Mô hình luân chuyển trạm trong dạy học phân hóa

Tôi có một điểm yêu thích đặc biệt với mô hình luân phiên trạm. Đây là một trong những mô hình đầu tiên, cùng với lớp học đảo ngược, mà tôi có thể áp dụng trong lớp học công nghệ thấp của mình. Trong những ngày đầu chuyển sang học tập kết hợp, tôi có một chiếc Chromebook, tôi nhận được sau khi viết một dự án Donor’s Choose. Tôi nghĩ, “Cái quái gì thế? Hãy thử mô hình luân phiên trạm này!”

Tôi đã sử dụng Chromebook đó để thiết kế một trạm trực tuyến có tính phối hợp để bổ sung cho các trạm do giáo viên dẫn dắt và là trạm trực tiếp của tôi. Tôi muốn học sinh phối hợp, giao tiếp và sáng tạo tại trạm trực tuyến đó bằng cách sử dụng các thiết bị như một công cụ. Các em đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu các chủ đề và truy cập vào các văn bản, tài nguyên và công cụ trực tuyến. Thật thú vị khi thấy cách bổ sung một thiết bị đơn lẻ cho phép học sinh của tôi thúc đẩy việc học của bản thân và tham gia vào các hoạt động học tập có ý nghĩa, ở đó lấy học sinh làm trung tâm.

Trong khi học sinh của tôi tham gia vào việc học tập lấy học sinh làm trung tâm tại các trạm trực tuyến và trực tiếp, tôi thích dành thời gian làm việc với một nhóm nhỏ học sinh tại trạm do giáo viên dẫn dắt của tôi. Tôi tùy chỉnh sự giảng dạy, ví dụ, mô hình và giáo án cho học sinh ngồi trước mặt tôi. Tôi cảm thấy hiệu quả hơn và tham gia nhiều hơn khi làm việc với một nhóm nhỏ học sinh. Các em phản hồi như kiểu, đặt câu hỏi, đưa ra nhận xét và học hỏi dựa trên việc hoc tập. Tôi đã bị cuốn hút!

Định nghĩa về Mô hình luân phiên trạm

Mô hình luân phiên trạm thực hiện chính xác những gì tên gọi gợi ý. Đây là một loạt các trạm hoặc hoạt động học tập mà học sinh luân phiên thực hiện. Thông thường, có một trạm do giáo viên dẫn dắt, một trạm trực tuyến và một trạm trực tiếp. Để được coi là mô hình học tập kết hợp, ít nhất một trạm phải là trạm học trực tuyến. Khi đào tạo giáo viên trong môi trường 1:1, nơi tất cả học sinh đều có thiết bị, tôi khuyến khích giáo viên cân bằng các hoạt động học trực tuyến và trực tiếp để học sinh có thời gian nghỉ ngơi rời khỏi màn hình.

Lợi ích của Mô hình Luân phiên Trạm

Khi làm việc với các giáo viên trung học, tôi thường nghe câu nói rằng “luân phiên trạm là mô hình tiểu học”. Điều đó không đúng. Chỉ vì nhiều người trong chúng ta ở cấp trung học không được dạy cách thiết kế bài học theo cách này không có nghĩa là nó chỉ có lợi cho những người học nhỏ tuổi hơn. Để củng cố thực tế rằng mô hình luân phiên trạm là mô hình K-12, tôi nêu bật những lợi ích của mô hình này đối với giáo viên, bao gồm:

