Trong thế giới mà trí thông minh nhân tạo, được minh họa bằng các công cụ như ChatGPT, đang định hình lại thế giới của chúng ta, thì sự tiếp xúc của con người với tư duy thiết kế trở nên quan trọng hơn nữa. Bạn có thể đã quen thuộc với tư duy thiết kế và tò mò về cách khai thác nó cùng với AI, hoặc có lẽ bạn mới làm quen với phương pháp này. Bất kể trình độ kinh nghiệm của bạn như thế nào, tôi sẽ chia sẻ lý do tại sao tư duy thiết kế là lợi thế của con người trong thế giới AI. Chúng ta sẽ khám phá tác động của nó đối với học sinh và nhà giáo dục, đặc biệt là khi được tích hợp vào chương trình giảng dạy để thiết kế các trải nghiệm học tập vừa mang tính sáng tạo vừa đồng cảm.
Quay trở lại năm 2017, tôi đã đi đầu trong một nghiên cứu kéo dài hai năm tại Cơ sở Design39 ở San Diego, CA, tập trung vào cách các nhà giáo dục sử dụng tư duy thiết kế để vượt qua các hoạt động giáo dục truyền thống. Nghiên cứu này đóng vai trò then chốt trong việc hiểu cách mở rộng quy mô từ các nhóm đổi mới thành văn hóa đổi mới. Thật hiếm khi thấy một trường công lập tích hợp các hoạt động này và tôi luôn tự hỏi, “Tại sao đây lại là ngoại lệ chứ không phải là chuẩn mực?” Tư duy thiết kế khi kết hợp với các công cụ AI có thể bổ sung cho chương trình giảng dạy dựa trên tiêu chuẩn bằng cách thúc đẩy học sinh giải quyết các thách thức trong thế giới thực như thế nào. Chúng tôi đã nghiên cứu các phương pháp mà các nhà giáo dục sử dụng để tìm hiểu về tư duy thiết kế và cách họ tạo ra các trải nghiệm học tập tại giao điểm của kiến thức, kỹ năng và tư duy, nhằm thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo trong một thế giới ngày càng tích hợp AI. Kết quả cho thấy điều đó không liên quan gì đến công nghệ. Nó liên quan đến con người.
Tư duy Thiết kế trong Giáo dục là gì?
Tư duy Thiết kế là một phương pháp và cũng là một tư duy.
Điều khiến tư duy thiết kế trở nên độc đáo khi so sánh với các khung khác chẳng hạn như học tập dựa trên dự án, là ngoài kỹ năng thì còn nhấn mạnh vào phát triển tư duy chẳng hạn như sự đồng cảm, tự tin sáng tạo, học tập từ thất bại và tinh thần lạc quan.
Việc thấy học sinh và chính họ nâng cao và phát triển các kỹ năng và tư duy của một nhà tư duy thiết kế đã chứng minh giá trị của việc sử dụng tư duy thiết kế và thúc đẩy động lực để họ tiếp tục. Ngoài ra, nó còn củng cố hiệu quả bản thân và giúp họ chấp nhận, không sợ thay đổi.
Kết quả cho thấy sự đồng thuận mạnh mẽ giữa các nhà giáo dục giữa việc phát triển các kỹ năng theo nhu cầu như sáng tạo, phát hiện vấn đề, phối hợp và giao tiếp cũng như thực hành tư duy thiết kế.
Khi nơi làm việc xác định cách tận dụng các công nghệ mới và mới nổi theo cách phục vụ nhân loại, hai kỹ năng quan trọng được mong đợi sẽ là khả năng giải quyết các vấn đề phi cấu trúc và tham gia vào giao tiếp phức tạp, hai lĩnh vực cho phép người lao động tăng cường những gì máy móc có thể làm (Levy & Murnane, 2013.)
