Thế giới đang thay đổi và là với những thay đổi về hệ thống giáo dục, một trong những thay đổi đó tập trung vào giáo dục công dân toàn cầu. Phương pháp tiếp cận giáo dục này có mục tiêu là mang đến cho học sinh góc nhìn rộng lớn hơn về các thành tố khác nhau tác động lên thế giới và con người ở thế giới đó cũng như những thử thách mà học sinh đóng vai trò dẫn dắt và chủ động trong việc tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Dưới đây, chúng tôi kiểm tra giáo dục công dân toàn cầu, cách học tập phục vụ có thể tác động tới nó cũng như các phương pháp giảng dạy khác hỗ trợ tạo nên các nhà lãnh đạo và công dân toàn cầu.
Giáo dục công dân toàn cầu là gì?
Giáo dục công dân toàn cầu hay tư cách công dân toàn cầu, những cách thường gọi như vậy, được phát triển bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) như một giải pháp cho các thử thách liên quan đến vi phạm quyền con người, bất bình đẳng và nghèo đói, tất cả đều tác động đến hòa bình và sự bền vững. Mục tiêu của giáo dục công dân toàn cầu là trao quyền cho người học tham gia và đảm nhận các vai trò chur động, cả ở địa phương và toàn cầu, để đối mặt và giải quyết các thử thách toàn cầu. Thông qua quá trình này, hy vọng rằng học sinh sẽ giúp tạo nên một thế giới hòa nhập, hòa bình, khoan dung, công lý, an ninh, và bền vững hơn.
Nhiều người ví giáo dục công dân toàn cầu như giáo dục công dân vì cả hai phương pháp tiếp cận đều tập trung vào những giá trị cốt lõi như nhau. Cả hai đều thúc đẩy sự hiểu biết lớn hơn và hướng đến việc dạy học sinh cách sống cùng nhau và tôn trọng nên tảng văn hóa và dân tộc khác nhau. Giáo cụ công dân toàn cầu tiến xa hơn một bước bằng việc tập trung vào ba chiều khái niệm bao gồm:
- Chiều nhận thức – tập trung vào sự tiếp thu kiến thức, lỹ năng, hiểu biết và tư duy phản biện của người học.
- Chiều xã hội – cảm xúc – liên quan đến cảm nhận của người học về việc thuộc về một cộng đồng nhân loại chung, chia sẻ các giá trị và trách nhiệm, đồng cảm, đonà kết và tôn trọng sự khác biệt đối với những khác biệt và sự đa dạng.
- Chiều hành vi – với mục đích trao quyền cho người học hành động có trách nhiệm ở cấp độ địa phương, quốc gia, toàn cầu vì một thế giới hòa bình và bền vững hơn.
Một công dân toàn cầu được tạo ra khi các chiều này kết hợp lại với nhau dưới dạng khuôn khổ giáo dục công dân toàn cầu.
Trở thành một công dân toàn cầu có ý nghĩa gì?
Thuật ngữ công dân toàn cầu đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, nhưng nhiều người không hiểu công dân toàn cầu là gì và trở thành một công dân toàn cầu có ý nghĩa gì. Một công dân toàn cầu nhận thức, và hiểu, được thế giới rộng lớn hơn và vị trí của bản thân ở thế giới đó. Đó là người đóng vai trò chủ động trong cộng đồng của mình và cùng làm việc với người khác để tạo nên một thế giới công bằng và bền vững hơn. Một công dân toàn cầu là một tác nhân của sự thay đổi và có thể:
- Phát triển sự hiểu biết, các kỹ năng, và các giá trị mà họ cần thể đồng hành cùng thế giới.
- Hiểu và tôn trọng góc nhìn, văn hóa và sự đa dạng của người khác.
- Tin rằng họ có thể làm nên điều khác biệt.
- Bồi đắp hiểu biết của các nhận họ về các sự kiện của thế giới.
- Nghĩ về các giá trị của họ và điều gì là quan trọng đối với họ.
- Mang những gì học được vào thế giới thực tế.
- Thách thức sự thiếu hiểu biết và lòng không khoan dung.
- Tham gia vào các cộng đồng địa phương, quốc gia, và toàn cầu của mình.
- Xây dựng lập luận và nên lên ý kiến quan điểm của bản thân.
- Đảm bảo rằng họ có quyền để hành động và tác động lên thế giới xung quanh.
- Truyền cảm hứng và cung cấp thông tin cho người khác.
