Kết hợp công nghệ trong dạy học phân hóa

Dạy học cá nhân hóa, linh hoạt là có thể khi giáo viên có chủ đích thiết kế các trải nghiệm học tập.

Nhiều giáo viên, nhưng người phân hóa giảng dạy sẽ yêu thích tích hợp công nghệ theo nhiều cách giúp chuyển hóa học tập cho học sinh của mình. Làm thế nào để làm điều này một cách hiệu quả? Các giáo sư đại học Clare Kilbane và Natalie Milman cung cấp cho các nhà giáo dục các chiến lược về cách thiết kế giảng dạy với cộng nghệ giúp thúc đẩy việc học hấp dẫn, hiệu quả, đạt hiệu suất, và công bằng hơn.

Đối với những giáo viên phân hóa giảng dạy, việc thử nghiệm công nghệ vừa là trải nghiệm thú vị vừa cần thiết. Những người làm việc với học sinh ở mọi lứa tuổi đều hiểu rằng phải có giai đoạn thử nghiệm trước khi triển khai bất kỳ công cụ giáo dục mới nào có ý nghĩa. Chẳng hạn trước khi học sinh có thể hưởng lợi từ việc sử dụng các khối cơ số 10, máy tính đồ họa, kính hiển vi hoặc ứng dụng phần mềm, các em cần có cơ hội chơi với công cụ, đặt câu hỏi và khám phá các khả năng của công cụ. Các nhà giáo dục đã sử dụng các công cụ kỹ thuật số mới trong thời gian học từ xa khẩn cấp đều biết rằng thử nghiệm và kiểm thử là chìa khóa để tích hợp hiệu quả.

Nhưng bây giờ thì sao? Giáo viên luôn muốn tìm hiểu các cách tích hợp công nghệ hiệu quả vào bài học của mình, nhưng trong kỷ nguyên hậu đại dịch, mong muốn vượt ra ngoài việc sử dụng thử nghiệm này thậm chí còn lớn hơn. Và đối với những giáo viên cá nhân hóa việc học cho học sinh, công nghệ có tiềm năng chuyển hóa việc học. Dạy học phân hóa có thể hướng dẫn mạnh mẽ việc tích hợp công nghệ để thúc đẩy việc học công bằng, hiệu quả, hiệu suất và hấp dẫn hơn.

Những giáo viên có quá trình ra quyết định giáo dục được dẫn dắt bởi bởi dạy học phân hóa đã hoạt động như những nhà thiết kế giáo dục, sử dụng “tư duy thiết kế” (Kilbane & Milman, 2014). Nhà thiết kế là những chuyên gia áp dụng kiến ​​thức và kỹ năng chuyên môn của mình để tạo ra trải nghiệm và giải pháp cho người khác. Truy vấn một cách có chủ đích thông qua đánh giá cáccnhu cầu và các phương pháp tương tự, các nhà thiết kế giáo dục tìm hiểu về các ưu tiên của học sinh, sử dụng những điều này để xác định các mục tiêu rõ ràng và sau đó xây dựng các kế hoạch mang tính chiến lược để đạt được các mục tiêu đó. Khi đạt được sự tiến bộ, những nhà thiết kế này sẽ tạo ra, triển khai và đánh giá một cách có hệ thống đồng thời điều chỉnh các kế hoạch khi cần thiết. Họ tiếp cận hoạt động của mình với nhận thức về quyền kiểm soát mà họ sở hữu với tư cách là nhà thiết kế giáo dục, những người không chỉ giảng dạy mà còn tạo ra, quản lý và đánh giá việc học của học sinh.

Định hướng thiết kế này cung cấp cho những giáo viên dạy học phân hóa một tư duy và một chiến lược để hiểu rõ hơn về học sinh của mình, giúp họ xác định thời điểm và cách tận dụng tốt nhất các công cụ công nghệ có sẵn để đáp ứng các thuộc tính riêng biệt của học sinh.

