Bạo lực thể chất (bạo hành thể chất) là hành vi sử dụng sức mạnh hoặc lực lượng vật lý tác động gây tổn thương hoặc thương tích cho người khác. Đây là hình bạo lực không chỉ làm tổn hại sức khỏe thể chất mà còn gây tác động xấu đến tinh thần nạn nhân và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Vậy các hình thức và nguyên nhân bạo hành thể chất là gì, cùng Dewey Schools tìm hiểu ngay tại đây nhé.
Bạo lực thể chất là gì?
Bạo lực là khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau theo lĩnh vực nghiên cứu và góc độ nhìn nhận:
- Bạo lực theo tiếng Việt là sử dụng sức mạnh để trấn áp, cưỡng bức hay lật đổ
- Bạo lực theo từ điển Xã hội học là hành vi có khuynh hướng hủy diệt, sử dụng phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong khuôn khổ quan hệ một chiều trên dưới dựa trên ưu thế bề ngoài, không có sự thừa nhận của người yếu thế. Hành động bạo lực bao gồm việc sử dụng quyền lực, sức mạnh hoặc trấn áp, cưỡng bức, đe dọa để gây tổn thương thể chất, tâm lý, tinh thần của người khác.
Bạo lực thể chất có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau, có thể chia thành 2 xu hướng chính:
- Theo quan điểm chính trị học: Là hình thức vận động chính trị và sử dụng sức mạnh để đạt được mục đích riêng như trấn áp hoặc lật đổ chính quyền
- Hiện tượng xã hội: Có ý nghĩa làm tổn thương, chiếm đoạt người khác, trường hợp nghiêm trọng có thể quy vào tội hình sự và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bạo lực thể chất là hành vi tác động, gây tổn thương đến thân thể người khác
Trên thực tế bạo hành thể chất có nhiều khía cạnh chưa được nhắc đến theo các quan điểm trên đây. Bạo lực không chỉ tác động vào thân thể, thể chất mà còn bao gồm cả lời nói làm tổn thương tinh thần nạn nhân theo nhiều cách thức và mục đích.
Đối với trẻ em, bạo hành thể chất sẽ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển, hình thành nhân cách. Nhiều trẻ sau thời gian dài bị bạo lực có thể dẫn tới rối loạn tâm thần thể hiện qua hành vi mỗi ngày. Chính vì vậy người lớn cần sớm nhận thức, cũng như phát hiện tình trạng bạo hành thể chất để phối hợp hành động bảo vệ trẻ em nói riêng và mọi người nói chung khỏi vấn nạn này. Từ đó xây dựng xã hội phát triển văn minh, hiện đại và không tồn tại bạo lực.
Các hình thức của bạo lực thể chất
Bản chất thật sự của bạo lực về thể chất là xâm phạm đến sức khỏe thể chất và tinh thần gây ra những tổn thương tâm lý cho người khác. Trong nhiều trường hợp, trẻ em là nạn nhân của bạo hành thể chất nhưng người lớn cũng có thể là nạn nhân của bạo lực tại gia đình hoặc tại công sở. Các hình thức của bạo lực được phân loại dựa theo môi trường bạo lực và cấp độ bảo vệ bao gồm:
Môi trường bạo lực thể chất
- Bạo lực gia đình: Bạo hành thể chất gia đình là các hành vi có khả năng gây hại hoặc cố tình gây hại đến thể chất của các thành viên trong gia đình, thực hiện các hành động đánh đập, hành hạ, ngược đãi, cưỡng ép làm việc lao động quá sức và cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Bạo lực học đường: Bạo hành thể chất học đường là các hành vi thô bạo, ngang ngược, vi phạm đạo đức và công lý, xúc pháp đối với người khác trong môi trường học đường. Hành vi bạo lực có thể kể đến là đánh nhau giữa học sinh và học sinh, bạo lực tình dục, áp dụng hình phạt thể chất từ nhà trường, quấy rối tình dục, sử dụng vũ khí trong học đường.
Các hình thức của bạo lực thể chất
Hình thức bạo hành thể chất trẻ em
- Bạo lực với thân thể: Là các hành vi ngược đãi, hành hạ, đánh đập, xâm hại thân thể và sức khỏe của trẻ. Ví dụ: Hành động đánh nhau giữa các học sinh, hình phạt thể chất của nhà trường…
- Bóc lột: HÌnh thức bắt trẻ em làm các công việc trái với quy định về lao động hoặc hành động phạm pháp như sản xuất sản phẩm khiêu dâm, các hoạt động sử dụng trẻ em để kiếm lời, hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em…
- Xâm hại tình dục: Là hành vi sử dụng vũ lực, cưỡng bức, đe dọa, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục như cưỡng dâm, hiếp dâm, dâm ô, giao cấu, sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm và mại dâm dưới mọi hình thức.
