Điều chỉnh các phương pháp giảng dạy để đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh đã càng ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà giáo dục, đặc biệt sau COVID. Dạy học phân hóa là một chiến lược giảng dạy được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng của học sinh.
Trong kỷ nguyên hậu COVID này, khi học sinh đã được trải nghiệm các mức độ tham gia và hiểu biết khác nhau, dạy học phân hóa đã trở thành một công cụ phổ biến và mạnh mẽ để đảm bảo các học sinh phát triển mạnh về học thuật. Vì các nhà giáo dục tiếp tục đáp ứng các phong cách học tập đa dạng, nhiều nhà giáo dục đang sử dụng các trò chơi trong lớp học như là một cách thú vị và hiệu quả để dạy học phân hóa trong các lớp học của họ.
Dạy học Phân hóa là gì?
Dạy học phân tóa mà một kỹ thuật điều chỉnh để đáp ứng phong cách học, sự sẵn sàng, và sở thích của từng học sinh. Nó thường là việc sử dụng các phương pháp giáo dục khác nhau để truyền đạt thông tin giống nhau đến học sinh phụ thuộc phong cách học của các em. Mục tiêu chính của dạy học phan hóa là để đảm bảo rằng tất cả họ sinh đều tham gia quá trình học tập bằng việc đưa ra các nhiệm vụ được nắn chỉnh để nhất quán với các nhu cầu cụ thể của từng học sinh.
Sau đại dịch COVID-10, cách tiếp cận học tập cá nhân hóa cao hơn đã trở nên phổ biến hơn cách tiếp cận truyền thống một khuôn vừa cho tất cả như vẫn thường được sử dụng trong lớp học. Điều này có thể là do thời gian học tập từ xa hoặc hỗn hợp kéo dài, cho thấy các nhà giáo dục cần phải linh hoạt và thích ứng hơn với nhu cầu của học sinh.
Tại sao các Trò chơi lại là Cách Hiệu Quả để Phân hóa trong Giảng dạy
Có nhiều cách để giáo viên có thể phân hóa trong giảng dạy, bao gồm chia nhóm linh hoạt, các trạm học tập, các bài tập nhiều cấp độ, hoặc cho học sinh chọn từ các lựa chọn hoạt động. Mặc dù những phương pháp này có thể hấp dẫn học sinh thì việc tích hợp các trò chơi trong lớp học có thể là một cách năng động hơn và có tính thương tác cao hơn để hấp dẫn học sinh khi sử dụng học tập phân hóa. Đây là một vài nguyên nhân tại sao lại sử dụng trò chơi trong lớp học lại là một cách tiếp cận hiệu quả.
Cơ hội Học tập có tính Phối hợp
Các trò chơi thường khuyến khích học sinh làm việc cùng nhau, thúc đẩy làm việc nhóm và thiết lập cộng đồng lớp học. Cơ hội học tập có tình phối hợp này cho phép học sinh với các điểm mạnh khác nhau bồi đắp điểm mạnh và các kỹ năng độc đáo của riêng của em dựa trên khả năng của các em.
Đáp ứng các Phong cách Học tập Khác nhau
Các trò chơi có tính hòa nhập và có thể đáp ứng các phong cách học tập khác nhau. Dù học sinh thích các tương tác bằng lời nói hay là các hoạt động trực tiếp dùng tay, các trò chơi đều có thể hỗ trợ các phong cách và các mô hình học tập khác nhau.
Củng cố các Kỹ năng
Các trò chơi đêm đến cho các học sinh một cơ hội để thực hành và củng cố các kỹ năng cụ thể. Bằng việc chơi trò chơi, học sinh cũng cố các kỹ năng này, đảm bảo các em nắm bắt thông tin thông qua sự lặp lại. Điều này đặc biệt có lợi cho bất kỳ học sinh này cần thực hành thêm, hiểu sâu hơn về một bộ môn, hoặc những học sinh cần được thử thách vì các em nắm bắt khái niệm rất nhanh.
Làm Phong phú các Mức độ Phức tạp
Nhiều cho chơi có các độ khó đa dạng, làm học sinh dễ lựa chọn mức độ dựa trên bộ kỹ năng hiện tại của các em. Điều này có thể trao quyền cho học sinh điều chỉnh các trải nghiệm học tập cho phù hợp cũng như thúc đẩy các trải nghiệm học tập cá nhân.
Nguồn Động lực nội tại
Trò chơi khai thác động lực bên trong của học sinh, nơi mà sự tò mò và tính cạnh tranh tự nhiên để đạt được và giành chiến thắng của các em nằm ở đó. Yếu tố cạnh tranh hoặc mong muốn vượt trội hơn các bạn cùng lớp có thể tạo ra trải nghiệm học tập hấp dẫn và thúc đẩy cho học sinh.