“4E” trong Tích hợp Edtech

Dạy học phân hóa đặt nhu cầu đa dạng của học sinh lên hàng đầu (Tomlinson, 2017). Khi dạy học phân hóa, giáo viên thiết lập các trải nghiệm học tập có thể điều chỉnh linh hoạt các yếu tố giảng dạy cụ thể (như nội dung, quá trình, sản phẩm, điều kiện diễn ra quá trình học tập và bầu không khí hoặc “giọng điệu”) để đáp ứng sự khác biệt tự nhiên giữa các học sinh (mức độ sẵn sàng, sở thích hoặc hoàn cảnh riêng biệt của các em).

Nhưng cách tốt nhất để kết hợp công nghệ vào sự pha trộn này là gì? Có thể rất khó để xác định chức năng của từng công cụ và ứng dụng tốt nhất cho một lớp học cụ thể. Nhiều giáo viên quan tâm đến việc sử dụng các công nghệ mới để hỗ trợ học sinh của mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Họ tự hỏi công cụ nào đáng để chấp nhận rủi ro tiềm ẩn và làm thế nào để tận dụng tối đa lợi ích từ chúng để các công cụ được sử dụng cho nhiều mục đích hơn là mục đích giao dịch cơ bản.

Hướng dẫn mà chúng tôi đã cung cấp cho giáo viên trong nhiều thập kỷ, dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của mình, là hãy nhớ rằng việc tích hợp công nghệ vào bất kỳ bối cảnh giáo dục nào cũng phải luôn hướng tới mục tiêu hoàn thành “4E” (Kilbane & Milman, 2014). 4E có thể giúp xác định liệu một công cụ có thể giúp việc học hiệu quả hơn hay không:

  • Công bằng: Liệu việc sử dụng một công nghệ nhất định có thúc đẩy các cơ hội công bằng hơn mà không phát sinh thêm rào cản không?
  • Hiệu suất: Liệu việc sử dụng có tiết kiệm thời gian, năng lượng, hoắc các nguồn lực khác không?
  • Hiệu quả: Liệu công nghệ có giúp việc học hiệu quả hơn cho tất cả hoặc một số học sinh không?
  • Hấp dẫn: Liệu công nghệ có khuyến khích sự chú ý và động lực của học sinh không?

Điều quan trọng nữa là phải nhớ rằng mục tiêu của dạy học, đặc biệt là mục tiêu của dạy học phân hóa, phải thúc đẩy thiết kế trải nghiệm học tập và tích hợp công nghệ vào đó. Khi giáo viên đánh giá giá trị của các công cụ khác nhau và các phương pháp mà chúng sẽ được sử dụng, họ phải ưu tiên các mục tiêu của mình cho thiết kế hỗ trợ phân hóa, cân nhắc cẩn thận mục đích nào sẽ được phục vụ (nó sẽ giải quyết nhu cầu của học sinh một cách công bằng, hiệu quả, hiệu suất và/hoặc theo cách hấp dẫn như thế nào) và xác định những kết quả tích cực nào có thể đạt được.

Ví dụ, Liệu việc sử dụng một khảo sát trực tuyến cho tiền đánh giá sẽ tiết kiệm thời gian (hiệu suất hơn), hỗ trợ giáo viên phân tích thông tin về sự sẵn sàng của học sinh (thêm hiệu suất và nâng cao tính hiệu quả lớn hơn), và cung cấp thông tin để thiết kế học tập mạnh mẽ (dẫn đến các trải nghiệm học tập công bằng, hiểu quả, và hấp dẫn hơn)? Liệu việc tích hợp một công cụ đa phương tiện trực tuyến có tạo nên sự đầu tư lớn hơn của học sinh vào việc thể hiện việc học của các em, đa dạng hóa các phương thức có sẵn để biểu diễn việc học, và mở rộng các ranh giới lớp học để phụ huynh và các thành viên cộng đồng khác có thể đóng góp vào việc hỗ trợ sự phát triển của học sinh không?

Ngoài ra, giáo viên sẽ muốn xác định những hạn chế của công nghệ (những gì nó không thể làm và những điều kiện cần thiết để sử dụng thành công) và những hạn chế (những thỏa hiệp hoặc tác động tiêu cực) sẽ có trong thiết kế của họ. Thậm chí khi các công dụ kỹ thuật số được sử dụng với tư duy 4E, sự tích tích họp của họ có tể vẫn đẫn đến những hệ quả phát sinh đối với việc học.