Brynjolfsson và McAfee (2014) gọi kỷ nguyên này là “Thời đại máy móc thứ hai”, đặc trưng bởi những tiến bộ trong công nghệ, chẳng hạn như sự gia tăng của dữ liệu lớn, tính di động, trí tuệ nhân tạo, rô bốt và internet vạn vật. Diễn đàn Kinh tế Thế giới gọi kỷ nguyên này là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Bất kể chúng ta đặt tên cho kỷ nguyên này là gì, Schwab đã cảnh báo, giống như Brynjolfsson và McAfee, rằng việc các tổ chức không chuẩn bị và thích nghi có thể gây ra bất bình đẳng và phân mảnh xã hội.
Kỷ nguyên mà chúng ta từng nói đến, đã không còn nữa.
Sự trỗi dậy của Trí tuệ Nhân tạo tạo sinh
Như Erik Brynjolfsson chia sẻ, “Không có luật kinh tế nào nói rằng khi công nghệ tiến bộ, cơ hội bình đẳng cũng vậy.” Diễn đàn Kinh tế Thế giới củng cố điều này bằng cách chia sẻ rằng trong khi động lực của thế giới ngày nay có tiềm năng tạo ra sự thịnh vượng to lớn, thì thách thức đối với các xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp, chính phủ và hệ thống giáo dục, sẽ là tạo ra khả năng tiếp cận các cơ hội cho phép mọi người cùng chia sẻ sự thịnh vượng.
Schwab, Brynjolfsson và McAfee ủng hộ việc các trường học có thể đóng vai trò mạnh mẽ trong việc định hình tương lai do công nghệ thúc đẩy và lấy con người làm trung tâm. Tư duy thiết kế, một khuôn khổ lấy con người làm trung tâm là một phương pháp có thể cung cấp cho các nhà giáo dục các kỹ năng và tư duy để thoát khỏi mô hình truyền thống được thiết lập trong khu vực công nghiệp. Đến tầm nhìn lấy người học làm trung tâm, nơi chúng ta thiết kế các trải nghiệm học tập tại giao điểm của kiến thức, kỹ năng và tư duy.
Tương lai của công việc
Thiết kế trường học cho người học ngày nay không chỉ là giải quyết thách thức về lực lượng lao động hoặc công nghệ. Mà còn là giải quyết thách thức của con người, nơi mỗi cá nhân đều có quyền tiếp cận và cơ hội để phát huy hết tiềm năng của mình.
Bất chấp những kỳ vọng thay đổi về nơi làm việc do thời đại này mang lại, hệ thống giáo dục ngày nay phần lớn vẫn không thay đổi. Khiến sinh viên tốt nghiệp không có kiến thức, kỹ năng và tư duy để phát triển trong môi trường làm việc tương lai và với tư cách là công dân. Hơn nữa, việc thiếu công bằng đã dẫn đến cái mà Paul Attewell gọi là sự phân chia sử dụng kỹ thuật số ngày càng gia tăng, làm sâu sắc thêm sự phân mảnh của xã hội.
Một thập kỷ trước, một số nghề nghiệp hoặc chuyên ngành có nhu cầu cao nhất hiện nay không tồn tại ở nhiều ngành và quốc gia. Hơn nữa, 60% trẻ em mẫu giáo sẽ sống trong một thế giới mà các cơ hội có thể có vẫn chưa tồn tại (Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2017).
Trong Công nghệ, Việc làm và Tương lai của Công việc, McKinsey tuyên bố rằng 60% trong số tất cả các ngành nghề có ít nhất 30% hoạt động có thể tự động hóa. 40% nhà tuyển dụng cho biết thiếu kỹ năng là lý do chính khiến việc tuyển dụng nhân viên mới vào nghề còn thiếu. Và 60% sinh viên mới tốt nghiệp cho biết họ không được chuẩn bị cho thế giới công việc trong nền kinh tế tri thức, lưu ý đến những khoảng cách về kỹ năng công nghệ và kỹ năng mềm. Trước khi trải nghiệm ChatGPT, tôi nhớ đến Imaginable của Jane McGonigal, nơi cô ấy chia sẻ, “Hầu như mọi thứ quan trọng từng xảy ra đều không thể tưởng tượng được ngay trước khi chúng xảy ra”.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thập kỷ qua, với iPad và Chromebook, và hiện nay là sự tăng tốc của công nghệ AI, đặc biệt là trong năm qua, chúng ta phải tự hỏi những khoảng cách nào tồn tại ngăn cản chúng ta tăng tốc và mở rộng quy mô thay đổi mà chúng ta muốn thấy trong các trường học.