Làm thế nào để Phân hóa việc Giảng dạy Sử dụng Trò chơi trong Lớp học?
Việc sử dụng trò chơi trong lớp học có thể là một cách hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng của học sinh của bạn. Đây là một vài mẹo để giúp phân hóa việc giảng dạy sử dụng trò chơi trong lớp học
Điều chỉnh các Nguyên tắc
Điều chỉnh nguyên tắc trò chơi để đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh. Bạn có thể làm điều này bằng việc tạo ra các độ khó khác nhau, nếu chơi trò chơi toàn học, bạn có thể điều chỉnh mức độ phức tạp của bài toán đề phù hợp với các cấp độ kỹ năng khác nhau của từng học sinh. Nếu chơi trò chơi khoa học về sinh học, bạn có thể tùy chỉnh các câu hỏi để bao quát các nhánh của sinh học để cho phép học sinh lựa chọn nhánh nào mà các em muốn tập trung vào. Bạn có thể làm điều tương tự đối với câu hỏi địa lý hoặc các sự kiện lịch sử.
Cho phép Lựa chọn Trò chơi
Việc cung cấp nhiều trò chơi hoặc cho phép học sinh toàn quyền tự chủ không chỉ giúp các em liên kết với các trò chơi khơi dậy sự quan tâm của mình mà còn giúp nuôi dưỡng ý thức sở hữu đối với việc học của học sinh. Ngoài ra, điều này có thể giúp các em duy trì động lực và tham gia vào quá trình học tập. Ví dụ, giả sử học sinh đang học về hệ mặt trời. Một tùy chọn trò chơi có thể là thử thách đố vui dành cho người học nâng cao hơn, một tùy chọn khác có thể là trò chơi cờ về sự thật về hành tinh và một tùy chọn khác có thể là trò chơi thực hành giúp củng cố các khái niệm.
Luân phiên các Trạm Trò chơi
Các trạm trò chơi là một chiến lược hiệu quả để phân hóa giảng dạy sử dụng các trò chơi trong lớp học. Cách tiếp cận này cho phép bạn giải quyết các phong cách học tập đa dạng và đáp ứng các sở thích cá nhân. Ví dụ, các trạm khác nhau có thể tập trung vào các kỹ năng hoặc các khái niệm cụ thể cho phép học sinh di chuyển từ trạm này sang trạm khác dựa vào nhu cầu của các em. Điều này cũng đảm bảo bạn thu hút được tất cả các sở thích học tập.
Cố gắng Chia nhóm Linh hoạt
Việc hia nhóm linh hoạt cho phép điều chỉnh các trải nghiệm học tập phù hợp dựa vào khả năng của từng học sinh. Khi bạn lập nhóm đựa trên các cấp độ khác nhau về khả năng, phong cách, và sở thích, bạn có thể đáp ứng các nhóm cụ thể. Cách tiếp cận này đảm bảo rằng từng học sinh tiếp nhậ được sự giảng dạy có mục tiêu giúp tối đa hóa các trải nghiệm học tập của các em cũng như tối đa hóa các thử thách cho các em. Hơn nữa, sự phối hợp đồng cấp cũng là một lợi ích bổ sung khi mà các em có thể phát huy điểm mạnh của nhau.
Kết hợp Phản ánh và Phản hồi
Việc lồng ghép phản ánh trong quá trình chơi có thể là một chiến lược hiệu quả. Phản ánh trước trò chơi có thể là điểm khởi đầu tốt và giúp thiết lập bối cảnh cho tình hình thông tin hiện tại của học sinh trong khi phản ánh sau trò chơi có thể giúp học sinh hiểu sâu hơn về trò chơi và những gì mình đã học. Phản hồi của bạn bè cũng có thể là một cách hiệu quả để nâng cao việc học vì nó giúp tạo ra một môi trường học tập hỗ trợ, nơi học sinh học hỏi lẫn nhau và có thể chia sẻ các chiến lược khác nhau.
B
ằng cách kết hợp dạy học phân hóa thông qua các trò chơi trong lớp học, bạn đang đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của học sinh và tạo ra một môi trường học tập toàn diện và hấp dẫn. Việc tạo điều kiện cho các trò chơi tương tác cũng có thể giúp truyền đạt tình yêu học tập vượt xa phạm vi lớp học.
Nguồn tham khảo: https://www.teachhub.com/classroom-activities/2020/03/differentiated-instruction-through-classroom-games/