Ngoài ra, trẻ em cũng có thể trở thành nạn nhân của các hành vi xung đột vũ trang, bao gồm việc phải đối mặt với chiến tranh, các cuộc đánh bom, tuyển mộ hay sử dụng làm binh sĩ, bị bắt cóc, bị bóc lột tình dục. Mặc dù nước ta và hầu hết các nước trên thế giới đã đạt được độc lập, những tác động từ hoạt động xung đột vũ trang, các cuộc chiến tranh trong quá khứ vẫn có thể ảnh hưởng đến trẻ.
Tham khảo thêm: Bạo lực ngôn từ là gì? Biểu hiện, hậu quả và cách khắc phục
Nguyên nhân diễn ra bạo lực thể chất là gì?
Bạo lực thể chất ngày càng có xu hướng tăng không chỉ trong gia đình mà còn tồn tại ở học đường và ngoài xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực về thể chất với trẻ em, cụ thể:
Gia đình mâu thuẫn dẫn đến bạo lực thể chất
Nếu gia đình liên tục có sự mâu thuẫn kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo hành thể chất. Các mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, anh chị em ruột với nhau trở nên mất kiểm soát vì áp lực tài chính, bất đồng dẫn đến căng thẳng tạo điều kiện cho lạm dụng thân thể.
Gia đình không êm ấm là một trong những nguồn cơn gây nên bạo lực thể chất
Phụ huynh bỏ bê, lạm dụng con cái
Phần lớn phụ huynh dành nhiều sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc con cái. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng vậy, có những người vì bận mưu sinh, có những người vì suy nghĩ lệch lạc… đã có những hành vi, lời nói, cảm xúc không đúng tác động lên thân thể trẻ. Thay vì chọn những cách tích cực, hành động này của phụ huynh đa gây ra những tổn thương và tiêu cực cho trẻ khi lớn lên.
Người lớn áp đặt và hiểu lầm hành vi của trẻ
Trẻ cần được chăm sóc đầy đủ để có cơ thể khỏe mạnh, tinh thần ổn định, sống trong môi trường được yêu thương, được quan tâm để trưởng thành tốt nhất. Tuy nhiên một số phụ huynh xem nhẹ cảm xúc, tâm lý thậm chí hiểu lầm hành vi của trẻ vì cho rằng trẻ còn nhỏ không biết gì phải uốn nắn sớm. Dẫn đến việc người lớn áp đặt trẻ phải nghe theo mọi quyết định của mình.
Cha mẹ thường không cho con quyền được đưa ra quan điểm của bản thân thay vì áp dụng phương pháp giáo dục tích cực. Việc bỏ qua cảm xúc, nhu cầu chính đáng của con, bắt buộc phải theo ý mình đã tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Nhiều trẻ phản đối bằng cách thể hiện sự bất mãn, chống đối, nhưng không ít trẻ chọn cách sống khép kín, khó mở lòng chia sẻ tâm tư, suy nghĩ với cha mẹ và người xung quanh.
Thiếu nhận thức về sự phát triển của trẻ
Người lớn áp đặt và hiểu lầm hành vi của trẻ dẫn đến bạo lực về thể chất
Người lớn thiếu nhận thức về sự phát triển của trẻ dẫn đến không hiểu, không chọn phương pháp giáo dục phù hợp hay quá kỳ vọng khiến các bé bị áp lực. Sự không thích hợp trong việc giáo dục và quản lý dẫn đến việc áp dụng bạo lực thể chất thay vì hoạt động giáo dục tích cực.
Các bậc phụ huynh cần nhận thức sớm hành vi lạm dụng thể chất và tinh thần với trẻ em là vấn đề nghiêm trọng để phòng tránh và có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả. Chúng ta cần phối hợp giữa hình thức giáo dục của nhà trường với gia đinh, đồng thời nâng cao nhận thức về quyền trẻ em cho trẻ để góp phần giảm thiểu các hình thức bạo lực trong xã hội.
Xem thêm: Giải pháp phòng chống bạo lực tinh thần cho trẻ ở trường học
Làm cách nào để ngăn chặn bạo lực thể chất?
Có 3 cấp độ bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành thể chất:
Cấp độ phòng ngừa
- Với cấp độ phòng ngừa sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ trong cộng đồng, gia đình và trẻ em để nâng cao nhận thức về quyền bảo vệ của trẻ khỏi bạo lực.
- Mục tiêu chính là tạo ra môi trường sống lành mạnh, an toàn, giảm thiểu nguy cơ bị bạo lực. Cấp độ phòng ngừa đặt ra mục tiêu giảm thiểu nguy cơ trẻ bị lạm dụng xâm hại hay bóc lột.