Một lý do là thách thức này phức tạp và quá sức. Đây là nơi các hoạt động tư duy thiết kế hữu ích trong việc chuyển từ ý tưởng sang tác động. Các hoạt động tư duy thiết kế cung cấp cấu trúc và giàn giáo cần thiết để tiếp nhận một ý tưởng phức tạp và đơn giản hóa nó.
Quá trình Tư duy Thiết kế
Quá thường xuyên, tư duy thiết kế được coi là nhảy qua một loạt các hình lục giác. Xong một hình và chuyển sang hình tiếp theo. Tư duy thiết kế là một khuôn khổ phi tuyến tính nuôi dưỡng tư duy của bạn hướng tới việc điều hướng sự thay đổi.
Nó có thể được sử dụng trong ba lĩnh vực:
- Xác định vấn đề
- Giải quyết vấn đề
- Khám phá cơ hội
Mô hình tư duy thiết kế là phi tuyến tính. Dẫn đến sự qua lại giữa các giai đoạn cảm hứng, ý tưởng và triển khai, trong nỗ lực liên tục cải thiện giải pháp tiềm năng của chúng (Shively và cộng sự, 2018). Các giai đoạn này đã được d.School mở rộng thành sự đồng cảm, định nghĩa, hình thành ý tưởng, nguyên mẫu và lặp lại. Trên thực tế, có nhiều bài tập có thể được sử dụng để áp dụng từng lĩnh vực của quá trình đó.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu từng giai đoạn. Sau đó, tôi sẽ chia sẻ các ví dụ về cách sử dụng nó. Tôi cũng muốn mở đầu bằng cách nói rằng chỉ cần trải qua các giai đoạn này là hầu hết mọi người hiểu sai về tư duy thiết kế và không thấy được kết quả mà họ mong đợi. Các giai đoạn này ở đây để giúp bạn phát triển tư duy hướng đến hành động. Chuyển từ việc xác định vấn đề sang thiết kế và sau đó thử nghiệm giải pháp để nhanh chóng nhận được phản hồi. Mỗi giai đoạn này đều có nhiều bài tập để giúp tạo điều kiện cho các trải nghiệm dựa trên kịch bản của bạn.
Pha 1: Đồng cảm
Khi bạn bắt đầu với sự đồng cảm, điều bạn nghĩ được thử thách bởi những gì bạn học được. Chỉ riêng điều này đã làm cho tư duy thiết kế trở nên độc đáo và là giai đoạn đầu tiên. Trong giai đoạn đồng cảm, bạn quan sát, tham gia và đắm mình vào trải nghiệm của những người bạn đang thiết kế cho. Liên tục hỏi “tại sao” để hiểu tại sao mọi thứ lại như vậy.
Pha này là nơi bạn thấy hầu hết các thử thách, pha này cũng là pha quan trọng nhất. Một sơ đồ đồng cảm có thể là một bài tập phổ biến nhất. Nhưng vấn có những thứ khác chẳng hạn như “Được nghe, Được nhìn, Được tôn trọng.” Một thách thức khác trong lĩnh vực này là không nói trực tiếp với người dùng. Ví dụ, tôi đã tham gia nhiều trải nghiệm “tư duy thiết kế” trong đó nhóm sẽ thay mặt người dùng để suy đoán. Ví dụ, các nhà giáo dục suy đoán về phụ huynh, nhà quản lý suy đoán về giáo viên.
Mục đích đằng sau bài thực hành đồng cảm này là khi chúng ta bắt đầu với sự đồng cảm, điều chúng ta suy nghĩ được thử thách bởi điều chúng ta học hỏi được. Dù bạn thực hành với nhau, cuối cùng bạn vẫn phải nói trực tiếp với người mà bạn đang thiết kế cho.
