Kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học đóng vai trò quan trọng trong hành trình học tập của trẻ. Đây là kỹ năng giúp trẻ rèn luyện cả thể chất và tư duy, có thể dễ dàng đạt được mục tiêu và bước đến thành công trong tương lai. Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ cần bắt đầu sớm, phụ huynh có thể tham khảo các chia sẻ từ The Dewey dưới đây để trang bị cho con nhé.
Kỹ năng hợp tác là gì?
Hợp tác là kỹ năng sống cơ bản hình thành do sự kết nối, hỗ trợ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể để cùng nhau đóng góp công sức vào công việc chung, cùng hướng đến mục đích chung. Trong tập thể đó mỗi cá nhân được phân công và tham gia vào công việc, có trách nhiệm hoàn thành công việc để đạt được kết quả tốt nhất.
Nguyên tắc cơ bản việc xây dựng kỹ năng hợp tác là:
- Sự bình đẳng: Quá trình hợp tác được xây dựng trên sự bình đẳng giữa tất cả các bên tham gia bao gồm cả tập thể và cá nhân
- Lợi ích: Các cá nhân tham gia vào quá trình hợp tác đều đạt được lợi ích, lợi ích này không ảnh hưởng hay phụ thuộc vào lợi ích của người khác
Kỹ năng hợp tác là kỹ năng sống cơ bản quan trọng với học sinh tiểu học
Kỹ năng hợp tác là kỹ năng sống quan trọng không chỉ với người lớn mà trẻ nhỏ cũng cần được rèn luyện để nâng cao hiệu quả học tập và nhận thức trong tương lai. Sự hợp tác giúp các cá nhân, tập thể thắt chặt mối quan hệ với nhau. Ngoài việc đạt được lợi ích chung của kế hoạch, người tham gia còn có cơ hội học hỏi, tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới để hoàn thiện bản thân.
Trong kỹ năng hợp tác bao gồm nhiều kỹ năng quan trọng khác mà trẻ cần được trang bị trên hành trình phát triển của mình như: sự quan tâm, chăm sóc, sự tinh tế, sự trao đổi… giữa các thành viên tham gia. Điều này giúp trẻ bộc lộ được nhiều cảm xúc và nâng cao nhận thức khi làm việc trong một tập thể chung.
Những năm gần đây, kỹ năng hợp tác đã được đưa vào giảng dạy tại nhiều nhà trường và sử dụng làm 1 trong những tiêu chuẩn đánh giá học sinh. Kỹ năng này đã trở thành nội dung trong chương trình dạy học hiện đại nhằm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện về thể chất, tư duy của trẻ. Do đó việc giảng dạy kỹ năng hợp tác cho trẻ bậc tiểu học là sự khởi đầu quan trọng phụ huynh cần lưu ý.
Xem thêm: Phương pháp dạy học hợp tác là gì? Ưu và nhược điểm
Lợi ích của việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học
Rèn kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học là việc làm cần thiết cần được tổ chức thực hiện sớm ngay tại gia đình và nhà trường. Kỹ năng sống cơ bản này mang đến rất nhiều lợi ích nổi bật cho trẻ.
Gia tăng sự tự tin cho trẻ
Làm việc cùng nhóm trong sự hợp tác trẻ biết lắng nghe ý kiến từ các thành viên khác cũng như trình bày và bảo vệ quan điểm của mình. Trẻ nâng cao khả năng giao tiếp, biết quản lý cảm xúc, biết tôn trọng người khác và gia tăng sự tự tin cho mình.
Rèn kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học mang đến nhiều lợi ích
Giúp học sinh mở rộng tư duy
Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học giúp rèn luyện tư duy một cách cực kỳ hiệu quả. Hợp tác tốt có nghĩa là các thành viên biết lắng nghe ý kiến đa chiều, sửa đổi hiệu quả để có cơ hội lĩnh hội thêm nhiều kiến thức mới. Từ đó mở rộng thêm các kỹ năng thực hành và tư duy sáng tạo cho bản thân. Trẻ được tạo điều kiện phát triển tư duy đa chiều, học tập thêm nhiều điều mới mẻ.