Không còn nghi ngờ gì nữa, có một số lợi ích khác nhau khi phát triển công dân toàn cầu và giáo dục công dân toàn cầu chính là khuôn khổ và con đường dẫn đến điều này, nhưng làm thế nào để chúng ta thực hiện đúng trong và ngoài lớp học?
Giáo dục Công dân Toàn cầu trong Lớp học: Trông như thế nào?
Đã có một tranh luận trong ngành về thời điểm đưa ra khuô khổ giáo dục công dân toàn cầu vào trường học, với nhiều người nói rừng tốt hơn nên đưa vào các cấp sau tiểu học vì bản chất môn học trưởng thành. Nhưng thực tế không phải vậy, đặc biệt khi nhắc đến chiều xã hội -cảm xúc. Chiều này liên quan đến việc hình thành thái độ và các giá trị có thể được thực hiện bằng thông tin và kiến thức trong một hệ thống lớp học nhưng cuối cùng cần được hỗ trợ thông qua các trải nghiệm được tích lũy dần và các quá trình xã hội hóa. Những hệ thống giá trị và niềm tin này được biếtđến để phát triển những năm học đầu đời, đó là lý giải tại sao khung này nên được triển khai từ việc học đối với trẻ nhỏ cho đến học ở bậc đại học.
Nhiều người cũng đã đặt ra một câu hỏi: “Liệu giáo dục công dân toàn cầu có nên là một bộ môn riêng biệt không?”, giống như bạn học toán học, và bạn sẽ học cả công dân toàn cầu. Để trả lời câu hỏi này, giáo dục công dân toàn cầu là một khuôn khỏi giảng dạy thúc đẩy các giá trị cốt lõi liên quan đến chống phân biệt đối xử, tôn trọng sự đa dạng, đoàn kết, và khoa học con người.
Nhiều trường đã tạo bộ môn công dân toàn cầu tập trung vào các vấn đề toàn câu như công bằng xã hội trong ky phát triển các kỹ năng và thiên hướng chính trong quá trình này. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào một giáo viên truyền thải chương trình giảng dạy hơn là một khung được tích hợp có thể được triển khai bởi toàn trường. Để khung này hoạt động hiểu quả trong môi trường trường học, nó cần được đưa vào cả ở chính sách giáo dục và chương trình giảng dạy.
Một trong những phương pháp sư phạm hiệu quả nhất để triên khai giáo dục công dân toàn cầu là học tập phục vụ.
Học tập phục vụ và Giáo dục công dân toàn cầu
Học tập phục vụ là một phương pháp sư phạm được chứng mình là hiệu quả trong việc thu hút học sinh tham gia vào khóa học của các em vì nó tạo nên các cơ hội cho tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, và phát triển kỹ năng giao tiếp cũng như lãnh đạo cho học sinh. Phương pháp tiếp cận này tập trung vào việc tạo nên sự tham gia của học sinh vào cộng đồng và kết nối tích cực cũng như có hành động có ý nghĩa với cộng đồng để đáp ứng nhu cầu và áp dụng những gì học được để chuyển hóa, làm tác nhân, và qua đổi qua lại. Phương pháp sư phạm học tập phục vụ thường được dẫn dắt thông qua học tập trải nghiệm. Nó có mục đích kết nối những gì học sinh học được trong lớp học với những gì đang diễn ra bên ngoài lớp học và trong cộng đồng của các em để đáp ứng nhu cầu.
Nghiên cứu Học tập Trực quan của Jogn Hattie đánh giá Học tập Phục vụ ở mức hiệu ứng .58 so với mức tăng trưởng của học sinh trong một năm học bình thường được đo ở mức .40. Đây là vùng xanh lam của hiệu ứng mong muốn để tăng cường việc học của học sinh và lợi ích bao gồm sự tham gia, tự chủ, cải thiện sức khỏe và phúc lợi, trao đổi qua lại với cộng đồng, và sự phát triển năng lực của người học chẳng hạn như giao tiếp, phối hợp, đồng cảm, phục hồi, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, nghiên cứu, phản ánh, và hiệu quả của bản thân.