Pha 2: Định nghĩa
Trong suốt giai đoạn định nghĩa này bạn tháo gỡ các phát hiện đồng cảm và tạo một tuyên bố vấn để có khả năng thực hiện được thường bằng đầu bằng, “làm thế nào chúng ta có thể…” Tuyên bố này không chỉ nhấn mạnh một cái nhìn tích cực, nó còn mời gọi nhà thiết kế nghĩ về việc làm thế nào điều này có thể là một cách tiếp cận có tính phối hợp.
Pha 3: Hình thành ý tưởng
Trong suốt giai đoạn hình thành ý tưởng này bạn tạo một loạt các khả năng thiết kế. Trọng tâm ở đây là số lượng thay vì chất lượng. Vì bạn muốn tạo càng nhiều khả năng càng tốt để xem chúng có thể kết hợp với nhau như thế nào. Như Guy Kawasaky chia sẻ, “Đừng lo, hãy cứ tệ hại.” Tính khả thi không quan trọng ở bước này. Thay vào đó, mấu chốt là không nghĩ về việc cái gì có thể nhưng có khả năng có thể. Cuối cùng, một trong số cacs ý tưởng, hoặc sự kết hợp của nhiều ý tưởng, được lựa chọn để mở rộng trong giai đoạn tiếp theo.
Đây là một giai đoạn khác mà chúng ta thấy có nhiều thách thức. Chỉ bảo ai đó lấy một tờ giấy rồi đưa ra nhiều ý tưởng là chưa đủ. Là người lớn, đây là một thử thách vô cùng lớn và cũng là một cơ bắp cần được phát triển. Trên thực tế, một trong những bài tập yêu thích của tôi là 1-2-4-tất cả. Một bài tập khác là các câu hỏi hỗ trợ, trong đó lời gợi ý bắt đầu bằng “Điều gì sẽ xảy ra nếu…” và sau khi mỗi người viết xong một điều gì đó, nó sẽ được đưa cho người ở bên phải họ.
Pha 4: Nguyên mẫu
Trong suốt giai đoạn nguyên mẫu, các ý tưởng đã thu hẹp từ sự hình thành ý tưởng được tạo ra dưới dạng hữu hình để có thể thử nghiệm. Trong giai đoạn này, người thiết kế có cơ hội thử nghiệm nguyên mẫu của họ và nhận phản hồi.
Pha 5: Lặp lại
Bằng việc kiểm nghiệm nhanh nguyên mẫu, người dùng có thể tinh chỉnh ý tưởng. Và có một hiểu biết sâu hơn để quay trở lại và đưa ra các câu hopi cho nhóm mà họ đang thiếu kế cho. Phản hồi nhận được từ người dùng cho phép người thiết kế tham gia ở cấp độ đồng cảm sâu hơn để tinh chỉnh các câu hỏi được hỏi và vần đề đang được định nghĩa. Điều này mang chúng ta quay trở lại pha 1.
Khi các trường cố gắng tạo các trải nghiệm học tập cho học sinh nhằm chuẩn bị để các em sẵn sàng cho tương lai của mình, tư duy thiết kế có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung kiến thức cho học sinh với các kỹ năng và tư duy để trwor thành một người giải quyết vấn đề có tính sáng tạo.
Trong khi các phương pháp tiếp cận mới có xu hướng bị xem xét với thái độ hoài nghi, ngày càng có nhiều nghiên cứu đưa ra lời hứa về khả năng chuyển giao các kỹ năng và tư duy từ lớp học sang các vấn đề thực tế khi sử dụng tư duy thiết kế. Khi kỳ vọng về kỹ năng và tư duy của học sinh được nâng cao, mức độ hỗ trợ cho các nhà giáo dục cũng phải tăng lên để đạt được thành công trong các chiến lược mới và thành quả mà chúng hứa hẹn.
