Tiểu học là ngưỡng cửa học tập hoàn toàn khác biệt so với cấp học trước, các em phải làm quen với hành trình học nghiêm túc, tập trung mới đạt được hiệu quả. Hứng thú có vai trò quan trọng giúp trẻ tích cực tìm tòi, học hỏi, khởi nguồn cho sự sáng tạo và lĩnh hội nhanh kiến thức.
Dưới đây là tổng hợp 9+ tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học, khơi gợi niềm say mê, yêu thích việc học từ The Dewey Schools, chúng ta cùng tham khảo nhé.
Tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học giúp trẻ say mê và yêu thích việc học
Hiện nay, phương pháp giảng truyền thống, dạy học thuyết giảng 1 chiều đã không còn được đánh giá cao về tính hiệu quả. Thay vào đó, giáo viên thường xuyên cập nhật phương pháp giáo dục hiện đại, đa dạng hóa hình thức dạy để tạo ra các giờ học hào hứng, sôi nổi cho học sinh.
Học tập là hành trình lâu dài suốt cuộc đời đối với mỗi người. Đối với học sinh, nhất là các em ở bậc tiểu học rất dễ cảm thấy mệt mỏi, chán nản nếu phải ngồi học tập trung liên tục. Phương pháp tạo hứng thú học tập giúp cơ thể, trí não có thể phục hồi, thư giãn để đạt được kết quả học tối ưu nhất.
Nguyên tắc tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học xuất phát từ một số luận điểm cơ bản:
- Học sinh biết tự học, tự rèn luyện kỹ năng, tự hoàn thiện kiến thức mới là hiệu quả thực sự của việc dạy học.
- Nhiệm vụ quan trọng nhất nhưng cũng là nhiệm vụ khó khăn đối với giáo viên là làm sao để học sinh thích học, chủ động học
- Học sinh cảm thấy việc học hỏi để biết thêm kiến thức trong mỗi bài học, mỗi môn học là điều thú vị, bổ ích từ 1 góc nhìn cuộc sống
Như vậy, cách tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tiểu học thực chất là truyền cảm hứng, đánh thức khả năng tự học của trẻ. Người học sẽ trở nên tự giác, tích cực học hỏi nếu tự cảm nhận được giá trị chân thực mà tri thức mang lại. Khi hứng thú học tập nảy sinh cần được nuôi dưỡng, duy trì và phát triển để phát huy hết tác dụng. Cùng Dewey School tham khảo một số cách hiệu quả để tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong nội dung tiếp theo nhé.
Giúp trẻ nhận thức được lợi ích của việc học
Nhận thức được lợi ích của việc học là một trong những vấn đề hàng đầu cần được chú trọng trong quá trình tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học. Để trẻ nhận thức lợi ích của việc học, chúng ta cần chỉ ra những thứ cần thiết, có giá trị, có sức hấp dẫn mà việc học mang lại cho học sinh. Từ đó hình thành cho trẻ nhận thực của việc học tập một cách thiết thực, tích cực.
Ví dụ: Ngay từ những ngày đầu trẻ chuyển lên bậc tiểu học, chúng ta có thể chỉ ra cho trẻ việc con biết chữ sẽ mang lại những lợi ích thú vị như thế nào. Trẻ có thể đọc truyện, viết thư, tự viết tên của mình, tự xem hướng dẫn chơi trò chơi… Biết đọc và biết viết sẽ mở ra một thế giới kỳ diệu cho con tha hồ khám phá, trải nghiệm.
Trẻ cũng cần nhận thức được lợi ích của từng giờ học, môn học hay nội dung học nào đó. Từ đó kích thích sự tò mò, tìm hiểu, tìm cách giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu bài đã đặt ra. Đây là cách giúp trẻ tiểu học luôn cảm thấy hứng thú, chủ động và mong muốn học tập, nâng cao hiểu biết, nhận thức của bản thân.