Để hỗ trợ giáo dục công dân toàn cầu, các hoạt động học tập phục vụ cần “toàn cầu hóa” và cung cấp tiềm năng cho các vấn đề địa phương để cân nhắc trong bối cảnh toàn cầu và điều chỉnh cho các cộng đồng đa dạng. Điều này cuối cùng trao quyền cho học sinh cân nhắc vị trí của các em trên thế giới, mối quan hệ với các tổ chức xã hội và chính trị và tư duy vượt ra ngoài ranh giới và thành kiến văn hóa của riêng các em. Để đạt được điều này, học tập phục vụ sử dụng các phương pháp tiếp cận giảng dạy sau:
- Sư phạm phản biện – hình thức học tập trải nghiệm này tìm cách thách thức bất bình đẳng bằng cách đối đầu với sự chia rẽ sắc tộc và giai cấp đã được hình thành cũng như bằng việc thúc đẩy công bằng và dân chủ thông qua giáo dục. Cơ sở của cách tiếp cận này là để học sinh đặt câu hỏi về các cấu trúc hiện có, phản ánh sức mạnh và tăng cường ý thức phản biện của các em.
- Học tập chuyển hóa – học tập phục vụ được sử dụng để phát triển các điều kiện cần cho học tập chuyển hóa bàng việc tạo ra sự mơ hồ, bất hòa, mất phương hướng, và mất cân bằng. Các điều kiện có thể được tạo ra tại địa phương để thiết lập sự đắm chìm trong chuyển hóa tương tự vào một trải nghiệm quốc tế.
- Thực hành phản ánh – được sử dụng để hỗ trợ học sinh trong việc kết nối các trải nghiệm địa phương và toàn cầu, phản ánh vị trí của mình trên thế giới, mối quan hệ của các em với các tổ chức xã hội và chính trị và xem xét tác nhân của các đối tác cộng đồng.
Từ những điều trên, rõ ràng là học tập phục vụ đã trả lời chiều nhận thức của giáo dục công dân toàn cầu, vì nó thử thách học sinh tư duy khác biệt để phân tích các nguồn thông tin và xây dựng kiến thức cũng như các kỹ năng phản biện của bản thân dưới góc nhìn toàn cầu. Thông qua sự phạm phản biện, học tập trải nghiệm và thực hành phản ánh, học tập phục vụ giải quyết các chiều xã hội – cảm xúc và hành vi của giáo dục công dân toàn cầu. Thông qua các trải nghiệm, các hoạt động tập trung vào cộng đồng, và sự tham gia chủ động, học sinh có thể phát triển, kiểm thử và hình thành quan điểm, các giá trị và thái độ của các nhân. Quá trình học tập này cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác để có được thành công. Những yếu tố này bao gồm vai trò của học tập cá nhân hóa, quan hệ đối tác cộng đồng qua lại và phương pháp tiếp cận tư duy hệ thống.
Vai trò của học tập cá nhân hóa trong việc tạo lập một công dân toàn cầu
Học tập cá nhân hóa là trung tâm của học tập phục vụ và giáo dục công dân toàn cầu. Phương pháp tiếp cận giảng dạy này mục đích để thử thách quan điểm ‘một cỡ’ phù hợp với tất cả trong dạy và học. Nó là một phương pháp tiếp cận linh hoạt hơn để cá nhân hóa cách học sinh học tập cũng như tham gia và tương tác với những gì các em đang học. Có một vài thành tố trong học tập cá nhân hóa, bao gồm:
- Chủ động tham gia và hướng đến sự hiểu biết – sự chủ động tham gia tập trung vào truyền cảm hứng sáng tạo, tự lực, giải quyết vấn đề và kỹ năng ra quyết định ở người học. Thành tố này hướng đến việc thu hút học sinh vào những gì các em đang học hơn là chỉ yêu cầu các em ghi nhớ thông tin. Điều này thường được tạo điều kiện thông qua công việc dựa trên dự án, nơi mà học sinh được khuyến khích để học sinh khám phá các vấn đề trong thế giới thực và làm việc thông qua các giải pháp khả thi. Phương pháp sư phạm học tập phục vụ là một cách tuyệt vời để thúc đẩy học tập chủ động và tham gia tích cực. Học tập theo cách này giúp chuyển cấu trúc kiểm tra khỏi việc ghi nhớ.
- Các hoạt động có ý nghĩ và giúp học sinh chuyển hóa – học sinh có thể hiểu rõ hơn những gì các em đang học khi môn học được gắn với các hoạt động học tập trải nghiệm. Những hoạt động này cần phù hợp với học sinh và được áp dụng vào các tình huống đời sống thực tế. Điều này cuối cùng giúp việc học trở nên ý nghĩa hơn với học sinh và giúp các em chuyển hóa.