  • Khả năng tạo ra các cộng đồng học tập nhỏ trong lớp học nhiều học sinh hơn.
  • Giáo viên có thời gian và không gian để dẫn dắt việc dạy học phân hóa nhóm nhỏ, thu hút người học vào các buổi tương tác theo mô hình, tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận nhóm nhỏ và cung cấp phản hồi theo thời gian thực diễn ra công việc đang tiến hành.
  • Học sinh có thể được nhóm lại một cách linh hoạt (ví dụ: trình độ kỹ năng pha trộn, điểm mạnh trong động lực nhóm, dựa trên sở thích) tùy thuộc vào mục tiêu bài học.
  • Có thể sử dụng các trạm trực tiếp và trực tuyến để khuyến khích giao tiếp và phối hợp giữa các học sinh nhằm mục đích xây dựng cộng đồng và có được sự hỗ trợ đồng cấp.
  • Vì toàn bộ lớp học không di chuyển theo một bước chân bước đều bước trong một trải nghiệm duy nhất, nên giáo viên có thể ưu tiên quyền tự quyết của học sinh bằng cách xây dựng các lựa chọn có ý nghĩa.
  • Khi học sinh điều hướng các nhiệm vụ trong một nhóm nhỏ, các em có nhiều cơ hội hơn để kiểm soát tốc độ học tập của mình.

Học sinh, ở bất kể độ tuổi nào, đều sẽ được hưởng lợi từ các khía cạnh này của mô hình luân phiên trạm. Vậy, làm thế nào giáo viên có thể tối đa hóa tác động và hiệu quả của mô hình này? Chúng ta hãy cùng xem xét từng loại trạm.

Trạm do Giáo viên Dẫn dắt: Phân hóa và Thu hút

Tôi đã làm việc với những giáo viên không thấy được giá trị của luân phiên trạm bởi vì họ lặp lại cùng một bài giảng cho từng nhóm tại trạm do giáo viên dẫn dắt của họ. Tôi tin rằng việc lặp lại cùng một thông tin theo cùng một cách cho tất cả học sinh, dù là cho toàn bộ nhóm hay là linh hoạt nhóm nhỏ, cũng không phải là các sử dụng thời gian hữu ích của chúng ta. Thay vào đó, tôi đề xuất giáo viên ghi lại các video ngắn giới thiệu thông tin mà họ lập kế hoạch để trình bày theo cùng một cách cho tất cả học sinh, vì vậy học sinh có thể kiểm soát nhịp độ mà các em tiếp thu và tư duy thông tin đó.

Giáo viên nên tập trung vào hai mục tiêu ở trạm này: 1) sự phân hóa và 2) sự tham gia. Phụ thuộc vào chiến lược chia nhóm mà giáo viên sử dụng, họ nên cân nhắc làm cách nào mà họ có thể phân hóa bằng việc điều chỉnh sự giải thích, lập mô hình, lựa chọn từ ngữ, giảng dạy từng bước, và hỗ trợ để đảm bảo mỗi học sinh có thể tiếp cập thông tin hoặc các nhiệm vụ đã được trình bày. Giáo viên phải có tính chiến lược về mức độ học thuật cứng ngắc và mức độ phức tạp trong thực hành và áp dụng mà họ giao bài để đảm bảo đều trong vùng khả thi. Thêm nữa, giáo viên có thể ghép nhom học sinh một cách có chiến lược trong các trạm của các em để các em hỗ trợ lẫn nhau.

Giáo viên cũng nên nghĩ về cách họ sẽ thu hút học sinh ở trạm này.

  • Học sinh sẽ chủ động tham gia trạm này như thế nào?
  • Các em sẽ đóng vai trò gì để thúc đẩy trải nghiệm học tập này?
  • Liệu các em có cơ hội nói lên quan điểm của mình và đặt câu hỏi không?

Trạm trực tuyến: 4C của việc Học tập Thế kỷ 21

Khi tôi làm việc với các giáo viên, tôi khuyến khích họ thiết kế trạm trực tuyến để tiên tối thiểu một trong số 4C của việc học tập trong thế kỷ 21. (1) tư duy phản biện, (2) giao tiếp, (3) phối hợp, và (4) sáng tạo.