Ví dụ: Với bài học cụ thể, chúng ta cần giúp học sinh nhận ra tính lợi ích của việc có hay không có kiến thức như nếu con không biết chữ mà các bạn biết chữ sẽ như thế nào. Hoặc khi học môn Tiếng Việt, chúng ta có thể đưa ra một từ với nhiều nghĩa khác nhau, đưa vào tình huống cụ thể yêu cầu trẻ suy luận để tìm ra nghĩa của từ đó. Khi trẻ phải vận dụng các giác quan để tìm hiểu vấn đề sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học và giúp các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
Hãy giúp trẻ nhận tích được lợi ích của việc học để học tập chủ động
>>> Tham khảo: 10 cách rèn kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học đạt hiệu quả cao
Xây dựng nội dung bài học hấp dẫn
Để tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học, chúng ta còn có thể bắt đầu từ việc xây dựng nội dung bài học hấp dẫn. Dựa trên tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục, giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học để thiết kế bài dạy sinh động, kích thích sự qua tâm, chú ý từ học sinh. Mỗi bài giảng nên có sự liên hệ thực tế, không nên quá chú trọng lý thuyết một cách máy móc để trẻ cảm thấy nội dung gần gũi, dễ hiểu, dễ tiếp thu.
Nội dung dạy học được chia thành nhiều cấp độ, giáo viên có thể chọn cách tác động vào phần phù hợp với sở thích, lứa tuổi và nhận thức của trẻ. Nên hướng dẫn trẻ tìm hiểu nội dung kiến thức từ dễ đến khó để các em dễ tiếp thu, tránh tình trạng bài quá khó mà chán nản hay sợ học. Khi bài học trở nên sinh động sẽ giúp trẻ ghi nhớ, lĩnh hội nhanh phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Đa dạng các hình thức giảng dạy
Hứng thú học tập của học sinh còn được hình thành và phát triển thông qua việc đa dạng các hình thức giảng dạy. Hình thức dạy học phù hợp với sở thích của trẻ tiểu học có thể kể đến là các trò chơi học tập, tổ chức dạy học theo nhóm hay dạy học ngoài trời…
Đa dạng hình thức giảng dạy phù hợp với sở thích của học sinh tiểu học
Trò chơi học tập
Học sinh tiểu học rất hào hứng với hình thức tổ chức dạy học học mà chơi, chơi mà học. Thực tế đã chứng minh, những giờ học có tổ chức trò chơi học tập luôn tạo được không khí vui nhộn, thoải mái và kích thích trí tưởng tượng, sự hứng thú, sự phát triển trí tuệ của các em. Vì vậy, để tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học thì giáo viên có thể thiết kế bài giảng với những trò chơi có liên quan đến bài học.
Ví dụ: Áp dụng các trò chơi củng cố kiến thức vào cuối giờ, kiểm tra kiến thức vào đầu giờ. Bài học học về các địa danh của Việt Nam, chia lớp thành các đội lần lượt lên bảng viết tên một địa danh, đội nào kể tên được nhiều hơn thắng cuộc.
Một hoạt động dạy học theo dạng trò chơi được đánh giá cao về tính hiệu quả khi dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học là sắm vai. Học sinh sẽ sắm 1 vai giao tiếp nào đó để thể hiện lại một cách sinh động nội dung học tập. Các chi tiết ngộ nghĩnh, hài hước từ các diễn viên sẽ phát huy tác dụng học tập, ghi nhớ kiến thức tốt. Hình thức sắm vai phát huy tác dụng trong các giờ thực hành giao tiếp, rèn luyện kỹ năng nói, phát triển ngôn ngữ…
Xem thêm:
- Phương pháp học thông qua chơi giúp trẻ hứng thú học tập
- Phương pháp dạy vừa học vừa chơi giúp trẻ học tập hiệu quả
Dạy học ngoài trời
Tổ chức dạy học ngoài trời là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Phương pháp đã tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học, giúp các em tìm hiểu thêm nhiều kiến thức, kỹ năng và ứng dụng vào thực tế. Hình thức dạy học còn giúp trẻ phát triển năng lực giao tiếp, là kỹ năng cần thiết cho tất cả các môn học và trong cuộc sống.
Khi tổ chức dạy học ngoài trời, học sinh có điều kiện gần gũi, tìm tòi và khám phá thiên nhiên, tham gia các trò chơi… tạo hứng thú và tích cực học tập. Khi được tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng, trẻ ghi nhớ tốt hơn khi tham gia các hoạt động tri giác gián tiếp thông qua các phương tiện dạy học.
Khi được học trong điều kiện ngoài trời, học sinh hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống xung quanh. Đây còn là cơ hội để trẻ bộc lộ năng khiếu, cá tính, khám phá sở trường và hình thành các thói quen tốt như học hỏi lẫn nhau, tương trợ, hợp tác…
Dạy học ngoài trời giúp học sinh hứng thú tìm hiểu kiến thức, kỹ năng
Học theo nhóm
Tổ chức hoạt động học theo nhóm tạo được tính liên kết, hợp tác của nhiều thành viên, rèn luyện cho các em khả năng tập trung, kỹ năng làm việc nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Khi hoạt động học theo nhóm được tổ chức khoa học sẽ phát huy năng lực, sự sáng tạo, sở trường, kỹ năng hợp tác của các em học sinh là thành viên trong nhóm.
