Giáo dục tâm lý học sinh tiểu học luôn là chủ đề được giáo viên và phụ huynh quan tâm hàng đầu. Mỗi trẻ có đặc điểm và sự thay đổi tâm lý khác nhau, hiểu rõ sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận phù hợp để định hướng và hỗ trợ cho các bé phát triển tốt nhất. Cùng Dewey Schools tìm hiểu vai trò và cách thực hiện trong quá trình giáo dục tâm lý cho trẻ lứa tuổi 6 – 11 nhé.
Giáo dục tâm lý học sinh tiểu học là vấn đề được nhiều người quan tâm
Trên thực tế, tỷ lệ học sinh gặp các vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, hoảng sợ… ngày càng tăng. Tình trạng này đế từ nhiều nguyên nhân như áp lực học đường, áp lực học tập, gia đình mâu thuẫn… dẫn để trẻ học hành sa sút, hoảng loạn tinh thần, dê bị kích động, nổi loạn.
Tiểu học là cấp học bắt buộc cho học sinh từ 6 – 11 tuổi tại Việt Nam, đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong hành trình rèn luyện và phát triển trí tuệ của trẻ. Thời kỳ này trẻ vẫn còn nhiều sự hồn nhiên, ngây thơ nên chưa có đủ kỹ năng, ý thức để đối phó với các vấn đề xung quanh cuộc sống. Vì vậy học sinh tiểu học cần nhận được sự giáo dục tâm lý từ phụ huynh và thầy cô giáo. Giáo dục tâm lý với bậc tiểu học có tầm quan trọng lớn. Cụ thể:
Xem thêm: Danh sách 33 trường cấp 1 ở Hà Nội đào tạo trẻ tốt nhất
Tầm quan trọng của giáo dục tâm lý học sinh tiểu học
Giáo dục là yếu tố cơ bản quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ nhỏ. Trong đó tâm lý học là gốc của giáo dục, nắm bắt được quy luật tâm lý của trẻ giúp định hướng sự phát triển, bồi đắp nhân tài và hoàn thiện nhân cách cho các em.
Giáo dục tâm lý học sinh tiểu học giúp chúng ta nắm bắt được tâm lý và có sự định hướng phát triển phù hợp cho trẻ. Khi trẻ có tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan sẽ tiếp thu tốt kiến thức khi học tập, tham gia vào các hoạt động vui chơi và sinh hoạt lành mạnh khác
Giáo dục tâm lý giúp người lớn sớm phát hiện các trường hợp học sinh có hành vi tiêu cực, từ đó có các hành động, tác động để gỡ bỏ khúc mắc, điều chỉnh hành vi, điều chỉnh nhận thức của trẻ theo hướng đúng đắn, phù hợp với lứa tuổi. Từ đó chỉ dạy, hướng dẫn trẻ đến sự phát triển nhân cách hoàn thiện, vượt qua trở ngại, khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Giáo dục tâm lý học sinh tiểu học giúp định hướng phát triển phù hợp cho trẻ
Vai trò của gia đình và nhà trường trong giáo dục tâm lý tiểu học
Trong giáo dục tâm lý học sinh tiểu học, vai trò của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Trong đó phụ huynh và giáo viên là những người thầy đầu tiên dẫn dắt, định hướng và là hình mẫu cho trẻ noi theo để các bé phát triển tâm hồn lành mạnh. Do đó gia đình và nhà trường cần có sự bổ trợ, phối hợp nhịp nhàng để tạo nên môi trường giáo dục tâm lý tốt nhất. Cụ thể:
Vai trò của gia đình trong giáo dục tâm lý học sinh tiểu học
Gia đình chính là môi trường giáo dục tâm lý đầu tiên của trẻ, trong đó cha mẹ có ảnh hưởng sâu sắc tới hình thành tính cách và tương lai sau này của con. Vì vậy chúng ta cần tạo dựng cho trẻ môi trường sống an toàn với tình yêu thương, tin tưởng.
