Trẻ lo lắng áp lực khi đi học lớp 1 là tình trạng phổ biến thường gặp và phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu triệu chứng này không giảm sau 1 vài tuần đi học sẽ trở thành bất bình thường, đôi khi trở thành bệnh tật như rối loạn cảm xúc, trầm cảm… cần có sự hỗ trợ chuyên môn.
Vậy trẻ lo lắng khi đi học lớp 1 thì cha mẹ phải làm như thế nào, chúng ta cùng Dewey School tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này ngay bây giờ nhé.
Trẻ lo lắng khi đi học có phải là điều đáng ngại?
Trẻ lo lắng khi đi học trong những ngày đầu tiên là tâm lý bình thường, khi phải thay đổi môi trường mới. Các chuyên gia đã khẳng định, đây là sự lo lắng bình thường của sự phát triển về cảm xúc và hành vi của trẻ.
Khi phải thay đổi môi trường mới, trẻ nhỏ tuổi có thể gặp phải sự lo lắng về việc phải xa rời lớp cũ, gặp bạn bè mới, về trường lớp, thầy cô hay áp lực phải đạt được kết quả mong đợi của cha mẹ… Khi phụ huynh tìm hiểu, nếu nhận thấy con đang gặp phải 1 trong những vấn đề trên đây, khi nghĩ về những khó khăn gặp phải thì đó là dấu hiệu của sự lo lắng khi phải đi học của trẻ.
Trong một số trường hợp khác, trẻ còn có thể gặp phải sự mệt mỏi vì phản ứng với những điều không hay gặp phải trong cuộc sống. Những căng thẳng đến từ bệnh tật, bị bạo lực, hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn do cha mẹ ly hôn, sống thiếu cha hoặc mẹ, những việc gây khó chịu hàng ngày …
Trẻ lo lắng khi đi học có sao không trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các cha mẹ
Thông qua những biểu hiện của trẻ, người lớn có thể nhận thấy tình trạng bé đang lo lắng. Tuy nhiên hãy tìm hiểu nguyên nhân, để xác định đây có phải là điều đáng ngại hay không. Bởi lo lắng hoàn toàn có thể mang lại lợi ích, ví dụ như giữ cho bé có những cảnh giác trước những tình huống xấu hay nguy cơ nguy hiểm. Trong trường hợp này, cần khuyến khích các hành vi tích cực hay cách xử lý phù hợp với những thử thách luôn đặt ra trong cuộc sống.
Tuy nhiên nếu triệu chứng lo âu quá mức thường xuyên, dẫn đến những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và sinh hoạt của trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ.
Ví dụ: Trẻ khó tách khỏi phụ huynh, khi phải đi học luôn khóc lóc, không muốn tham gia bất cứ hoạt động nào tại trường. Hoặc trẻ nhút nhát, hướng nội sau 1 thời gian dài đi học không kết bạn mới, không bắt kịp nhịp học tập của lớp. Trẻ quá lo lắng về thời khóa biểu, bài tập về nhà, lịch học trên lớp dẫn đến lo âu, mệt mỏi, có triệu chứng đau bụng, đêm ngủ không ngon giấc… Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của con, cha mẹ cần tiến hành các biện pháp can thiệp thích hợp, kịp thời.
>>> Cha mẹ tham khảo: Có nên cho trẻ đi học sớm không? Hỏi đáp cùng chuyên gia
Một số lý do khiến trẻ lo lắng khi đi học
Trẻ lo lắng khi đi học có thể do nhiều nguyên nhân đặc biệt là ở giai đoạn chuyển tiếp từ mẫu giáo lên tiểu học. Muốn chuẩn bị cho trẻ một tâm thế tốt để đối mặt với môi trường học mới, phụ huynh nên nắm bắt các đặc điểm tâm lý và những nỗi sợ chi phối con. Dưới đây là tổng hợp những trở ngại có thể dẫn đến sự lo sợ của trẻ:
Trẻ lo lắng khi đi học vì sợ phải xa cha mẹ
Một trong những lý do khiến trẻ lo lắng khi đến trường phổ biến là sợ phải xa cha mẹ. Nỗi sợ hãi này có thể tạo ra những ấn tượng không tốt trong những ngày đầu trẻ đi học lớp 1. Trước đây, khi học mầm non mỗi buổi sáng cô giáo và các bạn bè thân quen sẽ là người đón trẻ.