Khi trải nghiệm học tập của học sinh bao gồm tư duy thiết kế thì các kỹ năng của các em tiếp tục được nâng cao và phát triển. Ngược trở lại, điều này cho phép các em áp dụng các chiến lược này để trở thành người tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Giúp các em thoải mái hơn với sự thay đổi và trao quyền cho các em để giải quyết các vấn đề phi cấu trúc. Và làm việc với thông tin mới, thu thập kiến thức, các kỹ năng và tư duy mà không thể tìm thấy trong giới hạn của một cuốn sách giáo khoa.
Tư duy thiết kế củng cố tư duy và kỹ năng mà thế giới ngày nay đòi hỏi với khả năng trở thành người giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo. Thông qua việc nuôi dưỡng các kỹ năng và tư duy phát triển thông qua việc tham gia vào tư duy thiết kế, các trường học có thể tạo ra môi trường sử dụng công bằng hơn cho tất cả người học, tận dụng công nghệ để đẩy nhanh các nhiệm vụ sáng tạo có thể thu hẹp khoảng cách sử dụng kỹ thuật số.
Nghiên cứu tình huống 1: Tư duy thiết kế ở lớp 6
Một nghiên cứu gần đây của Trường sau đại học về giáo dục Stanford nhấn mạnh rằng thông qua giảng dạy, học sinh chuyển hóa các chiến lược tư duy thiết kế ra ngoài lớp học. Và lợi ích lớn nhất là đối với những học sinh có thành tích thấp (Chin và cộng sự, 2019).
Nghiên cứu bao gồm 200 học sinh từ lớp 6. Các nhà nghiên cứu đã làm việc với các nhà giáo dục trong suốt thời gian ở lớp học để huấn luyện nửa nhóm học sinh về hai chiến lược tư duy thiến kế cụ thể. Và sao đó giao cho các em một dự án mà ở đó các em có thể áp dụng những kỹ năng này.
Hai chiến lược bao gồm việc tìm kiếm phản hồi có tính xây dựng và xác định nhiều thành quả có thể có đối với một thử thách. Mỗi một chiến lược trong số những chiến lược này được thiết kế để ngăn chặn những gì mà các nhà nghiên cứu gọi là, “kết thúc sớm”. Việc xác định giải pháp tiềm năng trước khi kiểm tra vấn đề.
Sau buổi học các học sinh được đưa ra với các thử thách khác nhau để xem các em làm thế nào để tiếp cận các thử thách này. Những học sinh đã được dạy về phê bình có tính xây dựng đã yêu cầu phản hồi khi được đưa ra thử thách mới và có nhiều khả năng quay lại và sửa đổi bài làm của mình.
Lĩnh vực này là quan trọng, vì một bài tiền kiểm tra cho biết các sinh viên có thành tính thấp kém hơn những bạn cùng trang lứa có thành tích cao khi tìm kiếm phản hồi, một khoảng cách mà các nhà nghiên cứu cho biết đã biến mất sau phần giảng dạy trên lớn, làm nổi bật nhu cầu phải dạy điều này cho tất cả học sinh, không chỉ học sinh giỏi trong các môn tự chọn.
Như Attewell chia sẻ, “Việc đưa máy tính vào tay mọi học sinh không phải là giải pháp vì thách thức nằm ở việc giải quyết “thiết bị sử dụng kỹ thuật số – thay đổi các nhiệm vụ mà học sinh thực hiện khi được cung cấp máy tính”.
Ông nhấn mạnh thêm rằng những học sinh đạt được các loại kỹ năng đó đã được nêu trong Báo cáo Tương Lai của Việc làm là những học sinh da trắng và giàu có. Nhưng học sinh này có nhiều khả năng sử dụng công nghệ để phát triển các kỹ năng theo xu hướng với các mức độ hỗ trợ của người lớn cao hơn. Trong khi đó, các học sinh thiểu số có nhiều khả năng sử dụng công nghệ cho các nhiệm vụ học thuộc lòng, với mức độ hỗ trợ thấp hơn từ người lớn.