Tham gia xã hội – tham gia xã hội được biết đến là tạo điều kiện cho việc tin vào khả năng của bản thân, tôn trọng sự đa dạng, tự tin, các kỹ năng phối hợp, tránh các hành vi rủi ro và khả năng phục hồi. Do đó, nhiều trường có tư duy tiến bộ đang thu hút học sinh và trao cho các em tiếng nói trong việc cải tiến hệ thống. Một trong các cách được thực hiện là thông qua các hoạt động học tập phục vụ, ở đó học sinh được khuyến khích nghiên cứu cộng đồng có liên quan đến nhu cầu hoặc vấn đề cần được giải quyết và tạo nên các giải pháp cho điều này. Ở loại hoạt động này, giáo viên là người tạo điều kiện, và học sinh được trao quyền để lãnh đạo. - Liên hệ thông tin mới và tái cấu trúc kiến thức trước đó – hiểu thông tin mới chủ yếu dựa trên hiểu biết của học sinh về thông tin trước đó, vì thông tin trước đó là nền tảng mà từ đó thông tin mới được thiết lập. Nhưng nếu một học sinh không hiểu thông tin trước đó, nó có thể tác động đến hiểu biết của các em về thông tin mới. Để vượt qua được điều này, học sinh cần học cách giải quyết những mâu thuẫn nội tại và tái cấu trúc các khái niệm đang tồn tại. Điều này có thể được thực hiện thông qua một vài hoạt động bao gồm các chiến lược Tư duy Trực quan chẳng hạn như “tư duy – ghép đôi – chia sẻ” và thậm chí là trò chơi Minecraft.
- Có tính chiến lược – tư duy phản biện là trái tim của việc có tính chiến lược, và điều này được hỗ trợ bởi việc dạy học sinh các chiến lược hiệu quả và linh hoạt giúp các em hiểu, lý luận, ghi nhớ và giải quyết các vấn đề. Để tạo điều kiện cho điều này, nhiều trường học đã bắt đầu dạy học sinh của học các kỹ thuật tư duy khái niệm. Học tập khái niệm đem đến cho học sinh một cơ hội phân tích và sắp xếp dữ liệu một cách logic, tạo dựng vấn đề, xác định, kiểm thử và triển khai các giải pháp khả thi, tự động hóa các giải pháp thông qua tư duy thuật toán cũng như khái quát hóa và áp dụng quá trình này cho các vấn đề khác.
- Tự kỷ luật và phản ánh – tự kỷ luật mang lại cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cho phép các em phản ánh và phản hồi những gì xung quanh các em. Điều này thường dựa trên những gì các em nhìn thấy, ngeh thấy, sờ thấy, nếm, và ngửi được, và so sánh nhận thức đó với những gì các em đã biết. Nhưng để có thể tự kỷ luật và phản ánh, học sinh cần ở trong môi trường học tập nơi các em được khuyến khích nhận vai trò chủ động trong việc phát triển các kỹ năng và kiến thức của bản thân. Quá trình này cũng cần mang tính tương tác, khi người học thiết lập mục tiêu, quyết định cách đạt được mục tiêu, và theo dõi quá trình, thay đổi tiến trình hành động, vân vân.
- Dành thời gian để thực hành – học tập là phức tạp và đòi hỏi thời gian và thường thực hành đi thực hành nhiều hơn thời gian được phân bổ trong bối cảnh trường học truyền thống. Điều thiết yếu là tìm các lộ trình cá nhân hóa để học sinh thực hành những gì các em đang học thông qua các cơ hội khác nhau. Việc sử dụng công nghệ, chẳng hạn như giải pháp hội nghị truyền hình đám mây, cho phép hocjsinh phối hợp và dẫn dắt các cuộc thảo luận cho phép học sinh thiết kế lộ trình học tập riêng của các em. Học tập trực tuyến cũng cung cấp cho học sinh cơ hội để học theo nhịp độ và thực hành riêng của các em, đây là điều thường không khả thi trong các phương pháp học tập trong lớp học truyền thống. Thử thách Học tập Phục vụ của Chúng tôi dành cho các nhân và học tập trực tuyến phối hợp đã giúp nhiều trường học trên thế giới tieeps tục với học tập phục vụ trong suốt đại dịch Covid-19. Nó có thể được tải xuống như một nguồn miễn phí từ trang điện tử của chúng tôi: www.servelearn.co
- Tạo nên những người học có động lực – động lực của người học là cỗi lõi của việc học thành công. Khi một học sinh được tham gia, các em có thể hiểu tốt hơn và tiếp thu tốt hơn những gì các em đang học. Có nhiều cách khác nhau để giáo viên có thể giúp tạo động lực và trao quyền cho người học của miknhf. Điều này bao gồm việc áp dụng nhiều hoạt động giảng dạy tích cực cho học sinh, thiết lập các mục tiêu học tập thực tế về hiệu suất, đưa ra những trọng tâm tích cực phù hợp về việc giảng dạy và chấm điểm, thoải mái tán dương và đưa ra phản hồi có tính xây dựng và cho học sinh nhiều quyền kiểm soát việc học của bản thân các em nhất có thể. Học sinh cũng có thể hiểu tốt hơn thông tin hoặc các ý tưởng và được truyền động lực mạnh mẽ hơn nếu thông tin đại diện cho đời sống của các em.