Nhưng ở môi trường mới, có nhiều quy định nề nếp mới mà trẻ chưa kịp thích nghi, trong khi cha mẹ không có ở bên cạnh. Do đó, con đường tự lập của trẻ trở nên không dễ dàng nhất là với trẻ nhút nhát.
Phải xa rời cha mẹ là nguyên nhân khiến trẻ lo lắng khi đi học
Trẻ có nhiều nỗi sợ vì trường học mới
Giai đoạn từ 5 tuổi trẻ đã biết cảm nhận nỗi lo về những điều được chứng kiến hoặc những vấn đề không hay được nghe từ người khác. Vì vậy, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp trẻ sợ môi trường học mới do vô tình nghe được bạn bè trao đổi, người khác nói chuyện, hoặc trên tivi những thông tin về điều mà bản thân không thích.
Cha mẹ lưu ý, tình trạng trẻ lo lắng khi đi học có thể chỉ là vấn đề đơn giản với người lớn nhưng thường rất đa dạng với trẻ. Con có thể sợ chỉ vì những cảnh xem được trên video về 1 buổi khám bệnh tại phòng y tế của nhà trường, hay cảnh về sự tàn phá của 1 cơn bão ở trường học… khiến trẻ nảy sinh sự sợ hãi nếu phải đến trường học. Sự ám ảnh phổ biến với trẻ bao gồm sợ độ cao, sợ tiêm, sợ vi khuẩn, sợ côn trùng, sợ nước, sợ chó sủa hay chó cắn…
>>> Xem thêm: Làm sao để trẻ lớp 1 thích nghi với môi trường học tập mới?
Trẻ lo lắng khi đi học do tính cách
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến một số trẻ không muốn đi học là do tính cách. Những trẻ sống hướng nội, nhút nhát thường sợ khi phải đến chỗ đông người, ngại đến trường, không muốn tiếp xúc với người lạ, khó để làm quen với bạn mới. Ngoài ra, trẻ có nhận thức kém, khó theo kịp chương trình hay bạn bè cũng thường không muốn đi học.
Trên thực tế còn có trẻ khó thích nghi với môi trường mới, do sự khác biệt về chế độ chăm sóc, điều kiện ăn ở. Những trẻ được gia đình chăm sóc tỉ mỉ, được chiều chuộng, gia đình quá quan tâm cũng khó để thích nghi với hoạt động tại lớp học.
Trẻ muốn trốn tránh đi học
Phụ huynh nên để ý đến hiện tượng trẻ thường xuyên tìm lý do để nghỉ học như kêu mệt, than vãn là đau đầu, đau bụng, làm mất sách vở… Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy việc trẻ lo lắng khi đi học và cố gắng trốn tránh việc đi học, hay điều gì đó ở trường hoặc sợ gặp ai đó trên lớp học.
Chúng ta nên tìm hiểu, chia sẻ cùng con xem có phải đang buồn vì vấn đề nào đó không, hay con bị bạn bè bắt nạt, trêu chọc… Thậm chí, trẻ chỉ trốn tránh do chán nản chương trình môn học nào đó, hoặc chương trình được tổ chức tại trường, tại lớp sắp diễn ra khiến con thấy nhàm chán.
Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý, nếu thực sự trẻ gặp vấn đề về sức khỏe hay các triệu chứng nguy hiểm khác cần đưa con đi khám để loại trừ tình trạng bệnh. Với những biểu hiện của con, phụ huynh nên cố gắng tìm hiểu sự bất thường xảy ra nếu có để tránh trường hợp rủi ro.