Trong khi tư duy thiết kế thường chỉ được tìm thấy ở một số nơi, được trình bày cho những sinh viên đã quan tâm đến lĩnh vực này hoặc những sinh viên đang học một số môn tự chọn, thì nghiên cứu do Trường Giáo dục Stanford dẫn đầu đã chứng minh những tiến bộ có thể đạt được khi phương pháp này được cung cấp cho tất cả sinh viên.
Nghiên cứu tình huống 2: Tư duy thiết kế trong Địa lý
Một nghiên cứu khác (Carol và cộng sự, 2010) tập trung vào việc triển khai chương trình giảng dạy thiết kế trong lớp địa lý trung học cơ sở. Và khám phá cách học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình về tư duy thiết kế trong các hoạt động trên lớp, cách các yếu tố tình cảm tác động đến tư duy thiết kế trong môi trường lớp học và cách tư duy thiết kế kết nối với các tiêu chuẩn và nội dung học thuật trong lớp học. Học sinh là một nhóm đa dạng với 60% là người La tinh, 30% là người Mỹ gốc Phi, 9% là người dân đảo Thái Bình Dương và 1% là người da trắng.
Nhiệm vụ để học sinh sử dụng trong quá trình thiết kế để học về các hệ thống trong địa lý. Nghiên cứu đã nhận ra rằng học sinh tăng mức độ tự tin sáng tạo của các em. Và rằng tư duy thiết kế đã thuc đẩy khả năng tưởng tượng mà không có ranh giới và ràng buộc. Một tố chủ chốt để thành công là các nhà giáo dục cần thấy giá trị của tư duy thiết kế. Và nó nhất định phải được tích hợp vào nội dung học thuật.
Một thách thức thường lieenquan đến tư duy thiết kế trong giáo dục là đang không tích hợp vào giáo dục chính thống như một trải nghiệm công bằng cho tất cả người học bất chấp việc đã cho thấy người học có thành tích thấp hơn được hưởng lợi nhiều hơn (Chin và cộng sự, 2019).
Nếu học sinh sẽ trải nghiệm những trải nghiệm học tập năng động, sau đó các tổ chức phải tăng mức độ hỗ trợ giáo dục và cho các em thời gian cũng như không gian để học tích hợp tư duy thiết kế.
Các Nhà giáo dục Sử dụng Tư duy Thiết kế Như thế nào?
Các nhà giáo dục đang đối mặt với một số thách thức trong thực hành chuyên môn của họ. Nhiều yêu cầu ngày nay là các công cụ và phương pháp mà họ đã không lớn lên cùng. Hơn nữa, nghề này được giao nhiệm vụ cùng với việc thiết kế các phương pháp mới thường nằm trong hệ thống truyền thống có những hạn chế có thể trở thành rào cản đối với sự thay đổi (Robinson & Aronica, 2016).
Một nghiên cứu năm 2018 thực hiện bởi PwC cùng Diễn đàn Giáo dục Đại học Kinh doanh đã chia sẻ rằng trung bình 10% giáo viên K-12 cảm thấy tự tin khi kết hợp công nghệ trình độ cao, mang đến cho sinh viên cơ hội sử dụng công nghệ để thiết kế học tập chủ động, không thụ động.
Theo đó, sinh viên không chủ động dành nhiều thời gian ở trường để thực hành các kỹ năng cao hơn theo xu hướng được kỳ vọng bởi các nhà sử dụng lao động. Hơn nữa, báo cáo cho thấy hơn 60% sử dụng công nghệ trong lớp học là thụ động, trong khi 32% là chủ động. Dù nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều giáo viên không có các kỹ năng để th hút học sinh trong việc chủ động sử dụng công nghệ, 79% đã nói họ mong muốn được phát triển chuyên môn thêm về việc làm thế nào chủ động tận dụng công nghệ trong học tập thiết kế.
Nguồn tham khảo: https://designingschools.org/what-is-design-thinking-in-education/