Nâng cao hiệu suất làm việc
Sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong nhóm, tập thể nâng cao hiệu suất làm việc. Nếu trẻ có kỹ năng hợp tác tốt, nhiều người kết hợp làm chung 1 việc không chỉ giúp công việc tiến hành nhanh chóng mà còn mang lại hiệu quả cao và dễ thực hiện hơn.
Gắn kết tinh thần đồng đội
Hợp tác là sự liên kết cùng học tập, cùng làm việc để hướng đến mục tiêu chung, là cầu nối liên kết giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Nhờ quá trình tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau các thành viên sẽ gia tăng sự hiểu biết về mỗi thành viên, gắn kết tinh thần đồng đội. Từ đó mọi người cùng tiến hành kế hoạch một cách suôn sẻ và hiệu quả hơn.
Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học giúp nâng cao tinh thần gắn kết giữa học sinh
Giúp đánh giá năng lực bản thân trẻ
Cùng cộng tác học tập và làm việc với nhiều cá nhân khác trong tập thể giúp trẻ nhận được nhiều đánh giá. Đồng thời trẻ tự nhận thức được giá trị của bản thân khi xét mình trong hệ quy chiếu chung của cả nhóm. Khi các bé tự nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị của mình một cách khách quan nhất trẻ sẽ tự điều chỉnh để có sự phát triển tốt nhất.
Kỹ năng hợp tác mang đến nhiều lợi ích cho trẻ và được coi là 1 trong những kỹ năng sống cơ bản và quan trọng nhất mà phụ huynh cần dạy con. Cha mẹ nên chủ động bố trí thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp rèn luyện phù hợp để giúp con hình thành kỹ năng hợp tác giúp trẻ tự tin hơn trong học tập và sinh hoạt gia đình.
Gia tăng khả năng giải quyết vấn đề
Học sinh tiểu học thành thạo kỹ năng hợp tác sẽ nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và xử lý các tình huống. Từ việc lắng nghe, quan sát các thành viên khác trẻ có thể phát hiện ra ưu và nhược điểm của vấn đề. Trẻ phát triển khả năng phân tích, tìm hiểu và hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
Tham khảo: Kỹ năng làm việc đội nhóm quan trọng đối với học sinh thế nào?
Phương pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học
Hiện nay, tại các trường tiểu học kỹ năng hợp tác được giảng dạy khá phổ biến để đáp ứng yêu cầu học nhóm, tham gia các trò chơi, tham gia các dự án do trường lớp tổ chức. Tại gia đình phụ huynh nên tích cực rèn luyện kỹ năng này cho con thông qua các phương pháp phù hợp.
Trong nội dung tiếp theo của bài viết The Dewey Schools giới thiệu 7 phương pháp rèn kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học hiệu quả, mời cha mẹ cùng tham khảo.
Lên kế hoạch cùng trẻ
Một trong những phương pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học ngay tại gia đình là cha mẹ cùng con lên kế hoạch. Kế hoạch này sẽ được thực hiện dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên trong nhà.
Để quá trình hợp tác thuận lợi cha mẹ nên dạy trẻ cách xác định mục tiêu chung tất cả mọi người cùng hướng tới. Để từ đó các thành viên nhận thức rõ ràng về công việc, có tinh thần trách nhiệm, không đề cao cái tôi qua nhân mà quên đi ý thức tập thể. Thông qua hoạt động lập kế hoạch trẻ sẽ có cơ hội tham gia, đóng góp ý tưởng của bản thân và tiếp thu, học hỏi từ ý kiến của các thành viên khác để có cái nhìn đa chiều hơn.
Ví dụ: Cả gia đình chuẩn bị một bữa tiệc giáng sinh, lập kế hoạch vệ sinh nhà cửa cuối tuần, kế hoạch trồng rau trong vườn, tổ chức chuyến đi du lịch cho mùa hè… Trong mỗi kế hoạch phụ huynh cần định hướng cho trẻ từ những bước đơn giản nhất như chuẩn bị, các bước thực hiện, liên hệ những người có liên quan… Hãy cùng trẻ hoàn thiện 1 kế hoạch trước để làm mẫu, sau đó để con chủ động trong những kế hoạch tiếp theo và cha mẹ sẽ hỗ trợ khi cần.
