Phương pháp thực nghiệm – Học qua thực hành, trưởng thành từ trải nghiệm
Học tập theo phương pháp thực nghiệm là quá trình học sinh tiếp thu kiến thức dựa theo kinh nghiệm của bản thân và sự hỗ trợ từ giáo viên giảng dạy thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với học liệu, vật chất, đối tượng khác.
Hiểu một cách đơn giản, học tập thực nghiệm là quy trình học tập bắt đầu với việc thực hành, trải nghiệm và sau đó là phân tích, đúc kết. Phương pháp này giúp học sinh củng cố kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng và cách tư duy mới. Cách tiếp cận này mang đến nhiều ưu việt hơn so với cách tiếp cận truyền thống một chiều.
Có thể thấy, phương pháp học tập trải nghiệm là công cụ tối ưu để giúp học sinh có thể hiểu sâu, nhớ lâu, tiếp cận kiến thức một cách chủ động và hứng thú. bên cạnh đó, hệ thống bài học được thiết kế bài bản, khoa học và có sự đầu tư kỹ lưỡng giúp học sinh có thể khai thác sâu kiến thức thông qua nhiều chủ đề khác nhau.
Sự khác biệt giữa phương pháp truyền thống với phương pháp học tập thực nghiệm
Phương pháp học truyền thống tập trung vào quá trình truyền đạt kiến thức khoa học và kiến thức đã được kiểm nghiệm. Người học sẽ tiếp thu kiến thức một chiều thông qua thầy cô dưới các hình thức như: đọc chép, nghe nhìn, minh họa,…
Ngược lại, phương pháp học tập thực nghiệm sẽ khuyến khích người học chủ động, tham gia trực tiếp vào các trải nghiệm, sau đó phản ánh kinh nghiệm của mình bằng các kỹ năng tổng hợp, phân tích. Như vậy sẽ giúp học sinh nắm rõ kiến thức mới, học sâu và nhớ lâu.
Một điểm khác biệt quan trọng nhất giữa phương pháp truyền thống và phương pháp thực nghiệm là sự thay đổi giữa vai trò của giáo viên và học sinh, cụ thể:
TIÊU CHÍ | TRUYỀN THỐNG | THỰC NGHIỆM |
Đối tượng trung tâm | Giáo viên | Học sinh |
Trọng tâm giờ học | Kiến thức từ sách giáo khoa | Chuyển đổi kiến thức từ sách giáo khoa thành các dự án, thực hành nghiên cứu, trải nghiệm thực tế |
Tâm thế của người học | Bị động | Chủ động |
Quan điểm của người học | Không có hoặc hạn chế bày tỏ | Chủ động bày tỏ |
Không gian học tập | Trong lớp học | Trong và ngoài lớp học |
Phương pháp giảng dạy | Đọc chép, nghe nhìn, trình chiếu… | Học qua dự án, STEM, học qua trải nghiệm, học qua truy vấn, học qua việc làm,… |
Liên hệ với thực tiễn | Không có | Có thể áp dụng kiến thức vào trong cuộc sống hàng ngày |
Lựa chọn của người học | Rất ít | Đa dạng sự lựa chọn trong quá trình học tập |
Lợi ích của phương pháp học thực nghiệm
Thông qua các hoạt động học tập bổ ích, trải nghiệm thực tế, phương pháp học tập trải nghiệm đã mang đến cho học sinh nền tảng kiến thức vững chắc cùng với hệ thống kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh như:
Tăng tính chủ động, sáng tạo cho người học
Trong quá trình giảng dạy, học sinh sẽ được giao việc và tự lên kế hoạch học tập của mình. Tính chủ động, sáng tạo lúc này sẽ được phát huy triệt để khi học sinh có thể triển khai công việc và đối diện, xử lý những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả
Học sinh được tiếp thu kiến thức với nhiều vai trò và trong các bối cảnh khác nhau như: làm việc theo nhóm, tổ chức một chương trình, thực hành đóng vai,… Đây cũng là cơ hội để học sinh tích lũy các kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống hiệu quả.
Phá vỡ khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành
Không chỉ dừng lại ở kiến thức hàn lâm, nặng lý thuyết, với phương pháp thực nghiệm, học sinh sẽ được trải nghiệm, thực hành những nội dung lý thuyết, giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy, ghi nhớ các khái niệm và hình thành ý tưởng.