Cha mẹ nên dành cho trẻ sự quan tâm, lắng nghe những cảm xúc, tâm tư hay sự thay đổi của con để kịp thời có những định hướng đúng đắn. Hay dạy trẻ nhận biết, điều tiết cảm xúc của chính mình trong giai đoạn nhạy cảm này và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bé. Phụ huynh luôn nhớ, chúng ta chính là tấm gương cho trẻ noi theo nên cần xây dựng mình thành hình mẫu chuẩn mực đạo đức tốt đẹp trong cuộc sống.
Tham khảo: Phương pháp dạy con đúng cách, ngoan và thông minh từ chuyên gia
Vai trò của nhà trường
Khi trẻ đến trường thầy cô giáo chính là người thầy thứ 2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục tâm lý học sinh tiểu học. Giáo viên và nhà trường cần chú trọng tạo môi trường học an toàn, để trẻ thoải mái giao tiếp, hợp tác cùng học tập với nhau. Từ đó trẻ sẽ học được các kỹ năng mềm quan trọng như giải quyết xung đột, chia trẻ, mở rộng vòng bạn bè, làm việc nhóm…
Ngoài ra, giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ thể hiện bản thân, đừng nên động viên, khen ngợi, khích lệ để thừa nhận những cố gắng của trẻ. Từ đó tạo động lực cho học sinh tiểu học tự rèn luyện bản thân, duy trì và phát triển những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó thầy cô nên dành sự quan tâm để hiểu những biểu hiện tâm lý bất thường của học sinh, kịp thời có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Sự quan tâm, động viên, khuyên răn từ giáo viên sẽ giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý học sinh tiểu học, tâm lý tuổi mới lớn.
Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong giáo dục tâm lý học sinh tiểu học
Gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để kịp thời nhận biết những thay đổi trong tâm lý của học sinh tiểu học. Giáo viên và phụ huynh thường xuyên trao đổi về tình hình học tập và tinh thần của trẻ để nắm bắt được một cách rõ ràng và sâu sắc những biến chuyển của học sinh. Từ đó các bên có thể đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp, mang lại hiệu quả.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường đặc biệt cần thiết với trường hợp học sinh gặp phải vấn đề về tâm lý. Phụ huynh và giáo viên sẽ đưa ra những góc nhìn riêng để kịp thời hỗ trợ cho trẻ bằng những lời khuyên hay biện pháp có ích.
Nhằm hướng đến môi trường giáo dục toàn diện, thuận lợi cho sự phát triển của trẻ, gia đình và nhà trường có thể cùng tổ chức nhiều hoạt động giáo dục tâm lý học sinh tiểu học bổ ích. Một số hoạt động đã chứng minh được tính hiệu quả trên thực tiễn có thể kể đến như trò chuyện về tâm lý, buổi sinh hoạt tập thể, các chuyên tham quan, dã ngoại…
Cha mẹ quan tâm: Top 12 trường tiểu học công lập chất lượng cao ở Hà Nội
Một số lưu ý khi giáo dục tâm lý học sinh tiểu học
Giáo dục tâm lý cho lứa tuổi từ 6 – 11 tuổi là công việc đòi hỏi sự tinh tế, sâu sát thực tế và khá nhạy cảm. Trong giai đoạn này trẻ đang dần hình thành nhân cách, nên chúng ta cần tránh những ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của các em. Chính vì vậy trong quá trình giáo dục cho trẻ tiểu học người lớn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Giáo dục phù hợp với độ tuổi và đặc điểm tâm lý
Điều quan trọng nhất cần chú ý trong nội dung và phương pháp giáo dục tâm lý học sinh tiểu học là cần có sự cân nhắc, chọn lựa phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của từng cấp học. Do mỗi độ tuổi sẽ có khả năng và nhu cầu tiếp nhận khác nhau nên xây dựng hoạt động hiệu quả cho công tác giáo dục.
Ví dụ: Với học sinh lớp 1 trẻ bắt đầu làm quen với môi trường học tập mới, hoàn toàn khác biệt sẽ chủ yếu tập trung vào làm quen và khám phá môi trường xung quanh. Giai đoạn trẻ học lớp 4 – 5 đã phát triển về logic và tư duy trừu tượng, chuẩn bị và bước vào giai đoạn dậy thì nhạy cảm và tâm lý có nhiều biến đổi.