- Sự khác biệt về phát triển và cá nhân – học sinh học tập theo các cách khác nhau, đó là lý do tại sao sự khác biệt cá nhân của các em phải được cân nhắc. Nhu cầu học tập được thiết kế để đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân và sự phát triển của tất cả học sinh. Nhiều trường học đang làm điều này bằng cách đưa ra nhiều phương tiện thể hiện, hành động, diễn đạt và tham gia.
Mỗi một nguyên tắc trong các nguyên tắc học tập cá nhân hóa này có thể được thiết lập dựa trên và hỗ trợ thông qua các hoạt động và phương pháp sư phạm học tập phục vụ. Phương pháp sự phạm này nâng cao sự tham gia và hiểu biết của học sinh bằng việc kết nối những gì học sinh đang học được ở lớp với những gì đang xảy ra ở thế giới xung quanh các em. Ddieuf này chủ yếu được thực hiện thông qua các hành động phục vụ với cộng động, dựa trên nhu cầu của các đối tác cộng đồng.
Vai trò của các Đối tác Cộng đồng
Các đối tác cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của học tập phục vụ. Phương pháp sư phạm này phần lớn dựa vào dịch vụ được tổ chức thấu đáo đáp ứng nhu cầu của một cộng đồng, ở đó tổ chức giáo dục phối hợp với các đối tác cộng đồng. Mối quan hệ hợp tác này hỗ trợ trách nhiệm công dân trong các em học sinh và khuyến khích các em trở thành những công dân chủ động và có tham gia vào cộng đồng. Thông qua những hành động phục vụ này, học sinh cũng được tiếp xúc với nhiều góc nhìn, trải nghiệm, và những con người khác nhau, mở ra thế giới, tầm nhìn, niềm tin và các giá trị. Điều này trả lời cho các chiều hướng xã hội – cảm xúc và hành vi của giáo dục công dân toàn cầu.
Các đối tác cộng đồng đóng một vai trò như một nhà đồng giáo dục trong việc giáo dục học sinh. Các mối quan hệ hợp tác cho phép một đối tác cộng đồng hành động như một chuyên gia hoặc người cố vấn giáo dục về những vấn đề kinh doanh, xã hội, văn hóa, và chính trị tác động đến thế giới xung quanh các em. Các đối tác cộng đồng có cơ hội đem đến cho học sinh sự cảm nhận sâu sắc, kiến thức và hiểu biết về cộng đồng và làm sáng tỏ quan điểm của học sinh. Điều này giúp cho người học hiểu rõ hơn về cộng đồng của mình cũng như tác động của những hoạt động phục vụ của họ sẽ mang lại. Các mối quan hệ hợp tác với cộng đồng có nhiều lợi ích cho cả học sinh và cộng đồng, những lợi ích này bao gồm:
Lợi ích đối với học sinh:
- Học sinh được đưa ra ngoài môi trường lớp học và tham gia vào cộng đồng cho các em một trải nghiệm đời thực nhằm hỗ trợ và đóng góp vào việc học cũng như các thành quả học thuật
- Học sinh được trao cơ hội để trở thành công dân toàn cầu chủ động và là một phần của các giải pháp phát triển, đáp ứng các vấn đề đang tác động lên cộng đồng.
- Học sinh được thử thách để mở rộng góc nhìn, nâng cao tư duy phản biện, cải thiện các kỹ năng giao tiếp, giao tiếp giữa các cá nhân và năng lực lãnh đạo.
Lợi ích đối với đối tác cộng đồng:
- Cung cấp cho cộng đồng cơ hội tham gia vào mối quan hệ hợp tác giáo dục.