Tăng khả năng ghi nhớ kiến thức
Trong phương pháp giáo dục thực nghiệm, học sinh sẽ được vận dụng tất cả các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác,… để tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức. Bên cạnh đó, học sinh tham gia trực tiếp vào quá trình thực hành, tạo ra sản phẩm ứng dụng thực tế,… Cơ chế của não bộ lúc này sẽ tiến hành ghi chép, tổng hợp thông tin một cách chủ động. Việc sử dụng đa giác quan trong suốt quá trình học tập sẽ sẽ tăng khả năng lưu trữ dữ liệu giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn.
Tăng sự hứng thú trong quá trình dạy và học
Học sinh được trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, được bày tỏ quan điểm, tạo ra sản phẩm cụ thể, thực hành thực tế,… Như vậy, khả năng tò mò của học sinh sẽ được khơi gợi một cách tích cực, từ đó học sinh cảm thấy hứng thú, chuyên tâm vào bài học của mình.
Ngược lại, giáo viên sẽ từ vị trí truyền đạt kiến thức sang hỗ trợ, lên kế hoạch và định hướng học sinh trong suốt buổi học. Điều này không chỉ giúp giáo viên có thể ứng dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy đồng thời tạo ra cảm giác tích cực khi nhận được sự tương tác từ phía học sinh.
Học sinh Dewey luôn thích thú trong mỗi tiết học
Thay vì cách học thầy đọc – trò chép hay thuộc lòng khái niệm có sẵn, tại The Dewey Schools, học sinh trở thành trung tâm của lớp học với định hướng giáo dục dựa trên năng lực. Các em được phát huy tối đa tiềm năng và làm chủ kỹ năng thế kỷ 21 bằng nhóm 4 phương pháp học thực nghiệm:
Thay vì cách học thầy đọc – trò chép hay thuộc lòng khái niệm có sẵn, tại The Dewey Schools, học sinh trở thành trung tâm của lớp học với định hướng giáo dục dựa trên năng lực. Các em được phát huy tối đa tiềm năng và làm chủ kỹ năng thế kỷ 21 bằng nhóm 4 phương pháp học Experiential Learning (Học tập qua trải nghiệm):
Học tập qua việc làm (Learning by doing)
Giáo viên tổ chức việc làm cụ thể và hoạt động học tập bằng trải nghiệm thực tế, dụng cụ trực quan. Học sinh hào hứng tự chiếm lĩnh tri thức qua việc trực tiếp thao tác và thực hành để trả lời câu hỏi, vấn đề hay thử thách đòi hỏi tư duy sâu do giáo viên gợi mở.
Học tập qua dự án (Project-based Learning)
Học sinh được khuyến khích tìm tòi, nghiên cứu vấn đề và kết nối kiến thức đa lĩnh vực trong quá trình thực hiện dự án học tập trong nhiều môn học: Kinh doanh-Hướng nghiệp, Lịch sử, Nhân văn… Các em không chỉ đào sâu kiến thức mà còn học phương pháp tư duy, kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, thống nhất ý tưởng và trình bày quan điểm của bản thân một cách hiệu quả.
Học tập truy vấn (Inquiry-based Learning)
Học sinh tự làm chủ việc học thông qua đặt câu hỏi, lập luận, khám phá vấn đề, tình huống và chia sẻ các ý tưởng. Phương pháp này khơi dậy trí tò mò, hình thành thế giới quan đa chiều và thúc đẩy học sinh tích cực tương tác, thực hành các kỹ năng tư duy bậc cao như phân tích, đánh giá, sáng tạo, phản biện.
Tư duy thiết kế (Design Thinking)
Quy trình tư duy sáng tạo để học tập, cộng tác và giải quyết vấn đề thực tế được giảng dạy trong các trường đại học hàng đầu thế giới như Stanford, Harvard, MIT… Trong các tiết học – dự án STEAM, Sáng chế MDE, học sinh được trao quyền để hiện thực hóa những ý tưởng đột phá của mình. Các em trở nên tự tin vào khả năng sáng tạo, liên tục thích ứng với thử thách mới bằng cách thấu cảm để xác định các vấn đề cốt lõi, làm việc nhóm và lên ý tưởng, tạo ra các nguyên mẫu thiết kế để kiểm tra và cải tiến.