Với tình trạng xâm hại trẻ em đáng báo động như hiện nay thì cách tốt nhất để bảo vệ con là trang bị kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em. Việc giáo dục này cần thực hiện càng sớm càng tốt ngay từ lứa tuổi mầm non khi trẻ còn nhỏ.
Vậy làm thế nào để dạy kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em, các bậc cha mẹ hãy cùng The Dewey Schools tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.
Như thế nào là hành vi xâm hại trẻ em?
Trước khi đi vào tìm hiểu các kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em thì cha mẹ cần phải hiểu như thế nào thì một hành vi được coi là xâm phạm trẻ em.
Xâm hại trẻ em là hành động, hành vi gây ảnh hưởng trực tiếp về mặt vật lý, tinh thần hoặc tình dục đối với trẻ em. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và bị cả xã hội lên án. Xâm hại trẻ em chia thành nhiều hình thức:
- Xâm hại trẻ em về mặt vật lý: Xâm hại trẻ về mặt vật lý là những hành động như đánh đập, hành hung, bạo lực gây thương tích về thể chất cho trẻ.
- Xâm hại trẻ em về mặt tài chính: Xâm hại trẻ em về mặt tài chính là lừa đảo, lấy cắp, lừa đảo về tiền hoặc tài sản.
- Xâm hại trẻ em về mặt tinh thần: Xâm hại trẻ em về mặt tinh thần là hành vi tạo áp lực tinh thần, sự sợ hãi, lạm dụng tinh thần, lừa dối trẻ em.
- Xâm hại tinh thần qua mạng: Xâm hại tinh thần qua mạng là lợi dụng mạng xã hội, internet để lừa gạt, quấy rối hay xâm hại về tài chính, tinh thần, tình dục của trẻ.
- Xâm hại tình dục: Xâm hại tình dục trẻ là hành vi tấn công, quấy rối, bóc lột tình dục hay bất kỳ hành động không thích hợp liên quan đến tình dục với trẻ nhỏ.
Hành vi xâm hại trẻ em được hiểu là như thế nào?
Tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công An, mỗi năm phát hiện trung bình 1.600 – 1.800 vụ xâm hại trẻ em, trong đó 1.000 vụ là xâm hại tình dục với số vụ mà nạn nhân là trẻ em chiếm 65%. Đa số nạn nhân là nữ chiếm 57,6% là nữ từ 12 – 15 tuổi, số trẻ em dưới 6 tuổi chiếm 13,2%. Tình trạng có xu hướng tăng cao qua mỗi năm và đáng báo động dẫn đến sự lo lắng của các bậc phụ huynh trên khắp cả nước.
Xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển về cả tinh thần và thể chất. Nhiều trường hợp nặng còn dẫn đến tự ti, trầm cảm là tổn thương, ám ảnh dai dẳng đến tâm lý các em đến suốt cuộc đời.
Trước những tác hại nghiêm trọng và nặng nề này, cha mẹ cần sớm trang bị cho con kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em. Giáo dục giới tính và phòng chống xâm hại đóng vai trò quan trọng cho hành trình phát triển của trẻ:
- Giúp trẻ thu thập kiến thức, thông tin về những mối nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân.
- Trẻ hình thành khả năng phán đoán nguy hiểm có thể xảy ra để tìm cách bảo vệ bản thân và tránh xa.
- Trẻ hình thành khả năng xử lý tình huống, biết kêu cứu, tìm sự giúp đỡ khi cần,
- Trẻ tự vạch cho mình một khu vực đảm bảo an toàn để khám phá, tìm hiểu thế giới.
- Dạy kỹ năng phòng chống xâm hại giúp trẻ tự tin và làm chủ được cuộc sống của mình.
Cha mẹ có thể xem thêm: Giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học như nào cho đúng?
Cách dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em
Làm thế nào để giúp trẻ nhận biết và tự bảo vệ mình trong trường hợp kẻ xấu có ý định xâm hại? Phụ huynh nên giáo dục cho trẻ các kỹ năng, kiến thức về giới tính để trẻ có thể tự chủ động bảo vệ mình.
Dạy trẻ nhận biết về ranh giới cá nhân
Dạy trẻ về ranh giới cá nhân, vùng nhạy cảm không được động chạm là một trong những kiến thức quan trọng khi dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em. Trẻ cần hiểu rằng người khác không được phép chạm vào cơ thể của con và con cũng không được phép chạm vào người khác.
Phụ huynh cần nhớ việc giúp trẻ hiểu rõ về ranh giới cá nhân là xuất phát từ 2 phía. Đừng quên dạy con phải tôn trọng cơ thể của người khác. Bên cạnh đó, trẻ cần được cảnh báo về việc cẩn trọng với những người quen biết với gia đình và với trẻ. Bởi hiện nay tình trạng xâm hại trẻ đến từ nhiều trường hợp là người quen thân, gần gũi.