- Cộng đồng có thể làm sáng tỏ và đóng góp và giáo dục và chuẩn bị cho thế hệ lãnh đạo cộng đồng lao động phi lợi nhuận, và những con người phục vụ cộng đồng tiếp theo.
- Đem đến các cơ hội giáo dục học sinh về các vấn đề hiện tại tác động đến các cộng đồng xung quanh.
- Tăng các nguồn lực và kết quả tình nguyện.
- Đem đến các cơ hội đối với các dự án tài trợ hợp tác.
Các mối quan hệ hợp tác trong cộng đồng đóng một vai trò then chốt trong việc giáo dục học sinh về các vấn đề hiện tại tác động đến các cộng đồng xuanh quanh. Đây là một kiểu hợp tác không chỉ mở rộng góc nhìn của học sinh mà còn cho các em hiểu biết sâu sắc hơn về nhu cầu của cộng đồng. Được trang bị điều này, người học được trao quyền để tạo nên khác biệt và trở thành tác nhân của sự thay đổi. Khi học sinh bắt đầu nhìn nhận bản thân như một phần của giải pháp, có thể hiểu các góc nhìn khác nhau và nhận ra rằng các em có tác động lên hệ thống lớn hơn, họ trở thành các công dân toàn cầu có trách nhiệm.
Tác động của Tư duy Hệ thống
Việc tạo điều kiện cho giáo dục công dân toàn cầu và tạo nên công dân toàn cầu đòi hỏi các nhà giáo dục sử dụng cách tiếp cận tư duy hệ thống. Ở cách tiếp cận này, giáo viên có trách nhiệm tạo một môi trường học tập bền vững tập trung vào việc trao quyền cho học sinh để nhìn nhận bản thân như một phần của một hệ thống lớn hơn.
Tư duy hệ thống khuyến khích giáo viên và học sinh khám phá các mối quan hệ giữa các bên (bối cảnh và sự kết nối), các góc nhìn (mỗi học sinh có nhận thức riêng về tình huống), và ranh giới (đồng ý về phạ vi và những gì có thể cấu thành nên sự cải tiến). Cách tiếp cận này chủ yếu được sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp có nhiều phần kết nối với nhau trong hệ thống. Những vấn đề phức tạp này có tính thích ứng và liên tục phát triển, đòi hỏi một cách tư duy năng động và một định hướng hướng đến học tập xã hội và tổ chức.
Bằng việc sử dụng cách tiếp cận tư duy hệ thống, giáo viên giúp học sinh hiểu rằng luôn có một nhu cầu, một vấn đề, rắc rối khác nhau, vì hệ thống liên tục thay đổi và thích ứng. Điều này khuyến khích học sinh tiếp tục hướng tới học hỏi nhiều hơn, tư duy bản biện về sự phát triển bền vững, các vị trí, góc nhìn của họ, vai trò của họ và tác động mà họ đem lại đối với thế giới xung quanh họ.
Kết luận
Giáo dục công dân toàn cầu đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên những học sinh có sự tham gia toàn cầu. Khung giáo dục này giúp định hướng học sinh theo hướng đúng đắn bằng cách giáo dục các em về vi phạm nhân quyền, bất bình đẳng, đói nghèo và phát triển bền vững. Nhưng khung giáo dục này không chỉ dừng lại ở việc đứng trước lớp học, đọc sách giáo khoa và chia sẻ thông tin. Nó bao gồm việc đưa học sinh ra khỏi môi trường học tập truyền thống, cá nhân hóa trải nghiệm học tập của các em, làm cho nó phù hợp với các em và cho các em thấy rằng các em là một phần của một hệ thống phức tạp có sự kết nối. Thông qua học tập phục vụ, học sinh được trải nghiệm và có cơ hội tương tác với thế giới xung quanh, cộng đồng của các em và những người khác biệt với các em. Điều này mở rộng quan điểm, niềm tin và hệ thống giá trị của học sinh. Phản ứng dây chuyền đối với điều này là việc tạo ra một nhà lãnh đạo tương lai khoan dung hơn, tử tế hơn, có thể nhìn nhận mọi thứ từ mọi góc độ, đồng cảm với người khác, có thể tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và coi mình là tác nhân của sự thay đổi – một công dân toàn cầu có trách nhiệm.
Nguồn tham khảo: https://www.pearson.com/languages/community/blogs/teaching-students-global-citizens-5-24.html