- Tất cả thành viên trong cộng đồng có trách nhiệm tham gia vào việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực.
Cấp độ hỗ trợ
- Cấp độ hỗ trợ áp dụng các biện pháp bảo vệ với trẻ có nguy cơ bị bạo lực, bỏ rơi, bóc lột hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.
- Mục tiêu là phát hiện nguy cơ, giảm thiểu nguy cơ hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ kịp thời. Từ đó tạo ra môi trường sống an toàn cho trẻ có nguy cơ bị bạo lực.
- Các cá nhân, gia đình, tổ chức, cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, cảnh báo nguy cơ bạo lực. Đồng thời tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp để can thiệp, loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ bạo lực
Các cấp độ bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực thể chất
Cấp độ can thiệp
- Cấp độ can thiệp, các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ và gia đình để ngăn chặn hành vi bạo lực, đồng thời hỗ trợ chăm sóc, phục hội và hòa nhập lại cộng đồng.
- Trách nhiệm can thiệp chính thuộc về cơ quan nhà nước như các cơ quan thuộc Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Công an, UBND các cấp thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp để giảm nguy cơ tổn hại cho nạn nhân. Các đơn vị tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin tố giác, phối hợp xác minh, điều tra, đánh giá về hành vi bạo lực, xác định tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại và đánh giá mức độ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ.
Đảm bảo quyền bảo vệ trẻ em khỏi hình thức bạo lực về thể chất là nhiệm vụ quan trọng của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Công tác bảo vệ có thể được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, nhưng bảo vệ bằng pháp luật mang lại hiệu quả nhất.
Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, xử lý bạo lực về thể chất
Để bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi bạo lực thể chất, cần thực hiện một số biện pháp quan trọng sau:
- Chính sách pháp luật: Nhà nước thiết lập và thực thi các chính sách pháp luật rõ ràng về bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành thể chất, bao gồm việc ban hành luật, xử lý các hành vi xâm hại và biện pháp phòng ngừa.
- Tăng cường giáo dục và nhận thức: Các bậc phụ huynh, giáo viên, nhân viên và những người có liên quan đến trẻ em cần được trang bị kiến thức, nhận thức về quyền bảo vệ trẻ em và hậu quả của bạo lực về thể chất với trẻ. Công tác giáo dục, tăng cường nhận thức có thể diễn ra thông qua chương trình giáo dục, các hoạt động tuyên truyền và thông tin công khai.
- Xây dựng có chế phát hiện, báo cáo: Thực hiện công tác xây dựng cơ chế để phát hiện sớm các dấu hiệu của bạo lực về thể chất với trẻ em. Đồng thời bảo vệ, khuyến khích người thông báo đảm bảo không gặp đe dọa hay trừng phạt.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ: Đảm bảo trẻ sống trong môi trường an toàn, có điều kiện tốt để phát triển với đầy đủ sự chăm sóc tâm lý, y tế, môi trường sống và học tập tốt, an toàn vệ sinh và an ninh.
- Tăng cường can thiệp, hỗ trợ: Với trẻ bị bạo lực về thể chất cần nhận được các chương trình can thiệp, hỗ trợ tâm lý, y tế, xã hội để đảm bảo rằng trẻ được giúp đỡ và phục hồi sau khi trải qua bạo lực.
- Xử lý và trừng phạt: Thiết lập hệ thống xử lý và trừng phạt nghiêm minh đối với những người vi phạm quyền bảo vệ trẻ em bao gồm việc điều tra truy tố, xử lý hành vi xâm hại theo quy định pháp luật.
- Hợp tác đa phương: Để bảo vệ trẻ khỏi bạo lực về thể chất cần có sự hợp tác đa phương giữa các bộ ngành, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng. Từ đó tạo ra mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ để bảo vệ trẻ có môi trường phát triển an lành.
Tăng cường giáo dục và nhận thức về quyền bảo vệ trẻ em
Trên đây là toàn bộ nội dung về bạo lực thể chất, các hình thức và nguyên nhân diễn ra và biện pháp ngăn chặn. Bạo lực về thể chất có tác động nghiêm trọng với nạn nhân về thể chất, tâm lý, sự phát triển trí não và hành vi nên cần có nhận thức đúng đắn để có giải pháp can thiệp và xử lý kịp thời tránh để lại hậu quả hối tiếc.
Mọi thắc mắc về vấn đề này xin vui long liên hệ với The Dewey Schools để nhận được giải đáp nhanh chóng.
Nhiều cha mẹ quan tâm: Phòng chống bạo lực ngôn từ học đường cho học sinh hiệu quả