Trẻ lo lắng khi đi học vì ám ảnh những điều không thích ở trường
Lo lắng xã hội
Trẻ hoàn toàn có thể lo lắng chỉ vì những mối quan hệ xã hội ngoài gia đình. Đặc biệt nếu những buổi đầu đến trường con có ấn tượng không tốt vì bị bạn bắt nạt, bạn mới chê cười, mâu thuẫn với bạn, giáo viên quá nghiêm khắc… Thậm chí nếu buổi trưa không được ngủ với chăn, gối yêu thích cũng có thể khiến trẻ không thoải mái. Những ấn tượng đầu tiên không tốt đẹp sẽ khiến trẻ trở nên ngại đến trường.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ lo lắng khi đi học?
Cùng với sự háo hức mong chờ đến trường khi vào năm học mới, có những trẻ lại có tâm lý lo sợ khi đến trường ngại học thậm chí là căng thẳng, lo âu quá mức. Lúc nào trẻ rất cần sự hỗ trợ, động viên của cha mẹ để giải quyết vấn đề gặp phải, xóa đi những mối lo của bản thân. Một số mẹo dưới đây có thể là gợi ý hữu ích, mời phụ huynh cùng tham khảo.
Đồng cảm với trẻ
Nhận thấy tình trạng trẻ lo lắng khi đi học thì thay vì chê bai khiến trẻ ngày càng rụt rè, tự ti rất khó để cái thiện sự sợ hãi, cha mẹ hãy đồng cảm cùng con. Hãy thừa nhận với trẻ là ai cũng có nỗi sợ của riêng mình, vì thế con hoàn toàn có thể không cần mặc cảm. Cha mẹ có thể kể cho con về việc mình đã từng lo lắng như thế nào, đối với việc gì ở thời điểm giống trẻ bây giờ. Điều đó sẽ giúp con có cảm giác thoải mái vì được đồng cảm và dễ dàng chia sẻ hơn.
Nếu trẻ cảm thấy không thoải mái vì sự chú ý của cha mẹ, hãy giải thích lý do tại sao chúng ta lại quan tâm đến con như vậy. Nếu trẻ cảm thấy phụ huynh luôn đồng hành, sẵn sàng xuất hiện khi con cần con sẽ cảm thấy an toàn. Cho trẻ biết cha mẹ tôn trọng khả năng, sự cố gắng của con, nên mặc dù con có chậm hơn các bạn nhưng không ai thấy thất vọng cả.
Phụ huynh cần làm gì để con yêu thích trường lớp và việc học
Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ cùng trẻ
Mặc dù cuộc sống của bạn có quá nhiều sự bận rộn, nhưng hãy dành khoảng thời gian chất lượng cho con. Khi thấy dấu hiệu trẻ lo lắng khi đi học, hãy thường xuyên nói chuyện, chia sẻ để kịp thời nhận biết sự thay đổi khác thường của trẻ. Để giúp con có khả năng đối mặt với sự lo lắng, hãy giúp trẻ có thể chủ động át chế nỗi sợ, cung cấp cho cha mẹ những thông tin cần thiết. Từ đó phụ huynh hướng dẫn con cần phải làm như thế nào để không gặp phải nỗi lo này thêm lần nào nữa.
Ví dụ: Khi trẻ bị bạn bắt nạt, con hãy dũng cảm đối mặt và thể hiện quan điểm với bạn đó rằng mình không muốn hành động này tiếp tục diễn ra. Nếu con không thể át chế được bạn hãy tìm đến những người tin cậy như thầy cô giáo để nhờ hỗ trợ ngay lúc đó. Cha mẹ nên cổ vũ con tự tin có thể xử lý tất cả những khó khăn hay tình huống gặp phải trong học tập và cuộc sống.