Học theo nhóm là biện pháp tạo nên môi trường giao tiếp thuận lợi, tự nhiên. Các học sinh học được cách giao tiếp, chia sẻ, trao đổi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình cũng như học tập từ người khác. Nhóm học tập không chỉ tạo nên sự hứng thú mà còn giúp các em có góc nhìn đa chiều về vấn đề được thảo luận.
Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực
Để học sinh luôn có cảm giác vui vẻ, hứng thú khi đến trường thì giáo viên là người đóng vai trò quan trọng nhất trên hành trình này. Bên cạnh việc chú trọng các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, để tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học thì thầy cô cần thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với học sinh thông qua môi trường thân thiện, tích cực.
Khi học sinh cảm nhận bầu không khí thân ái, thoải mái các em và giáo viên đều cảm nhận được sự hạnh phúc, mong chờ được đến lớp, đến trường. Như vậy, thầy cô giáo không chỉ là người giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn cần truyền niềm đam mê, sở thích để học sinh yêu thích việc học. Đừng để các em phải đối mặt với sự la mắng, khiển trách làm hình thành sự sợ hãi, hãy đối xử với các em bằng sự thấu hiểu, chia sẻ. Đây chính là môi trường học giúp trẻ luôn cảm thấy chủ động, tự tin và học tập hiệu quả.
>>> Xem ngay cách xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực TẠI ĐÂY
Trưng bày các sản phẩm học tập của học sinh
Tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học bằng cách trình bày các sản phẩm của các em
Học sinh tiểu học rất yêu thích được công nhận thành tích học tập của mình. Hoạt động trưng bày các sản phẩm học tập thúc đẩy trẻ hoàn thành tốt hơn những nhiệm vụ được giao. Nắm bắt được tâm lý này, giáo viên có thể tổ chức thi đua giữa các cá nhân, tổ/ nhóm với yêu cầu, hình thức tổ chức thực hiện và khen thưởng đi kèm. Đặc biệt hãy tạo điều kiện cho trẻ tự trải nghiệm, tự tìm hiểu kiến thức để kết quả đạt được cao hơn.
Ví dụ: Tổ chức cho học sinh làm sản phẩm học tập về bộ môn lịch sử với hình thức tranh vẽ, bản đồ, sơ đồ, tập tài liệu… Hoạt động này không chỉ khiến học sinh thích thú, đầu tư công sức, tâm huyết để hoàn thành một cách chỉn chu các sản phẩm của mình. Thông qua dây, người học còn có cơ hội học tập, rèn luyện, phát triển được nhiều kỹ năng cần thiết như chọn lọc thông tin, làm việc nhóm, tìm tòi sáng tạo…
Kết hợp việc trưng bày sản phẩm, thầy cô nên có cách đánh giá để tìm ra sản phẩm tốt nhất. Chúng ta nên chọn các phần thưởng có giá trị tượng trưng với mục tiêu để động viên tinh thần, thúc đẩy sự hứng thú như nhận xét động viên, lời nói, phần thưởng nhỏ phù hợp sở thích…
Cân bằng giữa việc học và chơi của trẻ
Hành trình học tập của trẻ luôn yêu cầu sự tập trung, nghiêm túc nên nếu phải học tập quá nhiều liên tục các em dễ gặp phải áp lực. Cân bằng giữa học và chơi chính là cách tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học, giúp trẻ luôn vui khỏe, quản lý sự căng thẳng. Sau thời gian học tập căng thẳng trẻ cần được nghỉ ngơi và giải trí, nhưng cần rời khỏi hoạt động yêu thích và quay trở lại việc học đúng theo lịch trình đã định.
Hãy cùng trẻ thiết lập thời gian biểu cân đối cho lịch trình học tập và vui chơi để đảm bảo có đủ thời gian vừa học, vừa tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện thể dục thể thao và nghỉ ngơi. Như vậy, trẻ không chỉ học tập hiệu quả mà còn phát triển sở thích cá nhân, nâng cao sức khỏe, gia tăng năng lượng, tạo sự hứng khởi.