  • Tư duy phản biện: Các thử thách “Hãy nói với tôi làm như thế nào” trên FlipGrid để khích lệ học sinh nêu lên suy nghĩ hoặc lập luận của các em.
  • Giao tiếp: Các cuộc thảo luận trực tuyến không đồng bộ trong hệ thống quản lý học tập của bạn để mọi người tham gia vào cuộc hội thoại trong lớp học.
  • Phối hợp: Sử dụng bộ công cụ phối hợp (Google hoặc Microsoft) để học sinh phối hợp trong các không gian kỹ thuật số xoay quanh các nhiệm vụ chung.
  • Sáng tạo: Cho phép học sinh sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tạo ra các sản phẩm học tập của mình (ví dụ: các câu chuyện kỹ thuật số, đồ họa thông tin, dòng thời gian đa phương tiện)

Nếu chúng ta thiết kế trạm trực tuyến của mình với một hoặc nhiều chữ C này trong đầu, học sinh có nhiều khả năng tham gia vào hoạt động học tập hơn. Quá thường xuyên, trạm trực tuyến bị chuyển sang làm việc cá nhân với phần mềm thích ứng hoặc xem video. Kết quả là, học sinh nhanh chóng trở nên chán hoặc mất tập trung.

Trạm trực tiếp: Sự tự chủ của Học sinh

Mỗi học sinh đều khác nhau, vì vậy một nhiệm vụ khó có thể hấp dẫn tất cả người học. Tôi khuyến khích giáo viên thiết kế trạm này thông qua góc nhìn về sự tự chủ của học sinh. Sự tự chủ của học sinh đề cập đến khả năng của học sinh trong việc đưa ra các quyết định quan trọng về việc học của mình. Sự tự chủ và sự chủ động có thể mang lại mức độ động lực cao hơn theo thời gian.

Tôi đề xuất rằng giáo viên nên bắt đầu đơn giản bằng cách tiếp cận sự tự chủ theo kiểu “liệu bạn có muốn” để giáo viên không cảm thấy choáng ngợp trước viễn cảnh phải tạo ra nhiều lựa chọn. Họ có thể cho học sinh cơ hội làm việc một mình hoặc với bạn học, tạo kết nối trong một đoạn văn hoặc một cách trực quan trong sơ đồ khái niệm, chú thích một văn bản hoặc vẽ phác thảo ghi chú. Một lựa chọn đơn giản nhưng có ý nghĩa có nhiều khả năng khiến học sinh tập trung hơn ở trạm này.

Khi tôi suy ngẫm về những trải nghiệm ban đầu của mình với mô hình luân phiên trạm, tôi biết ơn vì mình đã bắt đầu thiết kế các nhiệm vụ phối hợp xung quanh một thiết bị dùng chung.

Nó đã giúp tôi học được ba bài học quan trọng vẫn ảnh hưởng đến công việc của tôi trong không gian này.

  • Học tập, một phần, là một nỗ lực xã hội. Do đó, công nghệ không nên được sử dụng để cô lập người học. Nó phải được sử dụng để thúc đẩy giao tiếp và cộng tác giữa các thành viên của một cộng đồng học tập.
  • Công nghệ chỉ đơn giản là một phương tiện. Chúng ta có thể sử dụng nó để kết nối học sinh với thông tin, tài nguyên, công cụ trực tuyến, đối tượng và với nhau. Công nghệ không nên được sử dụng vì lợi ích của công nghệ.
  • Học tập lấy học sinh làm trung tâm, do học sinh thúc đẩy và theo nhịp độ của học sinh có ý nghĩa hơn, phù hợp hơn và hấp dẫn hơn đối với người học.

Giáo viên chuyển sang học tập kết hợp và đặc biệt sử dụng mô hình luân phiên trạm nên “nghĩ lớn, nhưng bắt đầu nhỏ”. Đừng lo lắng về việc phân hóa, xây dựng năng lực tự chủ của học sinh và ưu tiên 4C trong lần đầu tiên bạn thử luân phiên trạm; tuy nhiên, hãy biết rằng bạn luôn có thể làm được nhiều hơn với mô hình học tập kết hợp năng động và linh hoạt này!

Nguồn tham khảo: https://catlintucker.com/2021/10/station-rotation-model/

Tác giả bài viết

Bài viết liên quan