Tạo môi trường học tập, vui chơi, sinh hoạt an toàn
Các hoạt động giáo dục tâm lý cho trẻ cần tiến hành trong môi trường học tập, vui chơi, sinh hoạt an toàn, thoải mái, lành mạnh để các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc. Người lớn nên trao đổi cởi mở với trẻ thông qua ngôn ngữ, cử chỉ nhẹ nhàng nhằm khuyến khích các em chia sẻ thông tin tích cực. Đồng thời lưu ý không nên phán xét và đảm bảo bí mật tránh làm lộ thông tin khi chưa được sự đồng ý.
Khi trẻ cảm thấy tin tưởng, được tôn trọng các bé sẽ mở lòng về những vấn đề gặp phải với người lớn. Từ đó chúng ta dễ dàng hơn trong việc giáo dục tâm lý học sinh tiểu học mang lại hiệu quả cho học sinh.
Giáo dục tâm lý cho học sinh tiểu học cần có môi trường để trẻ học tập và vui chơi
Xem thêm: 9 mẹo giúp cân bằng giữa học và chơi cho trẻ hiệu quả
Sử dụng phương pháp giáo dục tâm lý phù hợp
Khi tiến hành giáo dục tâm lý học sinh tiểu học cần chú trọng việc chọn phương pháp phù hợp với đối tượng và nội dung. Bên cạnh đó chúng ta cần linh hoạt vận dụng đa dạng các phương pháp để tránh sự nhàm chán, kích thích trí tò mò và tạo sự hứng thú cho trẻ. Mỗi phương pháp truyền tải một nội dung phù hợp khác nhau như chơi trò chơi, thảo luận nhóm, vẽ tranh, kể chuyện…
Ví dụ: Với học sinh lớp 1 chọn lựa phương pháp trò chơi đơn giản sẽ mang lại hiệu quả. Nếu đối tượng là học sinh lớp 4 – 5 hình thức thảo luận nhóm sẽ phù hợp trong việc giải quyết vấn đề xung đột phát sinh.
Tôn trọng sự khác biệt
Mỗi học sinh có đặc điểm tâm lý, phát triển khác nhau do đó người lớn cần tôn trọng sự khác biệt đó. Vì vậy không có công thức giáo dục tâm lý nào áp dụng cho tất cả các học sinh tiểu học. Thầy cô, cha mẹ nên dành thời gian lắng nghe, quan sát, thấu hiểu để nắm bắt tâm lý cũng như đặc điểm riêng của mỗi trẻ.
Hiểu rõ học sinh, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện đặc điểm bất thường và có cách giáo dục phù hợp. Ví dụ với học sinh bị trầm cảm, quá nhút nhát, học sinh bắt nạt bạn… cần có sự hỗ trợ, tư vấn, giảng giải để trẻ khắc phục đặc điểm tâm lý riêng của mình. Khi được chăm sóc đúng cách trẻ mới phát triển lành mạnh, phát huy được tiềm năng của chính mình.
Cách thực hiện giáo dục tâm lý học sinh tiểu học
Giai đoạn tiểu học, các em học sinh bước vào chương trình học tập, môi trường mới mẻ và hoàn toàn khác biệt so với giai đoạn mẫu giáo. Mặc dù chưa thực sự tập trung, cần rèn luyện khả năng ghi nhớ những các em luôn háo hức đón nhận kiến thức, kỹ năng mới. Thông qua các hoạt động giáo dục tâm lý phù hợp sẽ trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để trẻ giải quyết các vấn đề tâm lý của bản thân, thích nghi với môi trường và học tập tiến bộ.
Các thực hiện giáo dục tâm lý học sinh tiểu học nên tiến hành với những biện pháp như sau:
Tâm sự và chia sẻ
Trẻ tiểu học có tâm lý khá nhạy cảm và phức tạp nhưng lại chưa biết cách kiểm soát cảm xúc của chính mình. Chính vì vậy người lớn cần thường xuyên tâm sự, chia sẻ và quan sát để kịp thời nhận ra những thay đổi của trẻ. Khi cảm nhận được sự bao bọc, yêu thương, quan tâm, tin tưởng trẻ dễ dàng bày tỏ cảm xúc, mong muốn, suy nghĩ của bản thân.
Thường xuyên nói chuyện cùng trẻ giúp thầy cô giáo và cha mẹ kịp thời phát hiện những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực hay các hành vi không phù hợp. Từ đó chúng ta có biện pháp tác động để điều chỉnh giúp trẻ thay đổi theo hướng tích cực. Quá trình tâm sự, chia sẻ cần diễn ra khéo léo, nhẹ nhàng trên tinh thần tôn trọng và thấu hiểu bé mới mang lại hiệu quả.
Cách thực hiện giáo dục tâm lý học sinh tiểu học
Giáo dục giới tính
Nhiều phụ huynh quan niệm, giai đoạn tiểu học trẻ còn nhỏ chưa cần phải giáo dục giới tính. Tuy nhiên đây chính là giai đoạn nhạy cảm, trẻ có sự phát triển về thể chất, tâm lý và bắt đầu tò mò về giới tính. Mặc dù mỗi trẻ có sự phát triển khác nhau nhưng khoảng cuối cấp 1 nhiều trẻ đã chuẩn bị hoặc bước vào giai đoạn dậy thì. Các bé đã tò mò về sự khác biệt giữa nam và nữ về thể hình, mái tóc, trang phục…
Người lớn nên có sự quan tâm, khéo léo chia sẻ để trẻ thỏa mãn sự tò mò của mình về sự khác biệt giữa nam và nữ. Đồng thời chúng ta nên dạy trẻ cách cư xử đúng mực cũng như cách bảo vệ bản thân với bạn khác giới. Điều này giúp các bé có nhận thức cụ thể, có hành động, cảm xúc, suy nghĩ đúng đắn hơn khi giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh.
Tham khảo: Giáo dục giới tính cho trẻ: Nguyên tắc và cách áp dụng
Rèn luyện thói quen sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng lớn tới tâm lý, hành vi, cảm xúc của học sinh tiểu học. Vì vậy trong giáo dục tâm lý học sinh tiểu học, chúng ta cần xây dựng cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh và phù hợp với lứa tuổi. Trước tiên trẻ cần được thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng với thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo tốt chất lượng giấc ngủ, ngủ ngon, ngủ sâu đủ 8 giờ/ngày. Ngoài ra các bé nên được rèn luyện nâng cao thể chất và sức khỏe với các môn thể thao phù hợp. Nên hướng trẻ đến thói quen tự chăm sóc bản thân, sống tự lập thông qua những công việc đơn giản như tự tắm, tự thay quần áo, dọn dẹp nhà cửa, nhặt rau, xếp bàn ăn…
Dạy trẻ kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong hành trình học tập, lớn lên và trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Tiểu học chính là giai đoạn trẻ tò mò, háo hức tìm hiểu mọi thứ xung quanh, cha mẹ và thầy cô nên cung cấp các kỹ năng bổ ích để trẻ tự do khám phá thế giới. Đây là cách giúp bé có tâm lý ổn định, thoải mái để vui chơi, giao lưu kết bạn.
Khi được trang bị đa dạng kỹ năng mềm, trẻ có sự tự tin, tâm lý vững vàng, chủ động, độc lập trong học tập và sinh hoạt. Bé có thể dễ dàng đối diện với thử thách, các vấn đề phát sinh hay cản trở trong cuộc sống. Các kỹ năng cần thiết nên trang bị cho trẻ là kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tự phục vụ bản thân, kiểm soát cảm xúc…
Giáo dục tâm lý học sinh tiểu học đóng vai trò quan trọng trong hành trình lớn lên và phát triển toàn diện cả trí tuệ, thể chất và tinh thần cho trẻ. Đây là hành trình đầy thử thách và cần sự đồng hành của nhà trường và gia đình cùng chung tay để các em luôn vui khỏe, được thấu hiểu, được chia sẻ tương lai trở thành công dân có ích và đạt được thành công.