng Anh, học sinh được phát triển cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc (Nghiên cứu), Viết khi tham gia tranh biện. Học sinh lắng nghe chủ động, đọc hiểu chọn lọc và phân tích thông tin, nâng cao khả năng trình bày trước đám đông, thuyết phục và trình bày quan điểm. Tham gia tranh biện hình thành cho học sinh phong thái tự tin, có các kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, tư duy logic cũng như phát triển khả năng quản lý cảm xúc cá nhân.
“Tranh biện giúp cá nhân xây dựng góc nhìn đa chiều, từ đó có cái nhìn bao dung với xã hội quanh mình,” chuyên gia tranh biện Phan Mỹ Linh chia sẻ. Từ câu chuyện về trải nghiệm cá nhân khi bắt đầu tranh biện ở độ tuổi 16 với chủ đề hợp pháp hóa mại dâm, cô Mỹ Linh nhận ra rằng tranh biện giúp mỗi học sinh có cơ hội đào sâu vấn đề, xem xét một câu chuyện từ nhiều góc nhìn với thái độ cởi mở, bao dung hơn. Những bài học của tranh biện không chỉ có tính học thuật mà còn mang tính ứng dụng cao trong thực tế, từ khả năng giao tiếp, ứng biến, thương thảo… tất cả đều là những điều học sinh cần trong hành trang cuộc sống.
Không chỉ xây dựng cho học sinh bộ kỹ năng hiệu quả, tranh biện còn mở mang kiến thức của học sinh trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, văn hóa cho tới xã hội đời sống. Với lượng kiến thức lớn như vậy, không ít phụ huynh quan tâm vậy khi nào nên bắt đầu cho con học tranh biện?
“Càng sớm càng tốt, hãy cho con tham gia kịch nghệ và kể chuyện. Tiếng Anh không phải ngôn ngữ đầu tiên của học sinh Việt Nam nên khả năng tiết chế cảm xúc của các học sinh Việt trong tranh biện đôi khi không được tốt. Nếu được học kịch nghệ và cảm nhận được nội dung tốt hơn, học sinh sẽ có độ nhạy với các chủ đề trong tranh biện.” Phụ huynh nên cho con tiếp xúc với các môn nền tảng bổ trợ cho tranh biện, từ kịch nghệ, kể chuyện, hùng biện, MC cho đến khi con sẵn sàng với bộ môn tranh biện.
Để cùng con theo đuổi hành trình tranh biện, theo cô Mỹ Linh, phụ huynh cần đầu tư về tài chính và thời gian, kiên định cùng con chấp nhận thất bại như một phần tất yếu của thành công và tạo môi trường để cùng lắng nghe, thấu hiểu, tạo cơ hội cho con được chia sẻ.
Chọn môi trường phù hợp để học tranh biện
Trong quá trình học tranh biện, điều quan trọng phụ huynh cần ghi nhớ là tìm được một môi trường phù hợp. Môi trường tranh biện có thể được ươm dưỡng tại gia đình thông qua các thói quen phát triển cùng bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dành nhiều thời gian ở trường và một môi trường học đường hiện đại, phù hợp, giúp học sinh phát triển khả năng tranh biện sẽ mang lại nhiều giá trị cho học sinh. Với chương trình học tập hiện đại tiệm cận giáo dục thế giới, The Dewey Schools giúp học sinh cải thiện khả năng và tư duy tranh biện trong nhiều khía cạnh.
Một môi trường học với chương trình chuẩn quốc tế sẽ làm nền tảng để học sinh nâng cao khả năng tiếng Anh, có những kiến thức đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Là đối tác hàng đầu của trường Mount Vernon (Hoa Kỳ), chương trình học của The Dewey Schools được thiết kế đa dạng, sáng tạo, tiếp cận những phương pháp giảng dạy mới, đáp ứng được những chuẩn mực khắt khe của giáo dục toàn cầu, sử dụng tiếng Anh trong nhiều môn học, xây dựng hành trang cho học sinh để trở thành công dân toàn cầu.
Với chương trình học thuật của The Dewey Schools, điểm khác biệt tập trung vào 3 yếu tố: Thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá. Học sinh sẽ học tập thông qua việc làm với 3 phương pháp học tập chính: Học tập thông qua dự án, học tập truy vấn và tư duy thiết kế. Tính chủ động của học sinh (chủ động học và nghiên cứu, chủ động chia sẻ nội dung bài học với người khác) được đề cao trong quá trình học tập. Việc đánh giá học sinh diễn ra với nhiều phương pháp, phù hợp với từng mục tiêu học tập, lấy học sinh làm trung tâm.
Điểm nhấn trong chương trình giáo dục tại The Dewey Schools là chương trình tiếng Anh được phát triển theo lộ trình phù hợp với từng cấp học. Tiếng Anh tại nhà trường được đẩy mạnh với mục tiêu đầu ra cụ thể. Học sinh lớp 12 tốt nghiệp từ chương trình Nâng cao Cầu Giấy đạt mức 5.5 – 6.0 IELTS. Tỷ lệ giảng dạy ngôn ngữ tại trường là 30% tiếng Anh – 70% tiếng Việt với số lượng tiết học được giảng dạy bằng giáo viên nước ngoài là 50%.
Mang đến cho học sinh môi trường học tập theo tiêu chuẩn thế giới, liên tục được trau dồi các kỹ năng, không ngừng cải thiện khả năng ngôn ngữ và trao cơ hội thực hành cho học sinh, The Dewey Schools đang tạo ra một không gian phù hợp để học sinh nâng cao kỹ năng tranh biện của bản thân.