Quy trình học trải nghiệm đang ngày càng được chú trọng và phương pháp học tập thông qua trải nghiệm cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay mô hình giáo dục này vẫn chưa được phát triển thành mạng lưới rộng lớn. Chính vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cụ thể liên quan đến phương pháp này nhé!
Thế nào là học tập qua trải nghiệm?
Học tập qua trải nghiệm (Giáo dục trải nghiệm) là quá trình mà người học sẽ tiếp thu kiến thức thông qua thực hành, thực nghiệm. Phương pháp học này cho phép người học tự mình khám phá, trải nghiệm thực tế để đúc kết thành những tri thức, kỹ năng cho bản thân. Từ đó, người học sẽ biết cách vận dụng vào xử lý các tình huống xảy ra trong tương lai.
Đối với phương pháp này, người dạy với vai trò định hướng, giúp học sinh tự phát huy năng lực tự học của bản thân. Học sinh sẽ rèn được tính chủ động cũng như khả năng hiểu sâu nhớ lâu kiến thức. Do đó, học tập trải nghiệm là một phương pháp hiệu quả để truyền tải các kiến thức và kỹ năng sống quan trọng giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận với nguồn tri thức mới một cách sáng tạo.
Lợi ích của quy trình học trải nghiệm
Ngay nay, chu trình học qua trải nghiệm đã được UNESCO thông qua với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển sâu rộng mô hình đào tạo này. Do đó, mô hình này cần được áp dụng rộng rãi hơn không những ở Việt Nam. Bởi vì một số vai trò quan trọng như:
- Phương pháp này khiến người học sử dụng hầu như tất cả các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác,…) để có thể tăng khả năng ghi nhớ vấn đề lâu hơn.
- Các hình thức dạy và học đa dạng của phương pháp dạy học trải nghiệm có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tự học, tính chủ động và khả năng thích ứng của mỗi người.
- Giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức và tìm giải pháp mới, từ đó phát triển năng lực bản thân và tự tin trong giao tiếp.
- Khi học sinh được chủ động tham gia một cách tích cực vào quá trình học, các em sẽ có hứng thú, tập trung và ghi nhớ sâu hơn đến những điều học được. Đồng thời, thông qua sự thích thú học hành các em sẽ tuân thủ kỷ luật, nề nếp của lớp học.
- Ngoài ra, với phương pháp này học sinh có thể trang bị được kỹ năng sống thông qua việc lồng ghép trong các các bài tập, hoạt động. Từ đó, học sinh tăng cường khả năng ghi nhớ và ứng dụng các kỹ năng vào thực tế cuộc sống.
Phương pháp dạy học thông qua thực nghiệm là một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện chất lượng dạy và học hiện nay. Do đó, để đưa giáo dục Việt Nam phát triển hơn nữa phương pháp này cần được áp dụng một cách phổ biến và sâu rộng hơn.
Quy trình học tập theo hướng trải nghiệm
Với vai trò quan trọng của phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm đã nêu trên, để triển khai thực hiện có hiệu quả phương pháp này chúng ta cần tìm hiểu các bước học tập trải nghiệm.
Về cơ bản quy trình học tập theo hướng trải nghiệm có 4 bước như sau:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm
Đây là bước đầu tiên và là nền tảng trong quá trình thực hiện phương pháp dạy học thông qua trải nghiệm. Đối với cách học nào cũng vậy, bước đầu tiên chính là xác định mục tiêu cần hướng đến và nhiệm vụ cần thực hiện. Như vậy, mục tiêu chủ yếu của phương pháp này là trao truyền tự chủ học tập kiến thức cho người người học.
Khác với giáo dục truyền thống, nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục trải nghiệm có một số thay đổi:
Về nhiệm vụ
- Học sinh: Chủ động tìm hiểu, khám phá nguồn tri thức thông qua hoạt động quan sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá các vấn đề khoa học.
- Giáo viên: Hỗ trợ định hướng và giúp đỡ cho học sinh trong việc tìm hiểu kiến thức thông qua định hướng hướng đi đúng đắn, phân tích và giải đáp thắc mắc của học sinh xung quanh bài học cũng như lên kế hoạch dạy học trải nghiệm hiệu quả.
Về mục tiêu
- Học sinh: Học được khả năng tự đúc kết kiến thức mới từ những trải nghiệm và từ đó vận dụng vào thực tế.
- Giáo viên: Trở thành người hỗ trợ giúp học sinh thành thạo các kỹ năng: phân tích, đánh giá, tổng hợp, thuyết trình, làm việc nhóm… Đồng thời, hướng dẫn học sinh cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Bước 2: Tiến hành trải nghiệm
Trải nghiệm là một bước vô cùng quan trọng, là trọng tâm của quá trình học tập bằng phương pháp này. Khi tiến hành thực hiện trải nghiệm, học sinh có vai trò chính xuyên suốt quá trình. Việc học trải nghiệm này không chỉ được xảy ra trong giờ học mà còn xảy ra trước hoặc sau giờ học.
Ví dụ như trước khi vào tiết học của ngày hôm đó, học sinh đã được dặn dò phải chuẩn để người học chuẩn bị bài học. Thường là giáo viên sẽ yêu cầu đọc, hiểu nội dung bài học theo tư duy của mình, sau đó trình bày lại với giáo viên khi lên lớp.
Đối với các môn học đặc thù, học sinh sẽ được chọn hoặc được phân thành các nhóm nhỏ để cùng nhau thảo luận và làm việc tập thể. Trong các tiết học như vậy học sinh sẽ phải làm việc hết công suất để tạo ra kết quả tốt nhất. Ví dụ trong giờ học thực hành, các em phải đọc bài trước để tự chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu cần cho tiết học.