Đối với trẻ tiểu học có thể chọn cho các hoạt động học mà chơi, chơi mà học như giải đố, hát các bài hát về văn học, toán học… Hoạt động này hỗ trợ trẻ phát triển tư duy, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, rèn luyện sự tập trung, khuyến khích học tập sáng tạo. Tuy nhiên chúng ra nên hướng dẫn học sinh cách tự quản lý thời gian, đảm bảo các mục tiêu học tập đã đặt ra.
Để trẻ học tập hiệu quả cần cân bằng thời lượng học tập và chơi của các em
Thúc đẩy cảm xúc tích cực ở trẻ
Thúc đẩy cảm xúc tích cực cho học sinh là cách tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học tốt nhất, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1. Giáo viên có thể chỉ dùng lời nói, ánh mắt hay cử chỉ thân thiện khi giao tiếp, khi lên lớp sẽ giúp trẻ có cảm giác thoải mái, được yêu thương và dễ trình bày mọi vấn đề khi trao đổi hay phát biểu trong giờ học. Khi các em trả lời tốt câu hỏi, thảo luận tích cực… thầy cô biểu dương kịp thời sẽ khiến các em tự tin và hào hứng.
Thầy cô cũng nên chuẩn bị một tâm thế giảng dạy bằng cả tâm huyết, sự say sưa, sôi nổi và nhiệt huyết để “truyền lửa” cho học sinh. Cho dù gặp phải bất cứ vấn đề gì hay lý do nào chúng ta cũng không được gây ra sự căng thẳng cho học sinh. Hãy giữ không khí thoải mái, tạo ra sự thú vị trong giờ học để trẻ luôn hứng thú, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
Cảm xúc tích cực chính là yếu tố quan trọng giúp cho học sinh cảm thấy yêu thích việc học. Học tập không chỉ vì những lợi ích của việc học mang lại, biểu hiện của hứng thú học tập là các em sẽ cảm thấy hạnh phúc trong chính quá trình học của mình.
>>> Tìm hiểu thêm: Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc cho học sinh
Thay đổi không gian lớp học
Không gian lớp học cũng là 1 yếu tố làm nên sự hứng thú học tập của học sinh tiểu học. Nếu ngày ngày các em học tập tại lớp học gò bó, bí bách chỉ với bàn ghế sắp xếp cố định, chắc chắn sẽ không cảm thấy thoải mái.
Hiện nay, tại các trường tiểu học dạy học theo mô hình VNEN, lớp học được sắp xếp hoạt động theo nhóm nên tạo điều kiện thay đổi không gian. Môi trường học tập với nhiều biến đổi sẽ phát huy tính tích cực, chủ động và sự hứng thú của học sinh. Ngoài ra, nếu kết hợp với việc xanh hóa khi trang trí lớp sẽ khiến không gian trở nên thân thiện, học sinh đến trường với tâm thế thoải mái, phấn khởi sẵn sàng đón nhận các giờ học và học tập tốt hơn.
Thay đổi không gian lớp học sẽ phát huy tính tích cực và sự hứng thú của học sinh
Động viên thay vì chỉ trích trẻ khi làm sai
Hành trình học tập của học sinh tiểu học có thể gặp nhiều khó khăn khi phải làm quen với môi trường, phương pháp, quy định mới mẻ. Do đó các em không thể tránh khỏi việc mắc lỗi, gặp sai lầm, trả lời không đúng hay học mà chưa hiểu bài. Tuy nhiên thay vì chỉ trích hãy động viên để các em không bị sợ hãi, lo lắng hay xấu hổ với bạn bè.
Thầy cô nên đưa ra những lời nhận xét hài hước khi học sinh trả lời sai hay phân tích giúp trẻ nhận ra việc làm không đúng. Hãy tạo ra không khí dân chủ, khiến trẻ cảm nhận mình được lắng nghe, tôn trọng ý kiến để trẻ hứng thú học tập, khích lệ tinh thần chủ động, tự giác trình bày ý kiến của bản thân. Lúc này các giờ học đối với các em luôn là thời gian sôi nổi, không còn áp lực và trôi qua nhẹ nhàng.
Với chương trình học tập tại trường, kết hợp với việc học thêm, học các trung tâm… trẻ phải đối mặt với lịch học khá dày đặc. Vì vậy các em dễ gặp phải tâm trạng mệt mỏi, sự căng thẳng uể oải. Việc tạo hứng thú là vô cùng cần thiết để giải tỏa áp lực, tạo sự say mê, hào hứng với từng bài học. The Dewey Schools hy vọng 9+ cách tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trên đây sẽ là thông tin hữu ích cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật những kiến thức mới nhất nhé.