Ví dụ, một công cụ bị trục trặc có thể làm lãng phí thời gian học tập quý giá. Hoặc những người học nhất định có thể trải nghiệm các rào cản bởi vì các em không biết cách sử dụng công cụ đúng cách. Cũng có thể là một công nghẹ có quá nhiều “chuông và còi” mà học sinh dùng nhiều thời gian nghĩ về các tĩnh năng hấp dẫn của nó hơn là nội dung mà các em nên đưa vào để chứng mình việc học của mình. Đây là lý do tại sao, khi đưa ra quyết định về công nghệ, giáo viên không chỉ phải xem xét tiềm năng của chính công cụ liên quan đến mục tiêu của họ mà còn phải xác định rõ ràng các vấn đề và cạm bẫy tiềm ẩn của nó, cũng như phải sẵn sàng giải quyết linh hoạt mọi thách thức có thể phát sinh.

Học tập giao dịch so với học tập chuyển hóa

Ngay cả khi giáo viên kết hợp công nghệ hỗ trợ phân hóa và đạt được 4E, thì nó cũng chỉ có thể phục vụ mục đích giao dịch. Học tập giao dịch liên quan đến việc trao đổi ý tưởng và thông tin giữa giáo viên và học sinh, trong đó trọng tâm là truyền đạt và tiếp thu kiến ​​thức, vốn theo truyền thống là mục tiêu chính của việc học. Nhiều giáo viên thường kết hợp công nghệ để hỗ trợ phân hóa trong loại thiết kế này.

Ví dụ, họ có thể làm cho một bài giảng đơn giản trở nên hiệu quả hơn đối với một số học sinh nhất định thông qua thuyết trình đa phương thức (kết hợp các kích thích thị giác, thính giác và vật lý) bằng cách sử dụng một công cụ phần mềm. Hoặc họ có thể ghi lại bài giảng của mình ở định dạng video và có phụ đề để hỗ trợ người học tiếng Anh, học sinh khiếm thính hoặc những người vắng mặt, ngoài những người có thể được hưởng lợi từ việc xem lại hoặc làm chậm bài thuyết trình của giáo viên. Tương tự như vậy, họ có thể tạo ra những trải nghiệm học tập được thiết kế riêng, phân hóa hơn cho tất cả học sinh bằng cách sử dụng dữ liệu tiền đánh giá, dễ thu thập và dễ phân tích hơn thông qua một công cụ khảo sát trực tuyến.

Những cách sử dụng công nghệ này giải quyết 4E và hỗ trợ học sinh một cách có ý nghĩa khi các em phấn đấu đạt được mục tiêu học tập của mình; tuy nhiên, tác động của chúng có thể hữu hạn vì các phương pháp tiếp cận giao dịch có kết quả hạn chế. Mặc dù học tập giao dịch là phương tiện cần thiết, có giá trị và hiệu quả để xây dựng những hiểu biết cơ bản mà học sinh cần cho việc học mới, nhưng giáo viên cũng sẽ muốn thiết kế các trải nghiệm học tập mang tính chuyển hóa.

Những trải nghiệm như vậy thúc đẩy năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tư duy phản biện, tính linh hoạt về nhận thức, giải quyết vấn đề phức tạp và sự tò mò của học sinh, thường là cùng lúc học sinh đang tiếp thu kiến ​​thức cơ bản. Những năng lực này ngày càng được nhấn mạnh trong các tiêu chuẩn chương trình giảng dạy quốc gia được xây dựng xung quanh sự công nhận rằng để chuẩn bị cho cuộc sống, quyền công dân và công việc, học sinh phải có khả năng áp dụng kiến ​​thức, không chỉ đơn thuần là sở hữu kiến ​​thức.

Tuy nhiên, lợi ích của trải nghiệm học tập chuyển hóa không chỉ dừng lại ở sức mạnh hỗ trợ học sinh phát triển các năng lực quan trọng. Chúng còn liên quan đến sự chuyển hóa trong niềm tin, hiểu biết và hành động của học sinh. Khi học sinh chuyển từ người thụ động tiếp nhận thông tin sang người chủ động sáng tạo kiến ​​thức, các em sẽ có nhận thức mới về khả năng hành động và động lực học tập của mình – những hiểu biết giúp các em trang bị tốt hơn cho tương lai.