Lập kế hoạch – Phương pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học
Dạy trẻ biết cách kiềm chế cảm xúc cá nhân
Rèn kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học bao gồm cả việc dạy con biết cách kiềm chế cảm xúc cá nhân để tiếp thu ý kiến của người khác Trẻ cần hiểu rằng việc thảo luận, tranh cãi trong khi làm việc nhóm là vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong quá trình đó nếu giữ thái độ căng thẳng, cãi nhau là việc làm không đúng. Thay vào đó chúng ta cần bình tĩnh, lắng nghe để suy xét theo nhiều hướng.
Với quan điểm của bản thân không nên vì khăng khăng bảo vệ mình mà phản bác ngay lập tức người khác. Như vậy sẽ làm cho xung đột tăng cao, không thể tìm ra điểm chung của tập thể dẫn đến sự hợp tác thất bại. Kiềm chế cảm xúc giúp giảm thiểu xung đột, tiếp ý kiến của người khác, tìm ra được những điều thiếu sót hay sai lầm của mình là cách học hỏi không ngừng để nâng cao năng suất học tập và làm việc. Trân trọng, tiếp thu đóng góp của mọi người sẽ giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
Xem thêm: Cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc cho học sinh
Dạy trẻ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác
Lắng nghe và tôn trọng người khác là 2 kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học. Vì vậy cha mẹ cần dạy trẻ biết lắng nghe khi các thành viên trong nhóm trình bày về ý tưởng của họ cho kế hoạch chung. Trẻ cần hiểu rằng mỗi ý kiến đều là quan điểm của mỗi người dù con thấy đúng hay sai chúng ta đều cần tôn trọng.
Lắng nghe người khác nói là cách để hiểu nhau, các thành viên tin tưởng và gắn bó với nhau hơn. Lắng nghe còn giúp chúng ta nhận biết vấn về theo nhiều hướng, nhận ra những lỗi sai và đóng góp chân thành cho đối phương. Từ những lỗi sai đó trẻ có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong những tình huống tương tự.
Bên cạnh đó trẻ cũng cần được hướng dẫn về việc quan sát thái độ, biểu hiện của những người xung quanh để tự rút kinh nghiệm. Việc người khác hứng thú hay nhàm chán phần nào thể hiện được kết quả của cuộc thảo luận có thành công hay không.
Dạy trẻ biết cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác
Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học bằng tinh thần nhận trách nhiệm
Phụ huynh cần lưu ý trẻ khi cùng học tập và làm việc, kết quả phụ thuộc vào hoạt động của tất cả các thành viên trong nhóm. Vì vậy nếu bất cứ thành viên nào làm việc chậm, kết quả không đạt như kỳ vọng sẽ làm chậm kết quả của cả một quá trình. Tất cả mọi người sẽ cùng phải dựng lại sự hợp tác để xem xét vấn đề và sửa chữa làm ảnh hưởng đến tiến độ. Bởi vậy mỗi thành viên đều cần duy trì tinh thần, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Cha mẹ cần dạy trẻ tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình khi rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học dù kế hoạch có thất bại hay thành công, Bởi với bất kỳ kết quả nào chúng ta cũng sẽ rút ra được bài học cho mình để thực hiện các kế hoạch sau tốt hơn.
Ví dụ: Lên kế hoạch tổ chức Noel ngoài trời là ý tưởng của trẻ và cả nhà cùng đồng ý theo kế hoạch đó. Tuy nhiên đến thời điểm tổ chức trời đổ mưa khiến trẻ cảm thấy buồn và thất vọng, tự trách bản thân. Cha mẹ nên động viên và chỉ cho trẻ cách thay đổi kế hoạch, chuyển vào tổ chức trong nhà. Trẻ cần rút kinh nghiệm bằng cách xem dự báo thời tiết trong các kế hoạch tương tự và chuẩn bị nếu xảy ra tình huống không mong muốn.
Dạy trẻ biết hỗ trợ lẫn nhau trong công việc
Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học là quá trình cùng nhau làm việc để hướng đến lợi ích chung của tập thể, bởi vậy cha mẹ cần dạy cho trẻ biết hỗ trợ lẫn nhau. Sự đóng góp của mỗi thành viên đều ảnh hưởng đến kết quả nên sự tương tác đóng vai trò quan trọng. Vì vậy trong quá trình thực hiện, nếu bất cứ thành viên nào gặp khó khăn hãy chia sẻ để nhận được sự hỗ trợ.