>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh
Xem xét sự quá tải với việc học của con
Với mong muốn con thành công, đạt kết quả cao trong học tập, nhiều phụ huynh đã đầu tư nhiều thời gian, công sức và chi phí cho việc học thêm của con. Tuy nhiên, khả năng của mỗi trẻ là không giống nhau, và điều này phần nào tạo ra áp lực khiến trẻ lo lắng khi đi học, không muốn đến trường. Chúng ta nên cân nhắc để có lịch học phù hợp cho con.
Một số trẻ thậm chí còn thấy sợ bởi những yêu cầu từ các môn học của thầy cô giáo, các chương trình hoạt động ngoại khóa… Phụ huynh nên cùng con thảo luận để xem xét vấn đề bé có đang bị quá tải không. Nếu con có mong muốn giảm tải như thế nào, hãy hỗ trợ bé sắp xếp để có lựa chọn về thời khóa biểu học tập một cách hợp lý nhất.
Không nên để con quá tải với lịch học của mình
Cân đối giữa học tập và thư giãn
Trẻ cần được cân đối giữa học tập và thư giãn, cần có sự kết hợp để bé luôn có nguồn năng lượng, sự hứng thú và sức khỏe để đạt kết quả tốt. Sau những giờ học căng thẳng, cha mẹ nên cho con tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và vận động để giải tỏa lo lắng. Hãy hướng con đến những hoạt động bổ ích, theo sở thích sẽ giúp trẻ vui vẻ, sớm thoát khỏi sự lo lắng.
Bên cạnh đó, nếu con có băn khoăn về vấn đề nào trong học tập, trước tiên hãy giúp trẻ thư giãn bằng một những câu nói hài hước, chuyện kể vui vẻ hay thông tin tốt đẹp. Khi trẻ thoải mái tư tưởng, trí não sẽ hoạt động tốt hơn, con tự tin để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề cho chính mình.
Tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia
Tương tự người lớn, trẻ cũng có những nỗi lo của riêng mình. Vì vậy chuyện con căng thẳng, sợ trước 1 vấn đề nào đó trong học tập, hay cuộc sống là vấn đề bình thường, là thực tế có thể quản lý được. Tuy nhiên nếu lo lắng đến mất kiểm soát, gây ảnh hưởng cho học tập, sinh hoạt mà phụ huynh không thể giúp trẻ tháo gỡ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia.
Những biểu hiện trẻ lo lắng khi đi học thái quá có thể kẻ đến là: trẻ luôn trong tâm trạng bồn chồn, ăn không ngon hoặc ăn ít, ngủ không sâu và thường xuyên hoảng loạn, trẻ không chịu đi học, không kết bạn, sức khỏe giảm giúp… Nếu những biểu hiện không tốt kéo dài, phụ huynh đên đưa con đến gặp chuyên gia trị liệu tâm lý, bác sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ.
Như vậy việc trẻ lo lắng khi đến trường là trạng thái hoàn toàn bình thường, bởi con cũng có những áp lực và căng thẳng riêng theo lứa tuổi tương tự với người lớn. Có thể những nỗi lo của con với người trường thành là rất đơn giản như khối lượng bài tập cần hoàn thành quá nhiều, giáo viên nghiêm khắc, trường mới không có sân bóng đá… Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan, mà cần chia sẻ, hỗ trợ để trẻ tự tin, chủ động tự vượt qua vấn đề của mình.
Tuy nhiên có những trường hợp sự lo lắng của trẻ trở thành nguyên nhân làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường. Hoặc trẻ quá căng thẳng dẫn đến những triệu chứng thể chất ảnh hưởng đến sự phát triển, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia hỗ trợ trẻ bị lo lắng, áp lực kéo dài
>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của tư vấn tâm lý học đường với học sinh
Nội dung bài viết đã phần nào giải đáp thắc mắc trẻ lo lắng khi đi học lớp 1 phải làm sao của nhiều bậc phụ huynh. Dewey Schools hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích trên hành trình đồng hành cùng con học tập vui khỏe của các gia đình. Mọi vấn đề băn khoăn khác vui lòng liên hệ với chúng tôi, các chuyên gia của Dewey Schools luôn sẵn sàng hỗ trợ,