Trong các trải nghiệm được thiết kế để thúc đẩy học tập chuyển hóa, học sinh sử dụng các công cụ kỹ thuật số để đạt được thành quả giảng dạy chỉ có thể đạt được bằng một số cách sử dụng công nghệ nhất định. Để đạt được mục đích này, cả công cụ và cách sử dụng đều quan trọng. Cùng một công cụ công nghệ có thể được sử dụng theo nhiều cách, nhưng một cách có thể dẫn đến học tập chuyển hóa và cách khác thì không.

Ví dụ, hai nhóm học sinh khác nhau có thể làm việc trong một dự án để thúc đẩy các nỗ lực ủ phân trong cộng đồng của mình, với mục tiêu sử dụng ứng dụng chia sẻ ảnh và video để giáo dục cộng đồng. Một nhóm có thể tạo một bài đăng ảnh đơn giản với thông tin về cách thức và địa điểm ủ phân. Tuy nhiên, nhóm còn lại có thể chuyển hóa việc học của họ bằng cách tạo một video bao gồm các cuộc thăm dò để tìm hiểu về thói quen ủ phân của các thành viên cộng đồng và nhúng các liên kết đến một số tài nguyên có liên quan (chẳng hạn như địa điểm ủ phân trong cộng đồng của họ). Nhóm video cũng tương tác với những người khác, dẫn đến các bài đăng của họ trở nên lan truyền và trở thành tin tức địa phương.

Những thành quả như vậy được khuyến khích bởi Tiêu chuẩn dành cho học sinh của Hiệp hội Công nghệ Giáo dục Quốc tế (ISTE, 2016), trong đó đề xuất việc học được thiết kế theo cách cho phép học sinh trở thành người học có năng lực, công dân kỹ thuật số, người xây dựng kiến ​​thức, nhà thiết kế sáng tạo, người tư duy tính toán, người giao tiếp sáng tạo và cộng tác viên toàn cầu.

Học tập chuyển hóa là năng động và khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố theo ngữ cảnh, chẳng hạn như trình độ lớp học và lĩnh vực nội dung. Tuy nhiên, theo ISTE, một số điều kiện thiết yếu phải có trong lớp học hoặc trường học trước khi học tập chuyển hóa có thể diễn ra, bao gồm:

  • Tầm nhìn chung,
  • Lập kế hoạch triển khai,
  • Tiếp cận công bằng,
  • Nhà giáo dục đã được trang bị,
  • Hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ và có kỹ năng,
  • Nội dung và các hoạt động học tập chất lượng cao, và
  • Đánh giá liên tục. (n.d.)

Trong một lớp học phân hóa, các trải nghiệm học tập chuyển hóa đưcọ hỗ trợ bởi công nghệ sẽ giải quyết một hoặc nhiều thành tố phân hóa (nội dung, quá trình, sản phẩm, môi trường) và phản hồi các biến số giữa các học sinh (sở thích, sự sẵn sàng và hồ sơ học tập), giống như bất kỳ bài học phân hóa chất lượng cao nào. Tuy nhiên, trong khi việc đưa công nghệ vào có thể đáp ứng nhu cầu của học sinh nhằm giúp việc học trở nên công bằng, hiệu quả, đạt hiệu suất hoặc hấp dẫn hơn, thì sự tham gia của công nghệ không chỉ giới hạn ở điều này. Thay vào đó, việc đưa một công cụ kỹ thuật số vào trải nghiệm học tập có thể giúp học sinh học nhiều hơn, học những điều khác nhau và thay đổi cách các em suy nghĩ về bản thân và thế giới xung quanh.