Trẻ cần biết rằng, hỗ trợ lẫn nhau không chỉ thúc đẩy kết quả của mỗi người tốt hơn, thúc đẩy kết quả chung mà còn giúp chúng ta sớm thu được thành công. Điều này còn làm cho sự kết nối trở nên bền chặt, mọi người hiểu nhau hơn, góp phần nâng cao tinh thần đồng đội.
Dạy trẻ biết hỗ trợ lẫn nhau trong công việc
Khuyến khích trẻ tinh thần học hỏi kiến thức mới
Đối với trẻ nhỏ nếu được giáo dục kỹ năng hợp tác ngay từ sớm trẻ sẽ có hành trang quý báu để ngày một phát triển, con sẽ học hỏi được nhiều kiến thức mới. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả này cha mẹ cần khuyến khích trẻ tinh thần cầu tiến và ham học hỏi.
Trong quá trình hợp tác, làm việc nhóm mỗi thành viên đều có quyền đưa ra ý kiến của riêng mình. Nhận định, kiến thức, sự hiểu biết của mỗi người là khác nhau nên nếu trẻ biết quan sát, lắng nghe con sẽ có cái nhìn đa chiều về 1 sự vật sự việc. Bên cạnh đó từ việc tìm hiểu thông tin, tìm tòi, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân trẻ cũng có cơ hội để mở rộng tri thức, nâng cao sự hiểu biết của mình. Kỹ năng hợp tác sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều điều mới lạ từ sự nghiên cứu của bản thân và từ những người xung quanh.
Dạy trẻ cách quan sát và chia sẻ
Trong quá trình rèn kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học cha mẹ cần lưu ý dạy con phải biết cách quan sát và chia sẻ cùng mọi người. Quan sát ở đây là cần chú ý đến cách làm việc của người khác để tự rút kinh nghiệm để bản thân làm việc hiệu quả hơn. Cần chú ý khi người khác đang nói không nên xen vào, đợi đến lượt mình mới được trình bày quan điểm. Hành động cắt ngang khi người khác nói bị đánh giá là không lịch sự, làm người khác bị ngắt quãng dòng suy nghĩ, cảm thấy bị thiếu tôn trọng và khó chịu.
Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được dạy trong khi hợp tác phải biết cách chia sẻ cùng nhau về ý tưởng, ý kiến, quan điểm một cách cầu tiến. Các chia sẻ này cần trình bày một cách chân thành, thiện trí để giúp quá trình làm việc nhóm hiệu quả hơn.
Đối với trẻ nhỏ, việc giáo dục kỹ năng hợp tác ngay từ sớm là điều vô cùng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, tư duy, kỹ năng và thể chất. Từ đó xây dựng nền tảng vững chắc và bệ phóng giúp các bé trở nên tự tin, chủ động và độc lập trong cuộc sống.
Để trẻ rèn luyện tốt kỹ năng này, cha mẹ hãy tạo nhiều cơ hội cho trẻ thực hành, trải nghiệm thực tế để bé hiểu ý nghĩa của hợp tác và biết cách phát huy vai trò của bản thân trong khi làm việc nhóm hay hoạt động cùng tập thể. Tuy nhiên, trẻ cần có thời gian để thích nghi, vì vậy phụ huynh cần kiên nhẫn, chọn phương pháp hướng dẫn, giáo dục trẻ phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
Kỹ năng hợp tác cho học sinh tiểu học được đánh giá cao là một trong những kỹ năng sống cơ bản quan trọng nhất cha mẹ cần sớm trang bị cho con. The Dewey School hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ bản chất, lợi ích và phương pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ. Từ đó cha mẹ chọn lựa bài học cũng như phương pháp thực hiện cụ thể, hiệu quả. Phụ huynh sớm giúp con hoàn thiện kỹ năng của mình để ngày một tự tin, học hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng mới và tối ưu tiềm năng sẵn có.
Có thể cha mẹ quan tâm: Kỹ năng sống là gì? Vì sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh?