Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án là một trong những phương pháp giáo dục được nhiều trường học áp dụng. Theo đó, phương pháp này khuyến khích học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi và trau dồi kiến thức trong quá trình tạo ra sản phẩm của dự án.
Bài viết này Dewey Schools sẽ chia sẻ chi tiết thông tin về cách vận dụng, ưu – nhược điểm cũng như các đánh giá của học sinh về phương pháp này nhé!
Đôi nét về phương pháp dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án được hiểu là một phương pháp giáo dục trong đó người học được giao cho thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, cần có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để hoàn thành. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi người học từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện dự án cho đến việc kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kết quả của dự án.
Học sinh sẽ đóng vai trò trung tâm ở các tiết học theo dự án. Với phương pháp giáo dục hiện đại này, giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện nhằm giúp học sinh vừa nắm bắt được kiến thức vừa phát triển các kỹ năng cần thiết..
Đôi nét về phương pháp dạy học theo dự án
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án như thế nào?
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án chính là việc xây dựng một chương trình học dựa trên những câu hỏi, dự án quan trọng được lồng ghép các nội dung kiến thức chuẩn. Để đưa phương pháp này vào hoạt động giảng dạy một cách hiệu quả thì giáo viên và học sinh cần thực hiện theo các bước chi tiết sau:
Giai đoạn chuẩn bị
Về cơ bản, ở giai đoạn chuẩn bị cần hoàn thiện các yếu tố sau:
- Xây dựng ý tưởng cho buổi học, ý tưởng lồng ghép dự án với kiến thức.
- Chọn ra chủ đề lớn và phân chia thành các chủ đề nhỏ hơn cho dự án.
- Xây dựng nhiệm vụ học tập cho học sinh.
Ở giai đoạn này, giáo viên và học sinh có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động khác nhau. Cụ thể:
Đối với giáo viên
Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình vận dụng phương pháp dạy học theo dự án, ngoài việc chuẩn bị các dụng cụ và tài liệu để thực hiện dự án, giáo viên cần xây dựng giáo án bao gồm các hoạt động sau:
- Giáo viên cần lên ý tưởng về các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức của buổi học. Các câu hỏi này cần gần với sự hiểu biết của học sinh. Giáo viên cần lưu ý khả năng và các kiến thức nền mà học sinh đã học để đưa ra câu hỏi phù hợp.
- Giáo viên cần chuẩn bị các nhiệm vụ cho học sinh và cách thức tiến hành để học sinh tiếp cận được gần kiến thức nhất.
- Xây dựng ý tưởng về dự án và xác định mục tiêu của dự án.
Đối với học sinh
Ở giai đoạn này, học sinh cần thực hiện các hoạt động sau:
- Cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giá kết quả dự án.
- Học sinh cần làm việc theo nhóm để hoàn thành dự án.
- Dự kiến các vật dụng, vật liệu và kinh phí để hoàn thiện dự án.
Quy trình thực hiện
Sau giai đoạn chuẩn bị thì bước tiếp theo của quá trình vận dụng phương pháp dạy học theo dự án là thực hiện dự án với quy trình sau:
Đối với giáo viên
Giáo viên cần thực hiện các hoạt động bao gồm:
- Hướng dẫn, theo sát và hỗ trợ việc thực hiện dự án của học viên.
- Chuẩn bị thiết bị, vật dụng và các điều kiện cần thiết cho học sinh thực hiện dự án. Ví dụ với dạy học âm nhạc theo dự án, giáo viên cần chuẩn bị phòng nhạc và các nhạc cụ chuyên dụng cho dự án.
- Tạo và chuẩn bị môi trường hay liên hệ khách mời cho học sinh nếu cần. Cụ thể như khi dạy học theo dự án môn Tiếng Anh, giáo viên có thể cần liên hệ với các khách mời là thầy cô người bản địa để hỗ trợ buổi học. Hay khi dạy học theo dự án môn Công nghệ với chủ đề “Tìm hiểu một số cơ sở sản xuất tại địa phương” thì giáo viên cần liên hệ với cơ sở sản xuất mà học sinh chọn để tạo môi trường cho học sinh tìm hiểu về nó.
Đối với học sinh
Trong giai đoạn này, học sinh cũng có những nhiệm vụ riêng như:
- Bầu ra trưởng nhóm – người có nhiệm vụ phân công và triển khai công việc cho các thành viên để hoàn thành dự án. Ví dụ, trong dạy học dự án môn Sinh, nhóm trưởng có thể phân công các thành viên của nhóm hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ của dự án: tìm hiểu kiến thức, chuẩn bị mẫu vật, thí nghiệm,…
- Học sinh cần tìm nguồn thông tin hoặc nhờ sự giúp đỡ của giáo viên sau đó tiến hành tìm hiểu, thu thập và xử lý các thông tin nhằm phục vụ cho dự án. Có thể dễ hình dung như trong dạy học dự án môn Toán, học sinh gặp khó khăn về việc tìm kiếm công thức hay nguồn tài liệu liên quan thì có thể tìm đến giáo viên để được hỗ trợ.
- Học sinh cần lập báo cáo, hoàn thiện sản phẩm và liên tục cập nhật tình hình dự án cho giáo viên để được hỗ trợ kịp thời.
Theo dõi và đánh giá kết quả
Ở giai đoạn theo dõi và đánh giá kết quả, học sinh và giáo viên cần chuẩn bị các sản phẩm, tài liệu, thiết bị cần thiết để báo cáo và đánh giá kết quả dự án. Cụ thể:
- Học sinh cần tiến hành thuyết trình về sản phẩm trong dự án của mình cho giáo viên và các học sinh khác. Ngoài ra, học sinh cũng cần đưa ra ý kiến đóng góp về sản phẩm của các nhóm khác. Ví dụ trong dạy học theo dự án ngữ văn với chủ đề dự án là “Nguyễn Du và Truyện Kiều” thì sản phẩm để báo cáo của học sinh có thể là video clip, màn kịch nhỏ, sơ đồ tư duy,…
- Giáo viên cần theo dõi lại quá trình thực hiện dự án của học sinh và đánh giá kết quả tổng quan.
Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học dự án là gì?
Khi áp dụng dạy học theo dự án vào thực tế, phương pháp này đã bộc lộ những ưu – nhược điểm sau:
Ưu điểm
So với mô hình giáo dục truyền thống, việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án có các ưu điểm:
- Giúp học sinh có thích thú và chú tâm vào bài học hơn.
- Học sinh được tiếp cận kiến thức một cách chủ động, phát triển toàn diện các kỹ năng: kỹ năng tìm kiếm, kỹ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,…
- Phát triển tiềm năng sáng tạo trong mỗi học sinh.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp dạy học theo dự án tồn tại một số nhược điểm sau:
- Giáo viên cần dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị các ý tưởng về dự án.
- Tốn nhiều thời gian và công sức nếu như học sinh không đi đúng hướng trong quá trình thực hiện.
- Đối với những vấn đề trừu tượng, việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án sẽ gặp nhiều khó khăn do học sinh khó liên tưởng cũng như khó thực hiện dự án.
- Phương pháp này đòi hỏi nhiều về phương tiện, công nghệ và nguồn lực tài chính để phục vụ thực hiện các dự án.Ví dụ như khi dạy học dự án môn Sinh, cần bỏ ra một khoản chi phí về thiết bị và chi phí để mua các mẫu vật.
Học sinh đánh giá thế nào về phương pháp dạy học theo dự án?
Thực tế ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều trường vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào việc giáo dục và đào tạo. Phương pháp này nhận được những nhận xét tích cực của giáo viên khi đa số giáo viên đều cho rằng việc lựa chọn phương pháp dạy học theo dự án sẽ có những tác động tích cực cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh có thực sự cảm thấy vậy?
Theo một số khảo sát tại các đơn vị tổ chức hoạt động dạy học theo phương án, học sinh phản hồi về phương pháp này như sau:
- Hầu hết học sinh cảm thấy hứng thú và tập trung hơn vào môn học, thấy việc học không còn nhàm chán như trước nữa.
- Bên cạnh đó, khi hỏi về khó khăn khi học theo phương pháp này nhiều học sinh phản hồi rằng các em phải tự nghiên cứu, tự tìm hiểu kiến thức và tự tư duy nhiều hơn.
- Đối với các học sinh lớp lớn (cấp 2, cấp 3) mới được tiếp cận phương pháp này thì còn thấy lạ lẫm và cần thời gian để thích ứng.
Như vậy, The Dewey Schools đã chia sẻ tất tần tật thông tin về việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án cũng như các ưu – nhược điểm của phương pháp này. The Dewey Schools luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của quý đọc giả.
—-
The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế liên cấp tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, là trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, đến nay Trường quốc tế Dewey Schools đã có cho mình hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên, 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Dewey Schools còn ghi điểm trong mắt phụ huynh bởi chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật giúp học sinh có được hành trang tốt nhất để bước vào đời.
Thông tin cơ bản:
- Hotline: 19003293
- Website: https://thedeweyschools.edu.vn/
- The dewey school học phí