Trải nghiệm học tập khác biệt liên quan đến việc sử dụng công nghệ mang tính chuyển đổi có thể bao gồm việc học sinh tải xuống dữ liệu di cư của bướm theo thời gian thực được thu thập từ khắp Hoa Kỳ và phân tích dữ liệu bằng bảng tính để hiểu tác động của quá trình phát triển nhà ở và mất môi trường sống. Học sinh có hồ sơ học tập khác nhau sẽ có khả năng xem xét những dữ liệu này bằng các loại hình ảnh trực quan khác nhau (như biểu đồ thanh hoặc biểu đồ đường kẻ hoặc biểu đồ hình quạt) và được hỗ trợ thông qua nhiều phương pháp biểu diễn khác nhau có thể thực hiện được bằng công cụ bảng tính.

Học sinh không chỉ có thể truy xuất dữ liệu hiệu quả hơn và bằng các phương pháp hỗ trợ hiệu quả các nhu cầu học tập đa dạng mà còn phản ánh công việc của các nhà khoa học theo cách hấp dẫn và hiểu dữ liệu đầy đủ hơn. Các em cũng có thể sử dụng ứng dụng thực tế tăng cường để tạo bản đồ với những chú bướm hoạt hình cho biết chúng di cư ở đâu và khi nào. Trải nghiệm này cũng sẽ mở ra cho học sinh ý nghĩa của việc “làm khoa học” và trao quyền cho họ để thấy vai trò của mình là người quản lý môi trường.

Thiết kế Phân hóa

Giáo viên dạy phân hóa là các nhà thiết kế giáo dục, những chuyên gia sở hữu các kỹ năng và chuyên môn để giải quyết các nhu cầu học tập đa dạng của học sinh. Cách tiếp cận của họ đối với việc lập kế hoạch giảng dạy, ở đó kết hợp nhiều nội dung, quy trình và sản phẩm khác nhau, cùng với công nghệ giải quyết 4E, tạo ra nền tảng vững chắc để tạo ra quá trình học tập mang tính chuyển hóa cho học sinh. Việc tiếp cận vai trò như một nhà thiết kế một cách có chủ đích của họ sẽ cho phép các nhà giáo dục suy nghĩ một cách có chiến lược và có hệ thống về những cách tốt nhất để kết hợp công nghệ nhằm đạt được mục tiêu của họ.

Sự gia tăng tính khả dụng của các công cụ kỹ thuật số trong bối cảnh giáo dục hậu đại dịch có nghĩa là giáo viên không còn phải lo lắng quá nhiều về việc liệu công nghệ có khả dụng để hỗ trợ việc học hay không. Họ có thể tập trung sự chú ý của mình vào việc cân nhắc cách sử dụng công nghệ hiệu quả nhất, điều này chủ yếu phụ thuộc vào cách giáo viên lựa chọn tích hợp công nghệ khi xây dựng bài học và hoạt động học tập. Khi giáo viên chuyển hóa khỏi các phương pháp mang tính phản ứng lại những gì đã xảy ra, giúp họ thành công trong đại dịch, họ sẽ được hưởng lợi từ việc xem xét lại công nghệ trong bối cảnh phân hóa. Cách tiếp cận này cung cấp cho giáo viên định hướng thực hành cho phép họ chủ động thiết kế các trải nghiệm đáp ứng nhu cầu độc đáo và đa dạng của học sinh và thúc đẩy việc học chuyển hóa. Việc thêm công nghệ vào phương trình dạy học phân hóa giúp học sinh trau dồi các kỹ năng thực tế, có liên quan, điều này sẽ có lợi cho các em trong suốt quá trình học tập, cuộc sống và sự nghiệp.

Suy ngẫm & Thảo luận

  • Bạn có coi mình là nhà thiết kế khi soạn thảo bài học không? Nếu không, việc thay đổi quan điểm của bạn có thể thay đổi cách bạn tạo ra cơ hội học tập cho học sinh như thế nào?
  • 4E có thể giúp giáo viên đánh giá các công cụ công nghệ theo những cách hữu ích hơn như thế nào?
  • Hãy nghĩ về một công cụ công nghệ mà bạn đã kết hợp gần đây. Nó có mục đích giao dịch hay chuyển hóa? Bạn có thể sử dụng nó theo cách khác như thế nào?

Nguồn tham khảo: https://www.ascd.org/el/articles/differentiated-learning-and-technology-a-powerful-combination

Tác giả bài viết

Bài viết liên quan