Dạy trẻ nhận biết về ranh giới cá nhân, tôn trọng người khác
Dạy trẻ nhận biết về các bộ phận trên cơ thể
Trong các bài học về dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em, thì giáo dục giới tính đóng vai trò quan trọng. Trẻ cần biết về các bộ phận trên cơ thể, những bộ phận nhạy cảm như ngực, mông, miệng, vùng kín. Chúng ta cần dạy để các bé hiểu rằng đây là các bộ phận riêng tư, người khác không được phép sờ mó, đụng chạm ngoại trừ cha mẹ tắm và làm vệ sinh cho con, các bác sĩ khám chữa bệnh.
Xem thêm: Giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học như nào cho đúng?
Khuyến khích trẻ chia sẻ về hoạt động hàng ngày
Hàng ngày có nhiều tình huống xảy ra với con trong khi cha mẹ không thể ở bên con 24/24. Trẻ nhỏ khá ngây thơ, hồn nhiên và chưa có kiến thức để cảnh giác với mọi việc vì vậy khi dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em thì cha mẹ nên tâm sự, chia sẻ, giao tiếp thường xuyên để nắm bắt được những hoạt động hàng ngày của bé.
Đây cũng là thói quen tốt để kết nối tình cảm gia đình, giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về con cái. Lồng ghép quá trình trao đổi, phụ huynh có thể đưa thêm thông tin về xâm hại tình dục cho trẻ hiểu. Việc nắm bắt các hoạt động của trẻ, từ đó sẽ giúp con phòng tránh những mối nguy hiểm rình rập.
Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm
Phần tiếp theo khi dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần nhớ đó là phải dạy trẻ nhận biết các nguy hiểm xung quanh mình. Một trong những điểm yếu của trẻ nhỏ là tâm lý sợ bị cô lập, hoảng sợ khi bị dọa nạt và ngại từ chối người khác.
Các đối tượng xấu thường lợi dụng những điểm yếu này để thực hiện hành vi xâm hại. Để phòng tránh, phụ huynh cần dạy trẻ phản ứng khi giao tiếp để thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
Cha mẹ có thể áp dụng cách giáo dục sử dụng tình huống giả định để xem cách ứng xử của trẻ. Đồng thời hướng dẫn con cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Việc dạy con thông qua các tình huống giả định giúp bé ghi nhớ nhanh và lâu hơn.
Cha mẹ hãy dạy trẻ cách nhận biết nguy hiểm từ người khác để phòng chống trẻ bị xâm hại
Tham khảo thêm bài viết: Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm, tránh xa kẻ xấu, người lạ
Chia sẻ là kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em tốt nhất
Kể xâu thường lợi dụng sự sợ hãi của trẻ để đe dọa khiến các bé giữ im lặng. Do đó cha mẹ cần thường xuyên giao tiếp, chia sẻ với con để con chủ động nói ra các hoạt động thường ngày của mình. Hãy tạo cho trẻ sự tin tưởng, để con có thể nói với phụ huynh nếu gặp phải đe dọa.
Cha mẹ đừng quên dặn con rằng chúng ta luôn ở bên cạnh bé để bảo vệ, nếu con bị đe doạ cha mẹ sẽ có giải pháp để con được an toàn. Việc tạo dựng cho con lòng tin, giúp con có điểm tựa để chia sẻ mọi điều trong cuộc sống đóng vai trò quan trọng trong hành trình lớn lên của các bé.
Dạy trẻ cách đề phòng đối với người lạ
Kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em tiếp theo đó là dạy trẻ đề phòng với người lạ. Dặn trẻ không nói chuyện, không gần gũi và phải đề phòng đối với người lạ là những điều cha mẹ cần dạy trẻ. Đây là một trong những điểm quan trọng giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ,
Khi người lạ muốn bắt chuyện, cầm tay tốt hơn hết dặn con đứng cách xa và di chuyển ngay đến nơi đông người nếu cha mẹ không ở gần đó. Trường hợp người lạ làm còn sợ hãi con hãy tìm cách giúp đỡ từ những người an toàn như chú công an, bảo vệ…
Dạy trẻ cách chống trả lại khi gặp người xấu
Phản kháng, chống trả khi gặp người xấu là một trong những kỹ năng quan trong tròng phòng chống xâm hại trẻ. Cha mẹ dạy con ghi nhớ nếu như gặp trường hợp người khác có ý đồ xấu với con hãy la hét thật to, cắn cào hoặc chạy trốn để thu hút sự chú ý từ những người xung quanh. Bên cạnh đó con đừng quên tìm đến sự trợ giúp từ người đáng tin cậy như cảnh sát, bảo vệ khu vực, hàng xóm xung quanh nơi sinh sống…
Dạy trẻ kỹ năng sống cách chống trả lại khi gặp người xấu
Dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em khi ở một mình
Dạy trẻ không cho người lạ vào nhà khi ở một mình là một trong những kỹ năng sống quan trọng cha mẹ cần thực hiện. Hãy nhắc nhở con ghi nhớ không được cho những người tự xưng là bạn bè của cha mẹ, người sử điện nước… vào nhà nếu phụ huynh không có mặt ở đó. Bên cạnh đó cần dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, người thân, hàng xóm để nhờ giúp đỡ khi cần thiết.
Dạy trẻ kỹ năng cần thiết để thoát khỏi nguy hiểm
Trẻ nhỏ ở vị thế thấp hơn, không có khả năng chống cự và tự bảo vệ bản thân nên dễ trở thành đối tượng bị xâm hại. Do đó cha mẹ cần chú ý dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em để con có thể thoát khỏi nguy hiểm.
Ví dụ: Dạy con khi gặp người xấu, hay khi bị ai đó đụng chạm vào vùng nhạy cảm con cần phản đối bằng mọi cách và rời khỏi họ ngay lập tức. Nếu bị người xấu giữ lại con lập tức phát tín hiệu cầu cứu như kêu cứu thật to, chạy ra xa, gọi điện cho cha mẹ, tìm sự giúp đỡ từ những người tin tưởng… Như vậy con sẽ bảo vệ được bản thân và nhanh chóng thoát hiểm.
Xem thêm: 6 kỹ năng thoát hiểm cho bé mà cha mẹ bắt buộc phải dạy
Dạy trẻ biết mật khẩu riêng của gia đình
Ngoài ra, trong quá trình dạy con kỹ năng phòng chống xâm hại cha mẹ nên quy ước mật khẩu gia đình. Đó là những mật khẩu riêng giữa chúng ta với trẻ làm dấu hiệu để con nhận ra đó là cha mẹ. Ví dụ có người nói với con cha mẹ nhờ đến đón trẻ ở trường, thì con phải hỏi lại cha mẹ con tên là gì, đọc mật khẩu đi… Nếu như không nhận được các thông tin cần biết con hãy tránh xa không được đi theo họ.
Lưu ý khi dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em
Trong quá tình dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại cho trẻ em cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Quan tâm đến con thường xuyên: Quan tâm, lắng nghe và chia sẻ cùng con thường xuyên là việc làm của cha mẹ giúp con có cảm giác yên tâm, có niềm tin. Từ đó con dễ dàng chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống giúp cha mẹ sớm nhận ra những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra với con để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Sử dụng ngôn từ phù hợp: Đối với trẻ nhỏ, khả năng nhận thức còn hạn chế, phụ huynh cần chọn lựa từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để nói chuyện hay giảng dạy cho con. Bên cạnh đó chúng ta nên chọn kiến thức, kỹ năng phù hợp với nhận thức để trẻ hiểu rõ hơn về tình trạng xâm hại và cách phòng tránh.
- Dạy kỹ năng thông qua ví dụ cụ thể: Dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em thông qua đóng vai, ví dụ cụ thể về trường hợp có thể gặp phải giúp trẻ dễ dàng tưởng tượng và ghi nhớ. Cha mẹ có thể cho con xem các video, tranh ảnh sinh động sẽ giúp tăng hiệu quả quá trình dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại.
- Thường xuyên kiểm tra: Bên cạnh việc thường xuyên nhắc nhở con kiến thức, kỹ năng đã dạy cha mẹ đừng quên kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi xem con có ghi nhớ hay biết cách xử lý tình huống xấu không.
- Tạo môi trường an toàn cho con: Cha mẹ cần tạo môi trường mở, gắn kết cùng trẻ để con dễ dàng chia sẻ về những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
- Khuyến khích trẻ tư duy tích cực: Hãy dạy con tự mình đề phòng, cảnh giác thay vì tự đưa mình vào trường hợp nguy hiểm.
Lưu ý khi dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em
Những bài học về an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân trước những hành vi xâm hại là vấn đề cha mẹ cần quan tâm và trang bị cho trẻ. Cha mẹ cần thường xuyên đồng hành cùng con trên chặng đường học tập này để con ghi nhớ cũng như hình thành khả năng xử lý trước những tình huống xấu để bảo vệ bản thân an toàn .
Dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em là việc làm thiết thực cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Đây cũng là trách nhiệm của cha mẹ, gia đình, nhà trường cũng như toàn xã hội nhằm nâng cao ý thức bảo vệ quyền và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Cha mẹ có thể theo dõi The Dewey Schools để thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng cho con để đồng hành cùng con trong cuộc sống.