Thông qua quá trình học này, các em bước đầu được tiếp cận kiến thức, tự đưa ra phân tích, đánh giá về bài học dựa trên tư duy của chính mình. Ngoài ra, các em còn được tiếp xúc sớm với hình thức làm việc nhóm, lên kế hoạch và lập luận bảo vệ cho ý kiến của mình,..
Bước 3: Hình thành kiến thức mới
Thông qua những gì được tiếp thu trong quá trình trải nghiệm, học sinh phải đưa ra đánh quá và phân tích để hình thành nên kiến thức mới. Mặc dù các kiến thức các bạn tổng hợp được có thể không chuẩn xác, tuy nhiên điều này vẫn được khích lệ. Học sinh có thể trình bày ý kiến của mình trước nhóm, lớp hoặc giáo viên để cùng nhau tranh luận và phản biện.
Cuối cùng, giáo viên sẽ là người tổng hợp lại cho bạn những kiến thức chuẩn xác cho các bạn. Trên cơ sở kiến thức đó, giáo viên đưa ra hướng để học sinh áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Bước 4: Vận dụng
Kiến thức không thể xa rời thực tiễn. Do đó, sau khi tiếp thu được kiến thức học sinh phải biết cách vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống. Và quá trình vận dụng chính là chìa khóa để mở ra tri thức cho các em.
Đối với bước này, học sinh vẫn là người chủ động lên ý và lập kế hoạch thực hiện. Quá trình vận dụng này đòi hỏi học sinh phải phát triển những kiến thức đã học trở thành nguồn tri thức có độ phức tạp và quy mô bằng cách nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn.
Trong lúc thực hiện, học sinh có gặp phải những khó khăn, vướng mắc thì giáo viên sẽ là người đồng hành để giải đáp cho các em. Nhờ vào đó, các em có thể tích lũy cho mình không những kiến thức mà còn cả kinh nghiệm.
>>> Xem thêm: Phương pháp học tập trải nghiệm có vai trò gì nổi bật?
Học sinh The Dewey Schools được học tập trải nghiệm ngay từ bậc Tiểu học
The Dewey Schools là hệ thống trường Song ngữ liên cấp hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Trường được tích hợp các chương trình đào tạo từ cấp Tiểu học đến bậc THPT. Hiện nay, Dewey Schools đã xây dựng được 4 cơ ở tại:
- Dewey Tây Hồ Tây – Hà Nội
- Dewey Tây Cầu Giấy – Hà Nội
- Dewey Dương Kinh – Hải Phòng
- Dewey Ocean Park – Hà Nội
Vì sao nên chọn Dewey làm học tập và trải nghiệm?
Dewey school ra đời với mục tiêu trở thành nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng của phụ huynh, đồng thời tạo ra môi trường học tập hiện đại cho học sinh. Tại Dewey, học sinh được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm chủ cuộc sống và thích nghi với sự thay đổi của thế giới thông qua các phương pháp dạy học qua trải nghiệm.
Những thành tích đáng tự hào của The Dewey Schools.
- Chất lượng giáo dục của The Dewey Schools nhận được sự công nhận của tổ chức kiểm định giáo dục Quốc tế CIS. (CIS là tổ chức đi đầu trong lĩnh vực đánh giá và công nhận trường học đạt chất lượng trên toàn thế giới với những tiêu chuẩn khắt khe)
- Đội ngũ cán bộ giáo viên được đánh giá cao bởi Hội đồng Khoa học & Sư phạm (ERPC). Đây là những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục. Vì vậy phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về trình độ chuyên môn, kiến thức xã hội và nhân cách đạo đức của người giáo viên.
- Dewey Schools được xây dựng, thiết kế đạt những tiêu chuẩn của Lotus về chứng chỉ công trình xanh. Đảm bảo sự bền vững, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng hướng tới chú trọng bảo vệ sức khỏe của học sinh.
- Dewey thiết kế chương trình đào tạo song ngữ lên đến 95% bằng Tiếng Anh. Do đó, khi tốt nghiệp Dewey học sinh sẽ đạt TOEFL iBT 60-109 hoặc IELTS 6.0-7.5 và được cấp chứng chỉ hoàn thành các môn học của trường Mount Vernon (Mỹ).
Chương trình học tập trải nghiệm tại Dewey
Nắm bắt được xu hướng giáo dục hiện đại, Dewey đã thiết kế một phương pháp học tập thông qua thực nghiệm một cách khoa học. Với việc lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng gắn việc học lý thuyết vào ứng dụng thực tiễn, The Dewey Schools chủ trương áp dụng phương pháp giáo dục thực nghiệm trong chương trình đào tạo, cụ thể:
- Học tập qua việc làm
- Học tập qua dự án
- Học tập qua truy vấn
- Học tập qua tư duy thiết kế
Mỗi phương pháp học tập sẽ có những thế mạnh riêng, phù hợp với từng môn học cụ thể. Tuy nhiên, thông qua các phương pháp giáo dục thực nghiệm, học sinh The Dewey Schools sẽ được đào tạo một cách toàn diện, đủ tự tin và bản lĩnh để chinh phục những sự thay đổi của cuộc sống.
Thông tin chi tiết phụ huynh có thể tham khảo thêm tại: https://thedeweyschools.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao/tong-quan/
Trên đây là thông tin về quy trình học trải nghiệm mà The Dewey Schools xin gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp ích cho bạn. Rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp của Quý phụ huynh và học sinh thông qua Website: https://thedeweyschools.edu.vn/
>>> Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Dạy học trải nghiệm là gì?